Cơ sở và nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí đội ngũ viên chức hành chính trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 86)

3.1.1. Cơ sở đề xuất biện pháp

3.1.1.1. Cơ sở pháp lí

Các biện pháp quản lí đề xuất phải tuân thủ pháp luật hiện hành, đảm bảo theo các quy chế, quy định của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các văn bản quy định của Nhà trường. Hệ thống các cơ sở pháp lí thể hiện qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã căn cứ trên các cơ sở pháp lí sau:

Luật Viên chức 2010;

Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lí viên chức; Nghị định 41/2012/NĐ-CP quy định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập;

Thông tư 12/2012/TT-BNV quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức;

Thông tư 15/2012/TT-BNV hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức;

Thông tư 16/2012/TT-BNV về Quy chế thi, xét tuyển viên chức; Quy chế thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức và Nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức;

Thông tư 19/2014/TT-BNV quy định, hướng dẫn công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức;

Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức;

Quyết định số 1849/QĐ-ĐHSP ngày 15/9/2014 của Hiệu trưởng Trường ĐHSP TP. HCM ban hành Quy chế tuyển dụng, kí kết hợp đồng làm việc đối với viên chức;

Quyết định số 2151/QĐ-ĐHSP ngày 18/9/2015 của Hiệu trưởng Trường ĐHSP TP. HCM ban hành Quy chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức;

3.1.1.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn

Dựa trên cơ sở lí luận về đội ngũ VCHC và quản lí đội ngũ VCHC tại Trường ĐHSP TP. HCM đã trình bày trong Chương 1 và kết quả khảo sát thực trạng quản lí đội ngũ VCHC ở Chương 2, đây là cơ sở lí luận và thực tiễn mà chúng tôi căn cứ để đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lí đội ngũ VCHC tại Trường ĐHSP TP. HCM.

3.1.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.2.1. Đảm bảo tính hệ thống

Tuy mỗi biện pháp có nội dung khác nhau nhưng đều có chung mục tiêu là quản lí có hiệu quả đội ngũ VCHC, được xác định trên cơ sở trục cốt lõi chung là phát triển nguồn nhân lực (quy hoạch, tuyển dụng – sử dụng, đào tạo – bồi dưỡng, đánh giá, tạo môi trường – điều kiện làm việc). Vì vậy, giữa các biện pháp luôn có mối liên hệ với nhau, bổ sung cho nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Mỗi biện pháp giải quyết một vấn đề và tạo thành một bộ phận của giải pháp tổng thể. Các biện pháp được đề xuất phải có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau, tác động một cách đồng bộ đến quá trình quản lí.

3.1.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Biện pháp phát triển đội ngũ VCHC phải xuất phát từ thực trạng đội ngũ VCHC và công tác quản lí đội ngũ VCHC ở Trường ĐHSP TP. HCM trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát thực trạng ở trên. Nội dung của các biện pháp nhằm vào việc khắc phục được những mặt tồn tại, hạn chế về năng lực thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ này trong nhà trường.

3.1.2.3. Đảm bảo tính hiệu quả

Biện pháp quản lí đội ngũ VCHC phải tuân thủ các quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, của ngành giáo dục và các điều kiện, năng lực thực tế về tài chính, kỹ thuật chuyên môn, tổ chức quản lí của mỗi nhà trường trong bối cảnh của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế để đảm bảo tính khả thi và thực hiện có hiệu quả.

