Khái quát tổ chức khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí đội ngũ viên chức hành chính trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 53)

2.2.1. Khách thể khảo sát

Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu này được lựa chọn ngẫu nhiên gồm 69 viên chức quản lí và 160 VCHC của Trường ĐHSP TP. HCM. Số lượng cụ thể về đối tượng để khảo sát ý kiến theo bảng 2.1:

Bảng 2.1. Mẫu nghiên cứu của đề tài

Giới CBQL Chuyên viên

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)

Nam 30 43.5 68 42.5

Nữ 39 56.5 92 57.5

Thông tin về mẫu tham gia khảo sát khảo sát:

a)Cán bộ quản lí

− Trình độ TS: 31 (44,9%); ThS: 38 (55,1 %);

− Thâm niên công tác: Từ 5-10 năm: 15 (22%); Từ 10-15 năm: 33 (48%); − Trên 15 năm: 21 (30%).

− Ngạch Giảng viên: 64 (92,8%); Chuyên viên chính: 5 (7,2%)

b)Viên chức hành chính:

− Trình độ ThS: 34 (21,25%); ĐH: 108 (67,5%); Khác: 18 (11,25%).

− Thâm niên công tác: Trên 5 năm: 49 (30,5%); Từ 5-10 năm: 69 (43%); Từ 10-15 năm: 26 (16,5%); Trên 15 năm: 16 (10%).

− Ngạch Chuyên viên: 151 (94,4%); Nhân viên: 5 (3,1%); Cán sự: 4 (2,5%).

2.2.2. Cách thức khảo sát thực trạng

Chúng tôi sử dụng hai mẫu bảng hỏi ứng với từng nhóm đối tượng khảo sát. Mẫu 1: Dành cho CBQL là BGH, Trưởng, Phó các Phòng, ban và Trưởng, Phó khoa (Phụ lục 1); Mẫu 2: Dành cho chuyên viên các phòng ban, khoa (Phụ lục 2).

Nội dung phiếu khảo sát về thực trạng chất lượng đội ngũ VCHC tại Trường ĐHSP TP. HCM; Khảo sát về thực trạng quản lí đội ngũ VCHC tại Trường ĐHSP TP. HCM; Các yếu tố hưởng hạn chế đến quản lí đội ngũ VCHC tại Trường ĐHSP TP. HCM. Cụ thể như sau:

− Câu 1 khảo sát mức độ đáp ứng yêu về chất lượng của VCHC có 4 mức độ: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu và người trả lời chỉ được trả lời 1 mức độ duy nhất.

− Câu 2 khảo sát các nội dung quản lí đội ngũ VCHC tại Trường ĐHSP TP. HCM với 4 mức độ: Rất thường xuyên, Thương xuyên, Ít thường xuyên, Không thực hiện và người trả lời chỉ được chọn 1 mức độ duy nhất.

− Câu 3 khảo sát các đối tượng về các yếu tố ảnh hưởng hạn chế đến việc quản lí đội ngũ VCHC tại Trường với 4 mức độ: Rất nhiều, Nhiều, Ít, Không ảnh hưởng và người trả lời cũng chỉ được trả lời 1 mức độ duy nhất.

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu 05 CBQL, 04 chuyên viên các nội dung chính liên quan đến đề tài (Phụ lục 4). Nội dung bao gồm 9 câu hỏi phỏng vấn dành cho cả 2 đối đối tượng CBQL và VCHC.

− Câu 1 và 2: Nội dung hỏi sâu về số lượng, năng lực, phẩm chất của VCHC Trường ĐHSP TP. HCM.

− Câu 3 đến câu 8: Nội dung câu hỏi tập trung vào các nội dung quản lí như lập kế hoạch, tuyển dụng, sử dụng, công tác đánh giá và chế độ tiền lương đối với VCHC.

2.2.3. Cách thức xử lí số liệu

Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS 22 (Statiscal Package for the Social Sciences). Thang đo của bảng hỏi được thiết kế với 4 mức giá trị tương ứng với các mức độ thực hiện các nội dung, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố, mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp.

Bảng 2.2. Mô tả cách tính điểm của phiếu hỏi

Điểm trung bình Câu 1 Câu 2 Câu 3

3,28 -> 4.0 Tốt Rất thường xuyên Rất nhiều

2,52 -> 3,27 Khá Thường xuyên Nhiều

1,76 -> 2,51 Trung bình Ít thường xuyên Ít

1,0 -> 1.75 Yếu Không thực hiện Không

Các ký hiệu và chữ viết tắt: (X: giá trị trung bình của CBQL; Y: giá trị trung

bình của VCHC; ĐTB: Điểm trung bình; TH: Thứ hạng; ĐLC: Độ lệch chuẩn).

