Định tiêu điểm (Focalization)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận truyện ngắn alice munro qua một vài khái niệm tự sự của gerald genette (Trang 30 - 34)

1.2. Thức (Mood)

1.2.2. Định tiêu điểm (Focalization)

Cần phải có sự phân biệt giữa giọng nói kể chuyện và quan điểm trần thuật (narrative perspective); thứ hai là điểm nhìn được chấp nhận bởi người kể chuyện, mà Genette gọi là focalization (định tiêu điểm). Thuật ngữ định tiêu điểm focalization do Genette đặt ra, chỉ sự lựa chọn hay hạn chế thông tin tự sự trong quan hệ với kinh nghiệm và hiểu biết của người trần thuật. Đây là những vấn đề nhận thức: người nhận thức không nhất thiết là người nói, và ngược lại. Phân biệt “ai thấy” và “ai nói” ai đóng vai trò trung tâm định hướng góc nhìn của văn bản? thông tin trần thuật có bị hạn chế hay thu hẹp (tạm thời hay hoàn toàn) xuống trong phạm vi nhận thức, hiểu biết, hay “điểm nhìn” của một nhân vật nào đó. Mà ở đây “điểm nhìn trần thuật tựa như cái ống kính camera trong máy quay phim, song nó còn hơn cả camera, vì camera chỉ là dụng cụ quang học, còn điểm nhìn là cơ quan cảm nhận của con người… Camera chỉ quay được cảnh bề ngoài, còn tự sự có thể quay cả cảnh nội tâm thầm kín bí ẩn của nhân vật. Điểm nhìn nối kết lời kể với bức tranh thế giới được kể.” (Trần Đình Sử et al., 2018).

Genette giới thiệu khái niệm "focalization" như một sự thay thế cho "perspective" và "point of view". Ông cho rằng nó ít nhiều đồng nghĩa với những thuật ngữ này, nó chỉ mô tả như là một "sự định nghĩa lại" và "trình bày chung về ý tưởng tiêu chuẩn của điểm nhìn" (Gerard Genette, 1980) (NTH dịch từ bản tiếng Anh). Tuy nhiên, đây là một đánh giá thấp về sự khác biệt khái niệm giữa định tiêu điểm và các thuật ngữ truyền thống. Với khái niệm điểm nhìn trần thuật M.H.Abrahams cho rằng “điểm nhìn chỉ ra những cách thức mà một câu chuyện được kể đến – một hay nhiều phương thức được thiết lập bởi tác giả bằng ý nghĩa mà độc giả được giới thiệu với những cá tính, đối thoại, những hành động, sự sắp đặt và những sự kiện mà trần thuật cấu thành trong một tác phẩm hư cấu” (Phạm Thị Lương, 2013). Còn Valerie Minner khẳng định “Điểm nhìn là một trong những yếu

tố cơ bản nhất trong kỹ thuật hư cấu. Nhờ phương thức này mà người kể chuyện quan sát (nghe thấy, cảm thấy, nếm trải) từ tất cả những suy nghĩ cá nhân, và những chuyển hóa cũng như cách nhìn về không gian và thời gian cụ thể. Từ đó hầu hết sự hư cấu trong thời gian hiện tại kéo theo một quá trình phát triển sự nhận thức (giữa nhân vật và người đọc). Nhưng sự lựa chọn điểm nhìn là quyết định. Ai đang nói về

điều gì? Ai không thể thiếu của cái gì? Bởi vì người kể chuyện định hướng nội dung

(Phạm Thị Lương, 2013). Những nhận định trên bao quát lẫn chuyên sâu về kỹ thuật cơ bản của văn xuôi hư cấu về các phương tiện nghệ thuật ngôi kể, lời văn, giọng điệu, và cách gọi tên sự vật… Bởi “điểm nhìn trần thuật không chỉ là vị trí trần thuật trong không gian, thời gian, mà còn là vị trí góc độ quan sát, nhìn ngắm, vừa có tính kĩ thuật, vừa có tính thế giới quan, có tính kí hiệu trong trần thuật” (Trần Đình Sử et al., 2018). Từ việc lựa chọn cũng như căn chỉnh điểm nhìn sẽ nói lên khả năng sáng tạo, kết dẫn mà phong cách nhà văn đã định và lựa chọn riêng cho mình.

