Ngôn ngữ giao tiếp thư tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận truyện ngắn alice munro qua một vài khái niệm tự sự của gerald genette (Trang 136 - 142)

3.2. Chọn lựa chủ động vị trí của người trần thuật

3.2.2.Ngôn ngữ giao tiếp thư tín

Nhằm tạo ra không gian khách quan nhất cho truyện kể, Munro khiến cho hình thức chọn lựa người kể trở nên đa dạng không chỉ có người kể dị thuật mà còn đặt giọng kể vào những nhân vật ít quyền năng hơn. Họ có thể cất tiếng nói kể chuyện một cách công khai nhất thông qua những bức thư tín. Điều này bạn sẽ gặp với tần suất thường xuyên trong 11 truyện ngắn Trốn chạy, Tình cờ, Sắp rồi, Nín lặng, Đam mê, Thần lực, Về đâu, Người tình; Ghét, thân, thương, yêu, cưới; An ủi,

Cột và dầm chiếm tỉ lệ 36%. Các tác phẩm đều thuộc tự sự có phương thức giao tiếp

tần xuất lẫn nội dung được kể đều đặn gồm 9 bức chỉ trong Ghét, thân, thương, yêu, cưới và 4 bức trong Thần lực cùng 7 ngày nhật kí trải đều qua 3 tháng.

Việc làm này giúp chia thêm quyền lực kể chuyện cho nhân vật, điều này khiến cấp bậc trần thuật được nới rộng ra. Munro chọn hình thứ thư tín là cách kể tự thuật sẽ mang lại sự tin tưởng cũng như những tâm tư được bộc lộ chẳng vì thế mà xa cách. Genette cũng từng khẳng định “sự xuất hiện của điểm nhìn nhân vật […] là kết quả của sự phân hóa, cũng tức là sự thu hẹp tiêu điểm và quyền lực của người kể chuyện toàn tri, là sự tự hạn chế quyền lực của kẻ toàn tri. Sự san sẻ quyền lực tự sự ấy làm thay đổi cấu trúc tự sự, khiến nó phức tạp hơn, người đọc phải có tính tích

cực nhiều hơn trong tiếp nhận tự sự.” (Trần Đình Sử et al., 2018). Điểm nhìn mới

của nhân vật dưới giọng kể thư tín chính là nhân tố để không gian truyện kể hư cấu nhưng mang đến cảm giác trong người đọc lại rất thật. Là một thủ thuật nhỏ nhưng lấy đi tấm khăn tàng hình mà người kể chuyện dị thuật đặt mình sau nhân vật, khiến cho nhân vật được tự mình nói lên câu chuyện của đời mình mà không có sự tác động nào của người kể khác. Những chuyển đổi bề sâu này của hình thức khiến cho truyện ngắn của Munro có được sự tinh tế khéo léo trong các đề tài vốn dĩ quen thuộc. Những nhân vật trong truyện ngắn Munro họ không chỉ được cất tiếng nói của mình thông qua hình thức đối thoại và độc thoại như một kênh giao tiếp thường thấy, mà những điều vốn hiển nhiên ấy lại được chuyển động theo cách khác biệt hơn như cách mà lời nhân vật được diễn ngôn gián tiếp đưa ra kiểu chào mời, rồi để họ nói những tiếng nói giản dị, theo cách sử dụng đúng kiểu tính cách mình trong thư tín đều giúp cho truyện ngắn Munro không cần phải trau chuốt câu từ hay thêm nhiều chi tiết rậm rạp, đơn giản chỉ là tạo ra không gian đủ rộng, sự im lặng cần có, và chiều sâu của sự thật khách quan… lại thâu tóm được toàn cảnh chân dung một con người. Cận cảnh nhìn rõ họ ở chân dung và soi rọi đủ tâm lý với những biểu hiện nhỏ nhặt nhất. Họ là Johanna với giọng thư bộc trực như cái cách mình quản lí gia đình ông McCauley. Với bức thư đầu tiên, nghe chuyện đời của cô gái 23 tuổi như một bản sơ yếu lí lịch để Ken Boudreau biết về mình “Em sinh ra ở Glasgow, nhưng mẹ bỏ em khi bà đi lấy chồng. Em được đưa vào nhà cô nhi khi mới được năm tuổi. Em

cứ chờ bà quay lại đón em, nhưng bà không bao giờ trở lại và em quen dần với mọi thứ ở đó, và mọi người cũng không Tệ. Năm mười một tuổi, em được đưa sang

Canada theo một Chương trình hỗ trợ và sống với bà Dixon.” (Alice Munro, 2016).