3.2.Một số biện pháp quản lí đội ngũ VCHC tại Trường ĐHSP TP. HCM. 3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò, nhiệm vụ và phát triển năng lực nghề 3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò, nhiệm vụ và phát triển năng lực nghề

nghiệp của VCHC

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Nhận thức có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động của con người. Nhận thức có khả năng chi phối đến hành động của con người. Vì vậy, nâng cao nhận thức hướng con người có nhận thức đúng và hành động phù hợp hơn. Nâng cao nhận thức của CBQL và VCHC về vai trò nhiệm vụ và phát triển năng lực nghề nghiệp nhằm giúp đội ngũ VCHC ý thức được trách nhiệm của mình, chủ động và sáng tạo trong công việc, có nhận thức họ sẽ biết vai trò của mình ảnh hưởng đến sự phát triển của nhà trường để từ đó họ có ý thức học tập để phát triển nghề nghiệp của mình.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Nội dung của biện pháp này là nâng cao nhận thức của CBQL và VCHC về vai trò, nhiệm vụ của mình, ý thức được trách nhiệm của mình để chủ động trong công việc, tổ chức thực hiện công việc, tự kiểm tra và đánh giá được công việc của mình để phát huy năng lực nghề nghiệp một cách có hiệu quả. CBQL xây dựng niềm tin cho đội ngũ VCHC, phải làm cho họ thấy được vai trò quan trọng của mình trong sự phát triển của nhà trường để từ đó giúp VCHC chủ động nhận thức được vai trò, nhiệm vụ của mình mà phát huy hết khả năng trong công việc.

Cách thức thực hiện biện pháp gồm:

Tuyên truyền về tầm quan trọng của đội ngũ VCHC

Thông qua các buổi họp giao ban, các hội nghị cán bộ viên chức, sinh hoạt chi bộ họp các đơn vị… CBQL cần phải tuyên truyền và làm rõ vai trò của đội ngũ VCHC trong trường đại học. CBQL phải cho VCHC biết được ảnh hưởng của VCHC đến hoạt động dạy và học trong nhà trường như thế nào. Họ là cầu nối giữa lãnh đạo nhà trường với giảng viên, sinh viên của trường và có vai trò rất quan trọng trong việc dạy và học ở nhà trường.

Phổ biến các văn bản về nhiệm vụ, tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của VCHC

Nhà trường phải xây dựng được quy chế, quy định nhiệm vụ của đội ngũ VCHC. Các văn bản của Bộ Giáo dục, các văn bản của Ủy ban Nhân dân TP. HCM và văn bản của nhà trường. Lãnh đạo đơn vị thông qua các cuộc họp của đơn vị phổ biến các văn bản về nhiệm vụ của VCHC cho họ biết được tiêu chuẩn về trình độ của mình để họ biết mình còn thiếu hụt những kiến thức gì để đăng ký đi bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng cho bản thân.

Xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ VCHC

Nhà trường phải có kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ VCHC từ đầu mỗi năm học và gửi văn bản về cho các đơn vị trong trường. Trưởng đơn vị sẽ thăm dò nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của VCHC trong đơn vị mình và đề xuất lĩnh vực nghề nghiệp của viên chức trong đơn vị cần bồi dưỡng với nhà trường. Kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của đơn vị và thông qua ý kiến của tập thể sau đó Trưởng đơn vị tổng hợp và đề xuất với nhà trường qua phòng Tổ chức – Hành chính.

Nâng cao trách nhiệm, ý thức tự rèn luyện, bồi dưỡng nghề nghiệp của VCHC

Để nâng cao trách nhiệm, ý thức của VCHC thì công tác giáo dục, kiểm tra đánh giá, khen thưởng, khiển trách đối với VCHC phải thực hiện một cách thường xuyên, liên tục. CBQL cần phải thay đổi nhận thức cho đội ngũ này theo hướng tăng cường tính chủ động trong công việc cho đội ngũ VCHC, đó là thay đổi tư duy “chờ việc” từ CBQL của đội ngũ VCHC, mô tả công việc rõ ràng cho từng vị trí việc làm, đồng thời thay đổi tư duy thể hiện vai trò quản lí của CBQL qua việc giao từng việc cụ thể cho VCHC. CBQL phải tạo điều kiện cho VCHC tham gia ý kiến và giao việc về các lĩnh vực công tác. Từ đó, họ sẽ có ý thức đầy đủ trách nhiệm của mình để tự rèn luyện, bồi dưỡng kiến thức nghề nghiệp mà họ còn thiếu hụt.