1.2.2.1. Tiêu điểm zero (zero focalization), tiêu điểm nội tại (internal focalization) và tiêu điểm ngoại tại (external focalization)

Genette phân biệt ba loại focalization:

1. Zero focalization (tiêu điểm zero): Người trần thuật đứng ở góc nhìn tất cả nhân vật. Người tường thuật biết nhiều hơn các nhân vật. Anh ta có thể biết tất cả sự thật về các nhân vật chính, cũng như những suy nghĩ và cử chỉ của họ. Đây là "người trần thuật toàn năng" theo truyền thống. “Nếu như ở điểm nhìn bên trong, người tiêu điểm hóa hiểu biết hoàn toàn về nhân tố được tiêu điểm hóa ở bề sâu thì ở điểm nhìn toàn tri, người tiêu điểm hóa hiểu biết hoàn toàn về nhân tố được tiêu điểm hóa trên

diện rộng.” (Nguyễn Thị Thu Thủy, 2016).

2. Internal focalization (tiêu điểm nội tại): Tự sự với trường nhìn hạn chế từ góc độ trần thuật của một nhân vật nào đó. Nhân vật này lọc thông tin được cung cấp cho người đọc. Anh ta không thể báo cáo những suy nghĩ của các nhân vật khác. Nhưng bản thân anh ra cũng không có điều gì bí ẩn đối với người kể chuyện.

3. External focalization (tiêu điểm ngoại tại): Người tường thuật biết ít hơn các nhân vật biết hay nhân vật thấy. Anh ta hoạt động giống như ống kính camera,

theo hành động và cử chỉ của nhân vật chính từ bên ngoài; anh ta không thể đoán được suy nghĩ của họ. Cũng như Genette khẳng định “các nhân vật hoạt động trước mắt chúng ta mà chúng ta không bao giờ biết được tư tưởng và tình cảm của tác giả

cũng như của nhân vật. Thậm chí có khi nó đến mức tối tăm như những câu đố.

(Nguyễn Thị Thu Thủy, 2016).

Còn trong diễn ngôn tự sự, Genette viết: "Từ khoá đầu tiên [định tiêu điểm zero - zero focalization] tương ứng với những nhà phê bình ngôn ngữ Anh gọi trong tự sự học là người kể chuyện toàn tri, Pouillon gọi là “điểm nhìn từ phía sau", còn Todorov biểu tượng bằng công thức: Người trần thuật > Nhân vật (nơi người kể chuyện biết nhiều hơn nhân vật, hoặc chính xác hơn là, nói nhiều hơn nhân vật biết). Trong thuật ngữ thứ hai, [định tiêu điểm nội tại - internal focalization], Narrator = Character (người kể chuyện chỉ nói từ góc nhìn của một nhân vật đã biết); đây là chuyện kể với 'điểm nhìn' theo Lubbock, hoặc với 'trường hạn chế' theo Blin; Pouillon gọi nó là 'tầm nhìn trùng'. Trong thuật ngữ thứ ba [định tiêu điểm ngoại tại - external focalization], Người trần thuật <Nhân vật (người kể chuyện nói ít hơn nhân vật biết); điều này là sự trần thuật 'khách quan' hay 'behaviorist' trần thuật, cái

mà Pouillon gọi là 'tầm nhìn từ bên ngoài.” (Gerald Genette, 1980) (Trang 188-189,

NTH dịch từ bản tiếng Anh).

