Cách thức khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí đội ngũ viên chức hành chính trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 55)

Chúng tôi sử dụng hai mẫu bảng hỏi ứng với từng nhóm đối tượng khảo sát. Mẫu 1: Dành cho CBQL là BGH, Trưởng, Phó các Phòng, ban và Trưởng, Phó khoa (Phụ lục 1); Mẫu 2: Dành cho chuyên viên các phòng ban, khoa (Phụ lục 2).

Nội dung phiếu khảo sát về thực trạng chất lượng đội ngũ VCHC tại Trường ĐHSP TP. HCM; Khảo sát về thực trạng quản lí đội ngũ VCHC tại Trường ĐHSP TP. HCM; Các yếu tố hưởng hạn chế đến quản lí đội ngũ VCHC tại Trường ĐHSP TP. HCM. Cụ thể như sau:

− Câu 1 khảo sát mức độ đáp ứng yêu về chất lượng của VCHC có 4 mức độ: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu và người trả lời chỉ được trả lời 1 mức độ duy nhất.

− Câu 2 khảo sát các nội dung quản lí đội ngũ VCHC tại Trường ĐHSP TP. HCM với 4 mức độ: Rất thường xuyên, Thương xuyên, Ít thường xuyên, Không thực hiện và người trả lời chỉ được chọn 1 mức độ duy nhất.

− Câu 3 khảo sát các đối tượng về các yếu tố ảnh hưởng hạn chế đến việc quản lí đội ngũ VCHC tại Trường với 4 mức độ: Rất nhiều, Nhiều, Ít, Không ảnh hưởng và người trả lời cũng chỉ được trả lời 1 mức độ duy nhất.

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu 05 CBQL, 04 chuyên viên các nội dung chính liên quan đến đề tài (Phụ lục 4). Nội dung bao gồm 9 câu hỏi phỏng vấn dành cho cả 2 đối đối tượng CBQL và VCHC.

− Câu 1 và 2: Nội dung hỏi sâu về số lượng, năng lực, phẩm chất của VCHC Trường ĐHSP TP. HCM.

− Câu 3 đến câu 8: Nội dung câu hỏi tập trung vào các nội dung quản lí như lập kế hoạch, tuyển dụng, sử dụng, công tác đánh giá và chế độ tiền lương đối với VCHC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí đội ngũ viên chức hành chính trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)