Đổi mới hoạt động đánh giá, phân loại đội ngũ VCHC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí đội ngũ viên chức hành chính trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 102 - 105)

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Mục đích của việc đổi mới hoạt động đánh giá, phân loại VCHC là làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với đội ngũ VCHC. Việc đánh giá ý nghĩa quan trọng trong việc xem xét khả năng và mức độ hoàn thành công việc của từng VCHC. Tuy nhiên, hiện nay việc đánh giá còn mang tính hình thức, chưa chú ý đúng mức đến hiệu quả, hiệu suất của công việc. Do vậy, việc đánh giá hằng năm phải căn cứ vào kết quả, hiệu quả công tác của đội ngũ VCHC coi đó là thước đo chính để đánh giá phẩm chất, trình độ, năng lực của VCHC. Việc đánh giá phải bảo đảm dân chủ, công khai, công bằng, khuyến khích cá nhân không ngừng phấn đấu vươn lên; đào tạo, bồi dưỡng hoặc buộc thôi việc đối với những cá nhân năng lực yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Trên cơ sở Bảng mô tả công việc, Bảng tiêu chuẩn vị trí việc làm của VCHC trong trường đại học; Luật Viên chức; trình tự, thủ tục đánh giá VCHC hàng năm

được quy định tại Khoản 2, Điều 37, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP (Chính phủ, 2012).

Cách thức thực hiện biện pháp gồm:

Xác định quy trình đánh giá VCHC theo tiêu chuẩn thực hiện công việc và

vị trí việc làm

Trường ĐHSP TP. HCM đang thực hiện quy trình đánh giá viên chức theo Qui chế Đánh giá và Phân loại công chức, viên chức ban hành theo Quyết định số 2151/QĐ-ĐHSP ngày 18/9/2015 của Hiệu trưởng Trường ĐHSP. TPHCM.

Bước 1: VCHC làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao.

Bước 2: VCHC trình bày báo cáo tự đánh giá tại cuộc họp của đơn vị để mọi người đóng góp ý kiến. Các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp. Bước 3: Trưởng đơn vị hoặc người có thẩm quyền đánh giá VCHC tham khảo ý kiến tham gia góp ý quyết định đánh giá, phân loại viên chức và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại viên chức trước Hiệu trưởng.

Tuy nhiên, khi mà chưa có vị trí việc làm, bản mô tả công việc cho mỗi VCHC thì việc đánh giá vẫn còn chung chung qua các bước.

Khi trường đã xây dựng được vị trí việc làm cho VCHC trong từng đơn vị thì việc đánh giá cũng trải qua 3 bước như trên nhưng đánh giá theo tiêu chuẩn thực hiện công việc và vị trí việc làm và thêm một bước đánh giá thông qua khảo sát ý

kiến của người học, giảng viên và các đối tượng mà VCHC đang phục vụ.

Xây dựng nội dung đánh giá về trình độ, năng lực, đạo đức nghề nghiệp,

phù hợp với vị trí việc làm

Nội dung đánh giá VCHC được Trường ĐHSP TPHCM áp dụng theo Qui chế Đánh giá và Phân loại công chức, viên chức ban hành theo Quyết định số 2151/QĐ- ĐHSP ngày 18/9/2015 của Hiệu trưởng Trường ĐHSP. TPHCM. Theo đó, các nội dung đánh giá dựa vào: Kết quả thực hiện công việc được giao và về phẩm chất tư tưởng, đạo đức, lối sống. Vì Trường chưa có triển khai đề án vị trí việc làm và bản mô tả công việc nên việc đánh giá còn chung chung.

Nhà trường phải xây dựng các tiêu chí đánh giá về trình độ, năng lực, đạo đức nghề nghiệp của VCHC phù hợp với vị trí việc làm, được thể hiện trong bản mô tả công việc của từng cá nhân VCHC một cách rõ ràng, cụ thể.

+ Trình độ, năng lực: là những kiến thức, kỹ năng về một lĩnh vực chuyên môn cụ thể cần thiết để giúp đội ngũ VCHC thực hiện tốt công việc theo từng vị trí việc làm, thể hiện được kiến thức và kỹ năng cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực công tác và được mô tả trong bản mô tả công việc của VCHC.

