Tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho VCHC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí đội ngũ viên chức hành chính trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 98 - 102)

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho VCHC nhằm nâng cao năng lực đội ngũ VCHC đảm bảo cho đội ngũ này có đủ năng lực để thực hiện công việc hiện tại và tương lai. Công tác đào tạo và bồi dưỡng cho đội ngũ VCHC tại Trường ĐHSP TP. HCM hiện nay chưa chưa theo tiêu chuẩn vị trí việc làm. Trường cũng chưa quan tâm đến kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho VCHC. Bên cạnh đó, mức độ thỏa mãn về công tác đào tạo và bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp ở trường của đội ngũ VCHC cũng chưa cao.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Xây dựng một chiến lược đào tạo để xác định được các kiến thức, kỹ năng mà VCHC cần được trang bị trong hiện tại và tương lai, từ đó điều chỉnh các hoạt động đào tạo cho phù hợp với yêu cầu mới. Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ VCHC tại Trường ĐHSP TP. HCM theo tiêu chuẩn thực hiện công việc, tiêu chuẩn vị trí việc làm: chuyển từ đào tạo, bồi dưỡng theo hướng nâng cấp “học vị” sang đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn thực hiện công việc, tiêu chuẩn vị trí việc làm và theo định hướng phát triển nghề nghiệp.

Cách thức thực hiện biện pháp gồm:

Xác định mục tiêu, nhu cầu bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho VCHC

Đổi mới việc xác định mục tiêu, nhu cầu bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho VCHC nghĩa là trước đây đào tạo, bồi dưỡng với mục đích nâng cao học vị thì việc thực hiện đào tạo, bồi dưỡng sẽ dựa vào chức danh nghề nghiệp và thông qua kết quả đánh giá viên chức nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức và năng lực giải quyết công việc. Hàng năm, CBQL dựa vào tình hình nhân sự của nhà trường cũng như tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng dựng mục tiêu của VCHC để xây của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm, năng lực của VCHC.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo tiêu chuẩn thực hiện công việc, tiêu chuẩn vị trí việc làm

Xây dựng kế hoạch đào tạo là bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển nguồn nhân lực và cần được lồng ghép trong mục tiêu, quy hoạch phát triển tổng thể, dài hạn của nhà trường, bảo đảm sự phát triển ổn định và liên tục của cả đội ngũ. Như vậy, trước hết nhà trường phải làm tốt công tác kế hoạch hoá, hoạch định chiến lược, quy hoạch phát triển của mình.

Lựa chọn các chuyên đề bồi dưỡng VCHC theo hướng phát triển năng lực

nghề nghiệp

Để nâng cao hiệu quả công tác của đội ngũ VCHC nội dung đào tạo, bồi dưỡng cần xuất phát từ tiêu chuẩn vị trí việc làm và từ nguyện vọng, định hướng phát triển nghề nghiệp. Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng VCHC phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức vụ quản lí, chức danh nghề nghiệp, yêu cầu bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp

Các chuyên đề bồi dưỡng phải phù hợp với từng đơn vị và từng đối tượng VCHC trong nhà trường.

Các chuyên đề bồi dưỡng chung :

− Bồi dưỡng về Tin học, Ngoại ngữ để nâng cao trình độ của VCHC tất cả các phòng ban.

− Bồi dưỡng, tập huấn về công tác kế toán cho VCHC làm công tác thanh quyết toán ở các phòng ban, các khoa.

Các chuyên đề bồi dưỡng cho các đơn vị :

− Phòng Tổ chức – Hành chính: Bồi dưỡng các về cập nhật về công tác văn thư, lưu trữ, phần mềm quản lí cán bộ…

− Phòng Kế hoạch – Tài chính: Bồi dưỡng các lớp chuyên đề phục vụ công tác kế toán, kiểm toán của đơn vị, cập nhật những thông tư mới…

− Phòng Quản trị – Thiết bị: Bồi dưỡng các lớp chuyên đề sử dụng máy móc, trang thiết bị mới, quản lí dự án…

− Thư viện: Bồi dưỡng các lớp chuyên đề về các chuẩn mô tả tài liệu, lưu trữ tài liệu…

− Phòng Đào tạo: Bồi dưỡng các chuyên đề xây dựng và phát triển chương trình − Phòng Khoa học công nghệ và Môi trường, Tạp chí Khoa học: Bồi dưỡng về công tác biên tập báo chí cho bộ phận Tạp chí Khoa học và công tác quản lí khoa học và công nghệ, dự án cho các VCHC làm về mảng KHCN.

− Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng: Bồi dưỡng về lĩnh vực đánh giá và kiểm định trong giáo dục.

Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp bồi dưỡng VCHC

Đào tạo, bồi dưỡng trong công việc: Đào tạo, bồi dưỡng theo kiểu chỉ dẫn công việc, kiểu kèm cặp và chỉ bảo hoặc theo kiểu luân chuyển và thuyên chuyển công việc.

