Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ đội ngũ VCHC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí đội ngũ viên chức hành chính trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 105 - 108)

3.2.6.1. Mục đích của biện pháp

Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ đội ngũ VCHC là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả thực hiện công việc của VCHC, đảm bảo các điều kiện hỗ trợ đội ngũ VCHC nhằm làm tăng sự cống hiến, gắn bó của đội ngũ VCHC với

nhà trường cũng như quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo và phát triển của Trường ĐHSP TP. HCM.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ cho đội ngũ VCHC là bảo đảm về cơ sở vật chất như phòng làm việc, bàn, ghế, điện thoại, máy vi tính… và các văn phòng phẩm khác phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đội ngũ VCHC và việc thực hiện các chế độ, chính sách của nhà trường đối với viên chức nhằm tạo ra động lực lao động tốt nhất thông qua việc giải quyết các lợi ích vật chất và tinh thần cho đội ngũ viên chức.

Cách thức của biện pháp bao gồm:

Ban hành các quy định, thực hiện các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với

VCHC

Nhà trường cần ban hành các quy định về chính sách, chế độ cho đội ngũ VCHC và phải thực hiện các chế độ, chính sách công bằng, theo đúng quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước và pháp luật về tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng, … giúp họ nhận thức được vai trò của họ và tìm được niềm vui trong công việc, tự hào về đơn vị, nhà trường, mong muốn được làm việc và cống hiến cho nhà trường. Các quy định này được triển khai đến từng VHCH trong đơn vị để nó nắm được và thực hiện phấn đấu.

Điều chỉnh lương tăng thêm dựa vào kết quả đánh giá VCHC

Lợi ích kinh tế vẫn là động lực quan trọng nhất đối với việc kích thích tính tích cực lao động của VCHC hiện nay. Thực tế chỉ cho thấy, khi cuộc sống của viên chức ổn định thì họ mới toàn tâm, toàn ý làm việc tận tuỵ, nâng cao tinh thần trách nhiệm và có hiệu quả. Thu nhập cá nhân cho VCHC là vấn đề nhạy cảm có tác động làm lay động tâm tư, tình cảm, tư tưởng của họ. Do đó, cần phải tính toán giữa việc giảm biên chế, chi trả lương cho VCHC sao cho nguồn ngân sách của Trường có thể đáp ứng được và mức lương của VCHC phải đạt ở mức trung bình khá của xã hội thì mới có thể yêu cầu cao về tính tích cực lao động của họ được.

Hệ thống lương tăng thêm phải đảm bảo sự công bằng tương xứng với giá trị công việc và căn cứ vào kết quả thực hiện công việc và có sự phù hợp với từng viên

chức. Phòng Kế hoạch –Tài chính của Trường là đơn vị tham mưu cho Ban Giám hiệu và các đơn vị trong Trường để điều chỉnh về lương tăng thêm cho VCHC theo vị trí việc làm mà Trường sẽ ban hành.

Tạo cơ hội, điều kiện cho VCHC phát triển năng lực nghề nghiệp

Trong Trường ĐHSP TP. HCM, nhìn chung việc tạo điều kiện phát triển năng

lực nghề nghiệp cho đội ngũ VCHC chưa được quan tâm đúng mức, chưa xây dựng được kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ VCHC phù hợp với năng lực, nhu cầu cá nhân và nhu cầu phát triển của đơn vị. Đặc biệt, đối với VCHC trẻ, cơ hội phát triển năng lực nghề nghiệp là mối quan tâm hàng đầu khi họ làm việc trong nhà trường. Tạo cơ hội, điều kiện cho VCHC phát triển là phải tạo điều kiện cho họ tham gia các khóa đào tạo. Vì việc bồi dưỡng thường xuyên chính là nhằm phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng cho VCHC, giúp họ cập nhật các kiến thức mới để phát triển năng lực nghề nghiệp của mình. Bồi dưỡng, đào tạo để tạo cơ hội và tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cho VCHC phát triển năng lực nghề nghiệp của mình. Bên cạnh đó, CBQL giao các công việc mới, nhiều khó khăn, thử thách cho VCHC và hỗ trợ khi cần thiết. Đó là một trong điều kiện tạo cơ hội thăng tiến cho VCHC.

Thực hiện công bằng, dân chủ trong thi đua khen thưởng

Công tác khen thưởng phải được thực hiện dân chủ, công bằng thông qua nhiều hình thức. Tránh tình trạng đơn vị bình xét thi đua theo phương châm xét danh hiệu, tiêu chuẩn cao nhất cho lãnh đạo rồi sau đó mới đến cấp dưới. Việc xét khen thưởng như trên đã không khách quan vì thiếu cân nhắc, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cấp trên và cấp dưới.

Đảm bảo các điều kiện về CSVC, điều kiện làm việc cho VCHC

Trưởng các đơn vị có chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, truyền thông, cơ sở vật chất cần thiết để nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc, học tập, nghiên cứu của đội ngũ VCHC. Phải bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất như phòng làm việc, bàn, ghế, điện thoại, máy vi tính… và các văn phòng phẩm khác phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đội ngũ VCHC.

Xây dựng môi trường làm việc tích cực, thân thiện trong đơn vị

Trưởng các đơn vị và các bộ phận chức năng trong nhà trường phải xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường. Đó là môi trường làm việc thuận lợi, mối quan hệ tốt đẹp trong nhà trường, môi trường văn hóa từ cách ứng xử đến các điều kiện cảnh quan. Môi trường làm việc văn minh, tôn trọng, tin cậy, thân thiện, dân chủ, bình đẳng, công bằng, khách quan trong đánh giá, sử dụng và đãi ngộ theo chất lượng, số lượng sản phẩm đầu ra để thúc đẩy sáng tạo, phát huy tối đa khả năng đóng góp của đội ngũ VCHC của đơn vị để đạt mục tiêu, sản phẩm và sự phát triển bền vững của nhà trường.

Hỗ trợ, động viên những viên chức gặp khó khăn trong công việc và cuộc

sống

Văn phòng công đoàn Trường là đơn vị luôn sâu sát đời sống của cán bộ, viên chức của Trường. Công đoàn Trường cần có những chính sách hỗ trợ viên chức gặp khó khăn bằng cách bỏ heo tiết kiệm và cho vay vốn đối với những VCHC gặp hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức những đêm nhạc thiện nguyện để quyên góp hỗ trợ cho viên chức mắc bệnh hiểm nghèo hoặc những viên chức có hoàn cảnh gặp khó khăn trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí đội ngũ viên chức hành chính trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 105 - 108)