Giọng điệu của bức thư cũng chính là ngôn ngữ nhật kí Johanna, Munro chẳng bỏ bớt đi sự vụng về ngay cách Johanna dùng từ ngữ của cô gái “chẳng mấy khi được đi” học từ năm mười một tuổi. Mà đôi khi, cái khuyết điểm trông hạn chế ấy của nhân vật lại làm cho không gian truyện kể đến gần đời thật rõ hơn. Đó cũng là dòng thư Carla viết cho Clack khi cô Trốn chạy anh “Em đã đi rồi, em sẽ ổng”. Sự chính xác của từ ngữ là sai lệch, cô ấy cảm thấy mình ổn nhưng nghĩa của từ cô ấy dùng thì thực sự chẳng ổn tí nào: “ổng”. Cũng như cô cảm thấy ổn khi quyết định phải rời đi nếu không muốn sẽ bị tổn thương sâu hơn, nhưng cô lại nhận ra nó chẳng ổn thêm khi cô đã quen với sự thô lỗ, cục cằn của người chồng mà mình đã chung sống ba năm qua. Đó còn là hình ảnh của Eric, anh chàng giữ lấy ngôn từ khi viết nhầm trong bức thư dành cho Juliet “Anh thường hay nghĩ về cảnh em ngồi ngắm xao sao. Em thấy chưa anh vừa với viết nhầm là xao, đêm đã khuya rồi và giờ này lẽ ra anh đã đi ngủ” (Alice Munro, 2015b) như là cách anh thấy bối rối trước những cảm xúc dành cho cô gái mình găp trên chuyến tàu đến Vancouver. Cuộc đời của những con người mà Munro thấy, bà kể nó bằng thứ văn chương giản dị nhất, nhưng chớ lầm tưởng đó là kiểu văn chương hời hợt, nó thực sự được làm nên từ con người hiểu sâu sắc về cuộc đời. Mọi lời lẽ trong thư là những lời kể nội tâm nhất, bởi thư tín là một dạng của thể loại ký, phản ảnh rõ nét những gì mình nhìn và cảm thấy. Việc đem người kể chuyện thư tín xuất hiện thêm trong các phân cảnh nhân vật đã nói được nhiều hơn có thể. Munro trao cho họ đặc quyền được lên tiếng dù mình đã nằm trong góc kể của câu chuyện từ người khác.

Một đặc điểm khác ở người kể thư tín bà chọn, là họ hoặc nói đơn giản nhất như dòng note hoặc đủ đầy như ta buộc trải lòng ra hàng trăm con chữ qua cả một, hai hay ba trang giấy in. Với dạng thư nhắn gửi, mỗi nhân vật đều chọn cho mình dòng nhắn tối giản nhất như khi Carla rời bỏ Clack với những năm tháng của hạnh phúc, đắm say cả tủi hổ lẫn tổn thương, nhưng rồi cô chỉ thốt lên vỏn vẹn “em đã đi

rồi, em sẽ ổng” để gửi lại Clack qua hộp thư nhờ gửi. Nếu không thể nói hết được ý cần nói, thì còn gì hay hơn khi đó phải là lời nói kiệm lời nhưng đủ khắc họa được điều ta muốn kể. Munro có quyền để người kể bằng lời trần thuật gián tiếp để nhân vật nói ra qua khung truyện kể được chứ, nhưng bà vẫn đặt nó trong lăng kính của thư tín, nghĩa là lời kể này, phát ngôn này sẽ chất chứa nhiều điều hơn. Đó là lời mà một người vợ dù không cảm thấy đủ đầy, nhưng hạnh phúc theo cái cách mà cô chọn sống. Ra đi là để quay trở về, nên lời nhắn gửi cũng là để Clack chỉ thấy an tâm hơn, rằng cô sẽ ổn, sẽ ổn để chọn lựa việc mình làm, để người cô chọn lựa ba năm trước đến nay chưa bao giờ là lời trách móc. Cũng là dự thuật mà Penelope gửi mẹ “hy

vọng con sẽ được gặp mẹ vào chiều Chủ nhật. Đến lúc rồi.”. Hai mươi mốt tuổi, độ

tuổi mà ngày trước mẹ Juliet đã rời bỏ gia đình đến sống cùng Cha Eric. Nay độ tuổi ấy cũng “đến lúc rồi”. Mọi gánh nặng của áp lực mẹ từng đặt nó sang con. Đi qua những chông chênh mà như Juliet cũng thừa nhận có lẽ cô không thực sự cần thiết với chính con mình “Ở con bé có gì đó như lòng tốt, tính khe khắt, sự thánh thiện và cả tính trung thực khẳng khái. Bố em từng hay nói về những người mà ông không thích là ông không có lợi ích gì cho người đó. Lẽ nào những lời bố em nói lại đúng

theo nghĩa đen? Rằng em không có ích lợi gì cho Penelope.” (Alice Munro, 2015b).