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của CBQL đối với hoạt động quản lí đội

CBQL phải nắm được công việc của đơn vị và khả năng thực hiện công việc của mỗi VCHC, có trách nhiệm động viên và giúp VCHC hiểu rằng chính bản thân VCHC phải chủ động trong công việc, tự lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và tự kiểm tra, đánh giá hiệu quả công việc được phân công. CBQL có trách nhiệm đánh giá chất lượng công việc của từng cá nhân trong từng đơn vị.

3.2.2. Đổi mới quy trình tuyển dụng VCHC theo vị trí việc làm

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Tuyển dụng và sử dụng đội ngũ VCHC trong trường đại học có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo được yêu cầu tuyển được “đúng người”, bố trí “đúng việc” theo đúng tiêu chuẩn vị trí việc làm. Kết quả điều tra thực trạng cũng cho thấy, công tác tuyển dụng và sử dụng chưa theo tiêu chuẩn vị trí việc làm. Bên cạnh đó, mức độ thỏa mãn về công tác tuyển dụng và sử dụng của đội ngũ VCHC ở Trường ĐHSP TP. HCM cũng chưa cao. Đổi mới quy trình tuyển dụng VCHC theo vị trí việc làm nhằm đảm bảo được yêu cầu tuyển được “đúng người”, bố trí “đúng việc” theo đúng tiêu chuẩn vị trí việc làm để nâng cao hơn nữa sự đóng góp của đội ngũ này và tăng mức độ thỏa mãn của đội ngũ VCHC. Vì vậy, việc tuyển dụng và sử dụng đội ngũ VCHC theo vị trí việc làm là hết sức cần thiết.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Xây dựng quy trình tuyển dụng hợp lí, đảm bảo tuyển đúng người theo đúng vị trí việc làm. Quy trình tuyển dụng phải được thiết lập từ khâu xác định nhu cầu đến các tiêu chuẩn tuyển dụng. Quy trình tuyển dụng phải được thống nhất hợp lí.

Cách thức thực hiện biện pháp gồm:

Xác định nhu cầu tuyển dụng VCHC phù hợp điều kiện đơn vị và nhà trường

Nhà trường và lãnh đạo các đơn vị cần rà soát trong đơn vị và trong toàn trường để xem xét vị trí nào thiếu, vị trí nào thừa. Nếu thiếu thì tuyển thêm, nếu thừa thì điều tiết giữa các bộ phận trong đơn vị. Trước đây, nhà trường tuyển dụng theo biên chế của từng đơn vị thì phải chuyển sang tuyển dụng theo vị trí việc làm, xác định đơn vị cần những vị trí nào để bổ sung cho hợp lí. Việc tuyển dụng phải căn cứ qui mô phát triển của nhà trường và chất lượng đội ngũ hiện có. Nhu cầu

tuyển dụng VCHC dựa trên số lượng vị trí việc làm hiện có so với số lượng vị trí việc làm đã được phê duyệt.

Xây dựng và thống nhất tiêu chuẩn, tiêu chí tuyển dụng rõ ràng, minh bạch,

cụ thể phù hợp đặc thù đơn vị và nhà trường

Khi tuyển dụng, nhà trường cần xây dựng các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực, đạo đức của vị trí cần tuyển dụng để tìm được ứng viên phù hợp và nguồn tuyển dụng giúp trường tuyển được viên chức phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển. Việc tuyển dụng phải được công khai, minh bạch trong đơn vị và trong toàn trường. Các tiêu chuẩn dựa trên tiêu chuẩn ngạch viên chức theo Thông tư 11/2014/TT- BNV Quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính. Tuy nhiên, Trường cần có những tiêu chuẩn riêng của Trường phù hợp với đặc thù của Trường ĐHSP TP. HCM và công việc đặc thù của từng đơn vị trong nhà trường.

