Khoảng cách (Distance)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận truyện ngắn alice munro qua một vài khái niệm tự sự của gerald genette (Trang 28 - 30)

1.2. Thức (Mood)

1.2.1. Khoảng cách (Distance)

cách giữa người kể chuyện và câu chuyện. Bởi “sự trần thuật câu chuyện bao giờ cũng được tiến hành từ một điểm nhìn nào đó. Kết cấu văn bản có liên quan mật thiết đến điểm nhìn đó, nó liên kết ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ trực tiếp của các cá nhân trong mối thống nhất hỗ tương. Miêu tả mối quan hệ hỗ tương đó sẽ góp phần làm sáng tỏ kết cấu ngôn từ của sự trần thuật”. (Nguyễn Văn Hạnh và Huỳnh Như Phương, 1998). Khoảng cách giúp chúng ta xác định mức độ chính xác trong trần thuật và tính chính xác của thông tin được chuyển tải. Cho dù văn bản là narrative of events (trần thuật về các sự kiện): một cốt truyện về các sự kiện (kể về nhân vật đang làm) hoặc narrative of words (trần thuật bằng lời), cốt truyện của lời kể (kể về nhân vật đang nói hoặc suy nghĩ) được phân làm bốn loại diễn ngôn, mỗi biểu hiện của lời diễn ngôn được đo bằng khoảng cách của người kể chuyện thực hiện so với văn bản.

1. Lời được trần thuật (Narratized/ narrated speech): Lời nói và hành động của nhận vật được giữ nguyên vẹn trong lời kể chuyện, và được xem như bất kì sự kiện nào khác. Đây là kiểu trần thuật có khoảng cách xa nhất.

Ví dụ: Tôi thông báo với mẹ tôi về quyết định cưới Albertine.

2. Lời được chuyển dịch, phong cách gián tiếp (Transposed speech, indirect style): Lời nói hoặc hành động của nhân vật được người kể chuyện trình bày lại theo nhận thức và cách lý giải của mình. Người kể chuyện trình bày chúng với cách lý giải của mình. Tính mô phỏng cao hơn so với trường hợp thứ nhất, tuy nhiên không đảm bảo với người đọc rằng lời nói ở đây chính xác là những gì nhân vật nói. Khoảng cách trần thuật khá xa.

Ví dụ: Tôi cho rằng nhất định tôi phải lấy Albertine.

3. Lời dẫn thuật giả vờ nhường chỗ cho nhân vật (Transposed speech, free indirect style): Lời nói và hành động của nhân vật được người kể chuyện trình bày lại, nhưng không sử dụng liên từ phụ thuộc hóa. Khoảng cách trần thuật gần hơn nhiều vì có sự hiện diện của giọng nói nhân vật song song với giọng nói người trần thuật.

4. Lời dẫn thuật trực tiếp (Reported speech): Lời nói của nhân vật được người kể chuyện trích dẫn lại nguyên văn. Nhân vật chiếm giọng văn bản.

Ví dụ: Tôi nói với mẹ tôi: "Nhất định con phải lấy Albertine".

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận truyện ngắn alice munro qua một vài khái niệm tự sự của gerald genette (Trang 28 - 30)