2.3.Thực trạng đội ngũ viên chức hành chính ở Trường ĐHSP TP. HCM 2.3.1. Thực trạng về số lượng VCHC 2.3.1. Thực trạng về số lượng VCHC

Bảng 2.3. Thống kê số lượng viên chức hành chính của Trường theo trình độ

STT Đơn vị TS ThS ĐH CĐ TC SC Tổng

số

1 Các phòng, ban chức

năng trong trường 1 37 82 4 8 3 135

2

Các viện, Trung tâm trực thuộc trường, Trường THTH

1 16 21 3 5 12 58

3 Các khoa 0 14 43 2 0 59

Tổng cộng 2 67 146 9 13 15 252

Theo Bảng 2.3. hiện tại Trường ĐHSP TP.HCM có tổng số 252 VCHC. Trong đó, số lượng TS: 02, ThS: 67, ĐH: 146, CĐ: 9, TC: 13 và số chuyên viên có trình độ SC là 15. Số lượng VCHC chiếm khoảng 33% tổng số viên chức của Trường và hiện nay Trường có đủ số lượng VCHC để đáp ứng được khối lượng công việc của từng đơn vị trong nhà trường và đáp ứng cho hoạt động đào tạo, học tập và nghiên cứu khoa học của giảng viên, học viên và sinh viên trong toàn trường. Đội ngũ VCHC của Trường có trên 85% tốt nghiệp đại học trở lên và đáp ứng yêu cầu công việc. Theo ý kiến trao đổi với CBQL 5 cho rằng: “Với số lượng VCHC của Trường

như hiện nay, Trường chúng tôi đủ nhân lực để đáp ứng như cầu công việc của các đơn vị. Chúng tôi luôn có kế hoạch tuyển dụng từ đầu năm hoặc căn cứ vào số lượng VCHC nghỉ hưu để gửi công văn về các đơn vị có nhu cầu bổ sung VCHC để tiến hành tuyển dụng. Số lượng VCHC được tuyển dụng theo qui định là không quá 20% so với giảng viên”.

2.3.2. Thực trạng về cơ cấu đội ngũ VCHC

Bảng 2.4. Thống kê VCHC của Trường theo độ tuổi và giới tính TT Độ tuổi Giới tính TS ThS ĐH CĐ TC SC Tổng Tỉ lệ % Tỉ lệ % 1 Trên 55 tuổi Nam - 4 2 - 2 2 10 4% 4% Nữ - - - 0% 2 Từ 51 đến 55 tuổi Nam - 3 1 - 1 1 6 6,4% 2,3% Nữ 1 - 8 - 1 - 10 4% 3 Từ 41 đến 50 tuổi Nam - 10 15 - 2 4 31 28,2% 12,3% Nữ 1 9 22 2 6 40 15,8% 4 Từ 31 đến 40 tuổi Nam - 16 29 1 1 - 47 50,3% 18,6% Nữ 20 52 3 3 2 80 31,9% 5 Từ 30 tuổi trở xuống Nam - 2 15 1 - - 18 11,1% 7,1% Nữ - 4 5 1 - - 10 4% Tổng 2 68 149 6 12 15 252 100% 100%

Bảng 2.4. cho thấy, đội ngũ VCHC của trường có độ tuổi từ 31 đến 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 50,3%, cơ cấu về độ tuổi của đội ngũ này khá là trẻ. Tiếp đến là độ tuổi từ 41 đến 50 tuổi chiếm 28,2%. Độ tuổi của VCHC dưới 30 chiếm 11,1%; độ tuổi từ 51 đến 55 chiếm 6,4% và độ tuổi thấp nhất là trên 55 tuổi, chiếm 4%. Như vậy, cơ cấu độ tuổi của VCHC trường phân bố khá đồng đều và VCHC của trường đang trẻ hoá. Với lực lượng VCHC của Trường khá trẻ như hiện nay, Trường có một đội ngũ VCHC năng động, sáng tạo, tiếp thu nhanh trình độ khoa học kỹ thuật, những kiến thức thực tế để áp dụng vào chuyên môn nghề nghiệp của mình.

Xét cơ cấu về giới tính, tỷ lệ viên chức nam chiếm 44,3% và nữ chiếm 55,7%. Số lượng viên chức nữ chiếm tỉ lệ nhiều hơn viên chức nam nhưng chênh lệch không đáng kể. Nhiều viên chức nữ bị chi phối bởi điều kiện gia đình, nhưng đã tích cực tham gia thực hiện kế hoạch học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ. Nhìn chung, về cơ cấu giới tính của trường khá đồng đều.