Genette Todorov Pouillon

Omniscient

narrator Zero focalization Tiêu điểm zero

Narrator>Character Người trần thuật đứng Vision from behind sau tất cả nhân vật Internal focalization

Tiêu điểm nội tại Narrator=Character

Vision with Người trần thuật núp sau

nhân vật nào đó Objective/

behaviorist narrator

External focalization

Tiêu điểm ngoại tại Narrator<Character

Vision from without Người trần thuật khách quan biết ít hơn nhân vật Bằng cách kiểm tra các đặc điểm của khoảng cách trần thuật và các chi tiết của thức trần thuật, chúng ta có thể làm rõ các cơ chế được sử dụng trong hành động trần thuật và xác định chính xác những phương thức lựa chọn mà tác giả đưa ra để sắp xếp trật tự cho câu chuyện của mình. Việc sử dụng các khoảng cách tự sự khác

nhân vật trần thuật tự thuật những người sử dụng trần thuật đồng thuật và tiêu điểm bên trong và lời nói của họ là lời trực tiếp. Điều này chắc chắn sẽ tạo ra một ảo giác mạnh mẽ về tính hiện thực và sự tín nhiệm dành cho câu chuyện.

Tại sao tác giả lại chọn tiêu điểm này hay tiêu điểm khác? Điều này có ý nghĩa nghệ thuật như thế nào? Chính là những câu hỏi đặt ra khi ta nghiên cứu cấu trúc bề sâu của các tác phẩm tự sự.

1.2.2.2. Tiêu tố (Focalizer)

Là nhân tố mà điểm nhìn của anh ta định hướng cho văn bản trần thuật. Văn bản được neo giữ trong điểm nhìn của một tiêu tố khi nó biểu đạt (và không vượt qua) tư tưởng, suy ngẫm và hiểu biết của tiêu tố, những tri nhận thức và tưởng tượng của anh ta cũng như định hướng văn hóa và ý hệ của anh ta. Khác với định tiêu điểm, tiêu tố phần lớn là các nhân vật trong truyện kể, kể cả nhân vật tự thuật. Đặc tính của tiêu tố là suy nghĩ và cảm xúc của anh ta sẽ ảnh hưởng trực tiếp đối với người đọc, người nghe chuyện. Điểm mà anh ta đứng sẽ cho anh ta cái nhìn khác nhau. Chọn điểm nhìn của ai sẽ ảnh hưởng đến cái nhìn của tác phẩm.

Cần nói thêm rằng: “người tiêu điểm hóa không phải là người phát ngôn trong truyện (trừ trường hợp người tiêu điểm hóa cũng đồng thời là người kể chuyện tường minh). Người tiêu điểm hóa có thể là người kể chuyện, có thể là nhân vật; có

thể không là ai trong số hai người này.” (Nguyễn Thị Thu Thủy, 2016). Đồng thời

Nguyễn Thị Thu Thủy xác lập vị trí của tiêu tố so với người kể chuyện thành ba dạng thức: người tiêu điểm hóa là người kể chuyện; người tiêu điểm hóa là nhân vật; người tiêu điểm hóa vừa là nhân vật vừa là người kể chuyện.

1.2.2.3. Tiêu điểm cố định, tiêu điểm biến đổi, đa tiêu điểm, tiêu điểm tập thể

Tiêu điểm cố định (fixed focalization) trình bày các sự kiện trần thuật từ một điểm nhìn bất biến của một tiêu tố đơn nhất.

Tiêu điểm biến đổi (variable focalization) trình bày các đoạn của câu chuyện như thể được nhìn qua điểm nhìn của nhiều nhân vật.

Đa tiêu điểm (multiple focalization) kĩ thuật trình bày một đoạn nhiều lần, mỗi lần nhìn qua mắt của một tiêu tố (nội tại) khác nhau.

Tiêu điểm tập thể (collective focalization) định tiêu điểm thông qua người trần thuật số nhiều hoặc một nhóm nhân vật.

Vì vậy: “Thức đã giúp phân biệt giữa người kể chuyện là người kể câu chuyện với người phản ánh hay người tiêu điểm hóa là người không làm việc đó mà hiện tại

chỉ là người nghĩ hoặc cảm thấy trực tiếp đối với độc giả.” (Nguyễn Thị Thu Thủy,

2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận truyện ngắn alice munro qua một vài khái niệm tự sự của gerald genette (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)