Penelope không còn đức tin để dựa vào bởi gia đình cô chọn lựa sự vô thần trong nhìn nhận cuộc đời. Mẹ cô coi tâm linh là thứ không cần đáng có “cô phát ọe trước cụm từ tâm linh, nó dường như mang trong mình – như cô thường nói – tất tật mọi thứ, từ cối kinh cho tới lễ Mét trọng. Cô không bao giờ nghĩ Penelope, với trí thông

minh của con bé. Lại đi gắn mình vào bất cứ cái gì đại loại như vậy.” (Alice Munro,

2015b). Là của Maury gửi Grace, vị hôn thê của mình đã chạy trốn cùng anh trai cùng mẹ khác cha. Cảm giác thương tổn sẽ được lấp đầy khi anh đã cố liên lạc nhưng không thể được với Grace qua điện thoại, anh chọn lựa giọng nói rõ ràng hơn qua dòng thư nhắn: “Hãy nói anh ta bắt buộc em. Chỉ cần nói là em đã không muốn đi.”. Sự kiệm lời ấy là đủ để có thể xoa dịu mọi thứ, và lấy lại chúng như có thể ban đầu. Nhưng rồi việc hồi âm của Grace cũng rõ ràng và không thể ngắn gọn hơn của “Em

Và sự sống theo ngã rẽ khác của cô gái, mà bốn mươi năm sau quay trở về nó vẫn thôi ray rức, soi rõ. Nó vẫn khắc dấu in trong lòng cô bởi đó là lời cô chọn, là điều cô làm, là cách cô đã sống. Em đã muốn, đã đi, giờ thì đã chấp nhận nó như một phần của đời mình. Hay như là thư Greta gửi Harris. Chẳng đầu chẳng cuối, cũng không lấy thông tin từ người gửi bị sợ mọi thứ có thể phanh phui. Cô đau đáu nỗi nhớ về gã đàn ông gặp gỡ trong bữa tiệc, một đoạn đường quá ngắn đề về nhà nhưng lại quá dài khiến cô dày vò mình. Phải lục lọi mọi thông tin chỉ để biết gã là ai và đia chỉ có thể gửi bức thư cô viết là ở đâu. Chính vì vậy cô tém gọn nó vào trong khuôn chữ “em viết thư này như bỏ mảnh giấy vào chai. Thế thôi, hy vọng. Sóng xô về đâu, về Nhật

Bản ngày mai.”. Giọng điệu mơ màng như chính cách mà cô đang sống. Loay hoay

tìm kiếm tri kỉ, chọn lựa những đam mê bất chợt. Có thể cô thấy mình có lỗi với chồng với con, và rồi chính cô cũng chẳng biết mình có thể thả trôi Về đâu để mà lại thêm một lần, thêm vài ngày ân ái với kẻ xa lạ. Để đứa trẻ con cô sau chuyến lạc bước khi tìm mẹ trên tàu, giờ lại buông tay để mẹ mình hôn gã đàn ông khác. Và cuộc đời cô chẳng biết “xô về đâu”. Nhẹ nhàng, thường tình, nhưng lại đau đáu như nhận ra một thứ gì đó hiện hữu quanh ta. Phí lí và ngộ nhận, chẳng thể lí giải nhưng lại cứ tuân theo. Hay đơn giản hơn chỉ là dòng nhắn ruột ngựa của Roxanne gửi ông McCauley “Nói thật là cháu nghĩ bác và cái cô làm thuê sẽ không thể làm chủ được

tình hình khi bọn con trai bu đến xung quanh con bé.” để đưa cô cháu gái đến ở cùng

mình.