2.3.3. Thực trạng về chất lượng đội ngũ VCHC

2.3.3.2. Về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống

Phẩm chất của VCHC là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả làm việc của đội ngũ này. Nếu trường lựa chọn được một đội ngũ VCHC có phẩm chất tốt sẽ phát huy hiệu quả công việc đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp của mỗi viên chức cũng như phát triển của nhà trường. Kết quả khảo sát mức độ đáp ứng về phẩm chất của VCHC Trường ĐHSP TP. HCM được thể hiện ở bảng 2.5.

Bảng 2.5. Kết quả đánh giá về phẩm chất của đội ngũ viên chức hành chính

TT Nội dung VCHC CBQL Sig *

ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH

1

Bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật Nhà nước

3,51 0,593 1 3,58 0,553 1 0,423

TT Nội dung VCHC CBQL Sig * ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH

của viên chức theo quy định của pháp luật, gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan

3

Thái độ tận tâm, trách nhiệm, trung thực, khách quan, công bằng trong công việc

2,49 1,144 5 2,48 1,232 5 0,927

4 Năng động, sáng tạo trong

công việc 2,33 1,142 7 1,71 1,030 7 0,000*

5

Lịch sự, văn hóa và chuẩn mực trong giao tiếp và phục vụ 3,42 0,629 3 3,49 0,633 3 0,416 6 Phẩm chất đạo đức, lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết trong đơn vị 3,49 0,572 2 3,57 0,528 2 0,376 7 Ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực 3,36 0,659 4 3,43 0,606 4 0,436

Điểm trung bình chung 3,00 2,89

Ghi chú: * có sự khác biệt (Sig < 0,05).

Theo Bảng 2.5, xét trên phương diện ĐTB chung cho thấy, mức độ đáp ứng những yêu cầu về phẩm chất đối với VCHC trường ĐHSP TP.HCM có (X=2,89, Y= 3,00) ứng với mức “Khá” trong thang đo 4 mức đã được xác lập. Đội ngũ

VCHC Trường ĐHSP TP. HCM được tuyển chọn kỹ lưỡng theo quy trình tuyển chọn nghiêm ngặt theo quy định của Nhà nước và Ban Giám hiệu Nhà trường. Do

đó, kết quả chung về mức độ đáp ứng phẩm chất của VCHC trường ĐHSP TP. HCM ở mức Khá là điều dễ hiểu.

Trong số các biểu hiện về phẩm chất cần đáp ứng, nổi rõ nhất là yêu cầu về “Bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước” (X=3.58, Y=3,51); “Phẩm chất đạo đức, lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết trong đơn vị” (X=3.57; Y=3,49) ứng với

mức “Tốt”. Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp trồng người đòi hỏi những viên chức

nhà nước làm việc trong lĩnh vực giáo dục đào tạo phải đề cao đạo đức nghề nghiệp. Ngoài truyền thống tôn sư trọng đạo, đòi hỏi các giáo chức, các viên chức làm nghề nhà giáo phải ý thức được đầy đủ vai trò quyết định của mình trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Đây có thể được xem như hai tiêu chí cơ bản nhất giúp VCHC đáp ứng được các yêu cầu chung, mang tính vĩ mô về chính sách, pháp luật của Nhà nước; chủ trương chính, đường lối của Đảng cũng như duy trì được bầu không khí làm việc tích cực tại đơn vị mà mình công tác.

Mặc dù vậy, vẫn có một số phẩm chất chưa được đánh giá cao và chỉ được đánh giá ở mức độ trung bình, từ bậc 5 đến bậc 6 trong bảng thứ hạng đó là: “Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của viên chức theo quy định của Pháp luật, gương mẫu trong thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan” (X=2.03, Y=2,41) và “Thái độ tận tâm, trách nhiệm, trung thực, khách quan, công bằng trong công việc” (X=2.49, Y=2,48).

Đáng chú ý là biểu hiện về việc “Năng động, sáng tạo trong công việc (X=1,71, Y=2.33). Phẩm chất này được CBQL đánh giá ở mức “Yếu” trong 4 mức đã được xác lập. Lí giải cho vấn đề này, VCHC 3 cho biết: “Một bộ phận VCHC

năng động, sáng tạo và chủ động trong công việc. Tuy nhiên còn không ít VCHC thụ động, chưa tích cực trong công việc. Lí do: Năng lực của các VCHC trong đơn vị chưa đồng đều (người có chuyên môn tốt, người thậm chí chưa đáp ứng); phân công công việc của CQBL đơn vị chưa rõ ràng và chưa phù hợp năng lực. Việc kiểm tra, đánh giá VCHC cũng làm qua loa, có lệ chưa thật sự tạo động lực cho viên chức. Còn tình trạng dồn việc cho 1-2 người có năng lực trong đơn vị, còn lại không chú ý đào tạo, bồi dưỡng để tất cả các VCHC của đơn vị có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu công việc”.