+ Đạo đức nghề nghiệp: là nhận thức, tư tưởng chính trị, quán triệt, cụ thể hóa và việc chấp hành chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tinh thần học tập nâng cao trình độ về mọi mặt: chính trị, chuyên môn, ngoại ngữ, tin học; Tinh thần trách nhiệm, trung thực trong công tác, tinh thần và thái độ phục vụ; Ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết, hợp tác, phối hợp trong công việc; Tinh thần phê bình và tự phê bình, thái độ chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác.

Lựa chọn hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện

công việc của viên chức thường xuyên

Kết hợp đánh giá trong nội bộ và đánh giá từ bên ngoài đối với một số vị trí, chức danh nhất định. Tự đánh giá, tập thể đánh giá và lãnh đạo đơn vị đánh giá. Ngoài ra cần tham khảo các nhận xét, góp ý của các cá nhân, đơn vị liên quan đến công tác của VCHC. Những VCHC đảm nhiệm các vị trí công tác hay tiếp xúc, làm việc với học sinh sinh viên, công dân, có quan hệ hợp tác với các đơn vị, cơ quan khác thì việc lấy ý kiến nhận xét, đánh giá từ bên ngoài về thái độ, hành vi ứng xử, về chất lượng phối hợp, về việc bảo đảm quy trình làm việc, về mức độ thoả mãn... là rất có giá trị. Kết quả đánh giá cần được phân tích, sử dụng làm cơ sở để lựa chọn, sàng lọc, luân chuyển, quy hoạch, định hướng phát triển đội ngũ VCHC của Trường.

Trường chỉ đánh giá vào cuối mỗi năm học nhưng theo Tôi việc đánh giá được thực hiện hàng năm; khi kết thúc thời gian tập sự; trước khi ký tiếp hợp đồng làm việc; thay đổi vị trí việc làm của VCHC thì mới đạt hiệu quả.

Tổ chức đánh giá trên cơ sở Bảng mô tả công việc, Bảng tiêu chuẩn vị trí việc làm

Đối với từng vị trí, chức danh, phải có bản mô tả công việc bao gồm các yêu cầu, tiêu chuẩn về trình độ, năng lực; về những nhiệm vụ quan trọng; về khối lượng, sản phẩm công việc; về quy trình xử lí công việc, trách nhiệm báo cáo giải trình; ... đồng thời, phải xây dựng được các tiêu chí giúp định lượng được tiến độ, mức độ hoàn thành nhiệm vụ, so sánh được kết quả công tác giữa các vị trí, cho thấy được khả năng sáng tạo, chủ động giải quyết công việc theo tình huống của từng cá nhân cũng như phản ánh được năng lực phối hợp công tác, làm việc theo nhóm.

Có hình thức khen thưởng và xử lí kịp thời đối với VCHC sau hoạt động

kiểm tra

Sau khi thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá VCHC, nhà trường cần có những chế độ khen thưởng cũng như hình thức kỷ luật kịp thời đối với VCHC.

Đối với VCHC hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ cần được khen thưởng trước tập thể đơn vị, trước nhà trường và có chế độ khen thưởng bằng các chế độ vật chất và tinh thần cho VCHC.

Đối với VCHC không hoàn thành nhiệm vụ trong 3 năm liền thì buộc thôi việc.

Sử dụng kết quả đánh giá phân loại để sàng lọc đội ngũ VCHC

Kết quả đánh giá cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, quy hoạch phát triển VCHC, là đầu vào quan trọng cho công tác quản lí nhân sự, giúp bố trí, sử dụng VCHC đúng chỗ, đúng lúc, đúng năng lực sở trường, giúp đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt theo quy hoạch, kế hoạch và giúp đãi ngộ, khen thưởng hợp lí.

Trên cơ sở kết quả đánh giá để bố trí công việc cho VCHC và kể cả buộc thôi việc đối với VCHC liên tục không hoàn thành nhiệm vụ trong 3 năm liền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí đội ngũ viên chức hành chính trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 102 - 105)