Đào tạo, bồi dưỡng ngoài công việc: là phương pháp đào tạo, bồi dưỡng trong đó viên chức sẽ được tách khỏi sự thực hiện công việc thực tế. Bao gồm những phương pháp: Tổ chức lớp học thông qua các buổi tập huấn, hội nghị và hội thảo, đào tạo kỹ năng xử lí công văn, giấy tờ hoặc cử đi học các lớp nâng cao trình độ như học sau đại học, các lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên; học các chứng chỉ tin học, ngoại ngữ…

Liên kết với các trường chức năng trong hoạt động bồi dưỡng VCHC theo

các lĩnh vực, yêu cầu của năng lực nghề nghiệp

Với thực trạng việc đào tạo, bồi dưỡng của VCHC trên cơ sở nâng cao học vị chứ chưa chú trọng đến nâng cao tay nghề, chưa chú trọng đến kỹ năng nghề nghiệp. Để khắc phục tình trạng này, Trường cần chủ động liên kết với Học viện

Hành chính Quốc gia, Học viện Cán bộ TP. HCM mở nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức quản lí Nhà nước chương trình chuyên viên. Bên cạnh đó, tùy chức năng nghề nghiệp của từng đơn vị mà Trường có kế hoạch liên kết đào tạo, bồi dưỡng đúng chuyên môn của VCHC để họ có thể thực hành nghề nghiệp đạt hiệu quả cao nhất.

Hiện nay nhà trường đã mở rộng giao lưu, quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước nhằm thu hút các dự án đầu tư vào cho trường, do đó đòi hỏi đội ngũ VCHC phục vụ ngoài công việc thường xuyên của bản thân còn phải biết cách giao tiếp khi trường làm việc với khách nước ngoài, cho nên đối với đội ngũ này hàng năm cần bố trí sắp xếp cho đi bồi dưỡng ngoại ngữ và học hỏi một số phong tục tập quán của một số đối tác mà trường thường xuyên làm việc.

Cung ứng các nguồn lực cho hoạt động bồi dưỡng

Nhà trường cung ứng các nguồn lực cho hoạt động bồi dưỡng như nguồn lực về tài chính, về cơ sở vật chất. VCHC được tạo điều kiện về kinh phí đào tạo, kinh phí đi tham dự các hội nghị, hội thảo, trao đổi học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước. Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng cho VCHC phải có kinh phí, cơ sở vật chất và bố trí nhân lực để đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ VCHC.

Tạo điều kiện thuận lợi để VCHC tự bồi dưỡng

Một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng đó là làm sao mỗi viên chức biến quá trình đào tạo, bồi dưỡng thành quá trình tự đào tạo, bồi dưỡng. Bởi vì có nhận thức được quá trình tự đào tạo, bồi dưỡng vừa là mục tiêu vừa là nội lực, vừa là phương pháp vượt lên chính mình thì quá trình đào tạo, bồi dưỡng mới đạt được kết quả tốt. Chỉ có trong thực tiễn đứng trước yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của mỗi viên chức họ mới thấy được những điểm gì mình còn yếu, những gì mình cần phải tìm cách vươn lên. Muốn làm được điều này chúng ta phải làm cho mỗi viên chức tự nhận ra mình đang ở mức độ nào trong bối cảnh chung về tư tưởng, về tri thức, kỹ năng, thái độ, phải nhận thức được vai trò vị trí của mình trong sự nghiệp phát triển của nhà trường, tự xác định được điều kiện cần và đủ để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ cụ thể của bản thân được giao. Nhà trường cần tạo điều kiện về thời gian cũng như kinh phí nếu như VCHC tự học hoặc đăng ký học thêm bên ngoài trường liên kết đào tạo.

Đổi mới đánh giá hoạt động bồi dưỡng đội ngũ VCHC

CBQL phải để cho VCHC thực hành nghề nghiệp đã được bồi dưỡng, qua đó đánh giá kết quả bồi dưỡng. Nếu kết quả đánh giá tốt thì giao thêm việc phù hợp hoặc luân chuyển vị trí cao hơn. Nếu kết quả không đạt thì CBQL trực tiếp yêu cầu VCHC phải tự bồi dưỡng hoặc hoàn trả kinh phí bồi dưỡng cho nhà trường.

Thực hiện tốt việc bố trí, sử dụng sau đào tạo, bồi dưỡng đối với VCHC

Đổi mới việc đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng liên kết giữa kết quả đào tạo, bồi dưỡng với công việc, theo đó, phải đảm bảo kết quả đào tạo, bồi dưỡng có thể đo được và có tác động vào công việc. Đối với VCHC trong diện quy hoạch làm CBQL khi được cử đi học tập nâng cao trình độ, tiếp cận với khoa học QLGD, đề tài kết thúc khóa học phải đảm bảo gắn với vị trí việc làm hiện tại hoặc theo định hướng phát triển nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí đội ngũ viên chức hành chính trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 98 - 102)