Xét trên bình diện so sánh giữa VCHC và CBQL, nhận thấy việc đánh giá mức độ đáp ứng các phẩm chất của VCHC cao hơn một chút so với CBQL (X= 3,0; Y= 2.89). CBQL là những viên chức có cống hiến nổi bật được tập thể đơn vị ghi nhận, được lãnh đạo nhà trường bổ nhiệm. Do vậy, những yêu cầu về phẩm chất của người làm công tác quản lí cũng phải cao hơn so với viên chức bình thường. Do đó, kết quả đánh giá của CBQL có hơi thấp hơn so với VCHC là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, khi thực hiện kiểm nghiệm T-test, kết quả thu được cho thấy mức độ đáp ứng về phẩm chất giữa VCHC và CBQL không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p=0,352>0,05).

Nhìn chung, đội ngũ VCHC của Trường có phẩm chất đạo đức tốt, xứng đáng là những viên chức làm việc trong môi trường sư phạm và có sự thống nhất trong đánh giá phẩm chất của đôị ngũ VCHC Trường ĐHSP TP. HCM giữa CBQL và VCHC. Đây là một thuận lợi trong quá trình quản lí đội ngũ VCHC tại Trường.

Từ kết quả phân tích trên, chúng ta thấy rằng, phẩm chất của VCHC ở trường ĐHSP TP. HCM tuy đã đạt được những mặt tốt, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế. Vì vậy, tự bản thân của mỗi viên chức cần phải có quá trình tự rèn luyện để trao dồi hoàn thiện khắc phục hạn chế. Về phía nhà trường cần có những biện pháp giáo dục phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức cho đội ngũ VCHC trong nhà trường thường xuyên, liên tục nhằm nâng cao năng lực phẩm chất cho đội ngũ này.

2.3.3.3. Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ VCHC

Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ VCHC có thể được đánh giá bởi hiệu quả công việc. Nắm vững được kiến thức về chuyên môn giúp đội ngũ VCHC có thể hoàn thành công việc được giao một cách nhanh chóng và khoa học. Kết quả khảo sát mức độ đáp ứng về năng lực, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ VCHC được thể hiện ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Kết quả đánh giá về năng lực, chuyên môn nghiệp vụ của VCHC TT Yêu cầu về chuyên môn,

nghiệp vụ VCHC CBQL Sig * ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH 1 Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước

2,33 1,212 5 1,94 1,013 6 0,013

2

Nắm vững kiến thức cơ bản về lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được giao

3,45 0,547 1 3,51 0,532 1 0,465 3 Nắm vững quy chế, quy định, chế độ, chính sách của ngành dành cho VCHC 2,13 1,201 7 1,61 0,973 7 0,001 4

Am hiểu thực tiễn, kinh tế - xã hội liên quan đến lĩnh vực được giao, xu hướng phát triển của ngành, lĩnh vực ở trong nước

2,46 1,081 3 2,47 1,024 3 0,184

5

Năng lực xây dựng kế hoạch thực hiện công việc được giao

2,11 1,085 8 1,35 0,480 8 0,000

6

Năng lực tổ chức thực hiện công việc được phân công, giải quyết tình huống thực tiễn

2,46 0,910 3 2,48 0,740 4 0,848

7

Năng lực tự kiểm tra, đánh giá được hiệu quả công việc được phân

TT Yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ VCHC CBQL Sig * ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH công. 8

Kỹ năng giao tiếp với tổ chức, đơn vị, cá nhân trong quá trình xử lí công việc 3,31 0,624 2 3,35 0,614 2 0,643 9 Kĩ năng sử dụng các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác trong nhà trường 2,28 1,224 6 2,01 1,219 5 0,131

Điểm trung bình chung 2,51 2,24

Theo Bảng 2.6, xét trên phương diện ĐTB chung cho thấy, mức độ đáp ứng những yêu cầu về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của VCHC trường ĐHSP TP. HCM được đánh giá ứng với mức Khá theo đánh giá của VCHC (Y=2,51) nhưng

CBQL đánh giá ở mức Trung bình (X=2,24) trong thang đo 4 mức đã được xác lập. Tuy nhiên, trong số các biểu hiện về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thì việc “Nắm vững kiến thức cơ bản về lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được giao” (X=3,51, Y=3,45); “Kỹ năng giao tiếp với tổ chức, đơn vị, cá nhân trong quá trình xử lí công việc” (X=3,35, Y=3,31) được đánh giá ở mức Tốt.

Về các năng lực như: “Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước” (X=1,94, Y=2,33); “Am hiểu thực tiễn, kinh tế xã hội liên quan đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí đội ngũ viên chức hành chính trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)