Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí đội ngũ viên chức hành chính trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 87 - 88)

3.1.2.1. Đảm bảo tính hệ thống

Tuy mỗi biện pháp có nội dung khác nhau nhưng đều có chung mục tiêu là quản lí có hiệu quả đội ngũ VCHC, được xác định trên cơ sở trục cốt lõi chung là phát triển nguồn nhân lực (quy hoạch, tuyển dụng – sử dụng, đào tạo – bồi dưỡng, đánh giá, tạo môi trường – điều kiện làm việc). Vì vậy, giữa các biện pháp luôn có mối liên hệ với nhau, bổ sung cho nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Mỗi biện pháp giải quyết một vấn đề và tạo thành một bộ phận của giải pháp tổng thể. Các biện pháp được đề xuất phải có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau, tác động một cách đồng bộ đến quá trình quản lí.

3.1.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Biện pháp phát triển đội ngũ VCHC phải xuất phát từ thực trạng đội ngũ VCHC và công tác quản lí đội ngũ VCHC ở Trường ĐHSP TP. HCM trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát thực trạng ở trên. Nội dung của các biện pháp nhằm vào việc khắc phục được những mặt tồn tại, hạn chế về năng lực thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ này trong nhà trường.

3.1.2.3. Đảm bảo tính hiệu quả

Biện pháp quản lí đội ngũ VCHC phải tuân thủ các quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, của ngành giáo dục và các điều kiện, năng lực thực tế về tài chính, kỹ thuật chuyên môn, tổ chức quản lí của mỗi nhà trường trong bối cảnh của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế để đảm bảo tính khả thi và thực hiện có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí đội ngũ viên chức hành chính trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)