Về phẩm chất: VCHC của Trường phải có phẩm chất đạo đức tốt, nhận thức đúng đắn và lập trường tư tưởng chính trị vũng vàng; chấp hành chủ trương, đường lối và quy chế, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Giữ gìn đạo đức và lối sống lành mạnh; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác; Có tinh thần học tập nâng cao trình độ; tính trung thực, ý thức tổ chức kỷ luật; tinh thần tự phê bình và phê bình; thái độ thực hiện công việc tận tình, hoàn thành nhiệm vụ được giao thể hiện được đạo đức và trách nhiệm trong công việc: không lợi dụng danh nghĩa, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân; trung thực báo cáo thông tin đến CBQL và chia sẻ thông tin với đồng nghiệp để cùng nhau hướng tới mục tiêu chung của cơ quan, đơn vị; thể hiện trách nhiệm trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn thực hiện công việc và chí khắc phục những mặt còn hạn chế của bản thân để nâng cao hiệu quả công việc; tự nhận trách nhiệm khi không đạt được kết quả tiêu chuẩn thực hiện công việc xứng đáng là một viên chức làm việc trong môi trường giáo dục.

Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ là những kiến thức, kỹ năng về một lĩnh vực chuyên môn cụ thể cần thiết để giúp viên

chức hành chính trong trường ĐHSP TPHCM thực hiện tốt công việc theo từng vị trí việc làm cụ thể, bao gồm:

− VCHC của Trường phải thể hiện được kiến thức và kỹ năng cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực công tác như: Chủ động trong công việc, tự quản lí được công việc, tự xây dựng được kế hoạch, tổ chức thực hiện công việc được phân công một cách khoa học đảm bảo đúng thời gian. Có khả năng tự kiểm tra, đánh giá được hiệu quả công việc được phân công.

− Soạn thảo được văn bản: hiểu được các quy định về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

− Thể hiện được khả năng giao tiếp tốt: có thái độ lịch sự, hòa nhã, giao tiếp một cách tự tin, linh động với tổ chức, đơn vị, cá nhân trong quá trình tổ chức, xử lí. công việc trong và ngoài nhà trường.

− Sử dụng được công nghệ thông tin (CNTT) theo chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông, cụ thể như sau: sử dụng máy tính cơ bản, xử lí văn bản cơ bản, sử dụng bảng tính cơ bản, sử dụng trình chiếu cơ bản, sử dụng Internet cơ bản…

− Sử dụng được ngoại ngữ theo bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam: có thể hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản;

− Vận dụng được những đường lối, chính sách chung, phương hướng chủ trương, chính sách của ngành, của đơn vị trong việc thực hiện chuyên môn nghiệp vụ của mình.

Xây dựng và thống nhất quy trình tuyển dụng hợp lí, theo đúng tiêu chuẩn

vị trí việc làm

Việc tuyển dụng viên chức phải có kế hoạch, lãnh đạo đơn vị trực tiếp phải rà soát trong đơn vị mình để biết được số lượng viên chức cần tuyển, những vị trí nào cần tuyển dụng. Việc tuyển dụng bổ sung cần có thời gian tuyển trước 6 tháng hoặc

1 năm để viên chức có thể quen việc và được hướng dẫn tập sự mới có thể thực hiện nhiệm vụ tốt.

Trước đây, Trường ĐHSP TP. HCM tuyển dụng theo Quy chế tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc đối với viên chức ban hành theo Quyết định số 1849/QĐ- ĐHSP ngày 15/9/2014 của Hiệu trưởng. Quy trình tuyển dụng chưa được cụ thể bằng tuyển dụng theo vị trí việc làm. Vì vậy đổi mới quy trình tuyển dụng theo vị trí việc làm phải bao gồm các bước: Xác định nhu cầu tuyển dụng theo vị trí việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí đội ngũ viên chức hành chính trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)