Đó còn là những dòng thư tín của giọng kể muốn nói thật nhiều về cuộc đời của mình như Johanna bộc bạch để có thể nhận được sự tin tưởng từ Ken Boudreau. Hay là giọng pha trò, bông bùa ngọt lịm của hai thiếu niên mới lớn Sabitha và Edith đóng vai người cha cợt nhã tán tỉnh cô giúp việc hòng mua vui được vài phút giây. Rồi sự chất vấn đến người anh họ Ollie khi anh khiến cuộc sống của cô bạn Tessa có thể bị xáo trộn, cùng hàng loạt những lo lắng trước việc Tessa có thể tin tưởng Ollie nhiều hơn. Cũng như sự chanh chua đôi phần của gã trai biết thức thời như Ollie. Mọi dòng viết họ nói ra đều phản ánh chân thật chân dung họ nhất, tính đời thường dung dị của những lá thư thăm hỏi. Đó có thể là những kiểu câu vụn vặt của chính

tâm tư mình muốn nói. Mọi bức thư dài hơi, mọi giọng nói nhiều nội dung mà bà tạo ra trong khung truyện khiến cho câu chuyện có thêm khoảng lặng của những nghĩ suy. Nếu giảm tốc của miêu tả giúp câu chuyện có độ thư giãn về mạch thời gian trong hình thức thì tự sự thư tín của những bức thư giúp không gian tĩnh lặng bởi nội tâm nhân vật được chọn lựa cất tiếng. Họ là Juliet viết những bức thư cho cha mẹ, cô có thể giấu đi những gì mình cần kể về người đàn ông trong niên cần bầu bạn rồi tìm đến cái chết. Hay như Greta phải đóng giả những vui vẻ để cho chồng mình được an tâm về chuyến nghỉ hè của hai mẹ con. Với Munro mọi lời hỏi thăm, những câu chia sẻ với bà chưa bao giờ là thứ có thể nên tin, cho dù nó có thể xuất phát từ chính những người thân thiết hết mực bên ta. Lời nói vậy cho dù là chính họ phát ra, nhưng chưa bao giờ có thể gọi tên là chính họ được. Greta có thể hạnh phúc báo tin cho chồng mình về cuộc gặp gỡ với gã trai Greg với con gái mình, nhưng lại giấu nhẹm đi những phút giây mình để con gái đi lạc, co ro trong góc nối toa tàu, hay chân thực hơn là phút giây say mê ân ái giữa cô và gã trai mới quen biết ấy. Cũng như cái cách mà Ollie khẳng khái trả lời xưng hô với Nancy rằng “tôi” và “cô” như thể gã tin mình là người được lựa chọn cho Tessa cũng như Tessa tin mình chấp nhận nghĩ

Thần lực mình để đi với gã. Mọi câu nói là có thật, nhưng nghĩa thực sự của nó thì

chẳng thể chân thật chút nào. Còn gì đáng tin và rõ nét hơn khi nó được kể ra bằng chính giọng nói của nhân vật ấy. Những câu nói như:

Tôi không biết vì sao luôn thấy bồn chồn và cô đơn trong tâm, có lẽ là số phận. Tôi cũng gặp gỡ và chuyện trò với mọi người, nhưng đôi khi tôi tự vấn, Ai là bạn mình? Rồi lá thư của em đến và em viết cuối thư, “Bạn anh”. Rồi tôi nghĩ, Có phải cô ấy nói thật không? Và nếu Johanna nói với tôi rằng em coi tôi đúng là một người bạn

thì thật là một món quà Giáng sinh ý nghĩa. (Alice Munro, 2016).

Hay rõ ràng, sâu thẳm:

Nhưng anh buồn cực độ khi tỉnh dậy mà không thấy em ở bên. Anh tự vấn có cách nào em bay xuyên không gian đến với anh được không, dù anh biết điều đó không

được đón nhận như em. […] Anh không muốn dừng bút vì giờ đây anh cảm thấy như mình đang ôm chặt em và đang thì thầm vào tai em trong bóng tối nơi căn phòng riêng tư của chúng mình, nhưng anh phải nói lời tạm biệt thôi, và cách duy nhất anh có thể kết thúc bức thư là tưởng tượng rằng em đang đọc những dòng này và đỏ mặt lên. Nếu em đọc trên giường khi đang mặc váy ngủ và nghĩ về vòng tay của anh

đang ôm chặt em thì càng tuyệt. (Alice Munro, 2016).

Lời văn của thư tín là lời độc thoại nội tâm mở rộng vốn nó được thể hiện bằng lời nói nửa trực tiếp, có đối thoại tưởng tượng trong dòng ý thức đã làm nên khung truyện như những phút tâm tình bên giường ngủ nhẹ nhàng và lắng sâu, dễ nghe và tin tưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận truyện ngắn alice munro qua một vài khái niệm tự sự của gerald genette (Trang 136 - 142)