Tác nhân tự sự người trần thuật và hành động trần thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận truyện ngắn alice munro qua một vài khái niệm tự sự của gerald genette (Trang 36 - 41)

1.3. Thái (Voice)

1.3.3. Tác nhân tự sự người trần thuật và hành động trần thuật

truyện kể không có người kể chuyện, phát ngôn không có cách phát ngôn, đó là những ảo tưởng đơn thuần […] Đã có ai bác bỏ sự tồn tại của một ảo tưởng bao giờ chưa? […] Truyện kể không có người kể chuyện của anh ta có thể tồn tại, nhưng đã từ bốn mươi bảy năm nay tôi đọc truyện, tôi chưa thấy loại truyện đó ở bất cứ đâu. Và lại, đáng tiếc là một điều khoản lịch thiệp đơn thuần, bởi vì nếu tôi gặp một truyện kể kiểu đó, tôi sẽ chạy mất dép: truyện kể hay không phải truyện kể tôi mở một quyển sách, thì chính là để tác giả nói với tôi. Và khi tôi vẫn chưa điếc cũng

chưa bị câm, thì thậm chí tôi phải trả lời anh ta.” (Lộc Phương Thủy et al., 2007).

Rõ ràng người kể chuyện đóng vai trò tích cực trong thế giới tưởng tượng, có người kể chuyện ta mới có câu chuyện trong truyện kể.

Tùy thuộc vào cách câu chuỵện được đưa ra, người kể chuyện cho thấy dấu hiệu về sự xuất hiện của anh ta trong truyện kể mà anh ta đang kể lại có thể tường minh hay hàm ẩn. "Do đó, chúng ta sẽ phân biệt hai loại hình tự sự này: một là với người kể chuyện vắng mặt trong câu chuyện mà anh ta kể [...], còn lại là người kể chuyện hiện diện như một nhân vật trong câu chuyện mà anh ta kể [...] Tôi gọi loại đầu tiên, vì những lý do hiển nhiên, là dị thuật (heterodiegetic), và loại thứ hai là đồng thuật (homodiegetic)." (Gerald Genette, 1980) (Trang 244-245, NTH dịch từ bản tiếng Anh). Thêm vào đó, nếu người kể chuyện đồng thuật cũng đóng vai trò nhân vật chính của câu chuyện, người đó được gọi là người trần thuật tự thuật (autodiegetic). Nếu người trần thuật chỉ đóng vai trò nhân vật phụ được gọi là người trần thuật tha thuật (allodiegetic).

Gerald Vigner cho rằng: “truyện kể trước hết là một giọng, nói với chúng ta cái sự kiện phát ra thông điệp đó. Giọng có thể biểu hiện theo nhiều cách thức khác nhau, hoặc bộc lộ trực tiếp hoặc che giấu, hoặc xác định hoặc không xác định …Dù thế nào thì trong mọi trường hợp nó phải làm thế nào để người đọc cũng có thể nhận

ra ai là kẻ đang nói trong tác phẩm” (G. Vigner, 1979). Tz. Todorov thì khẳng định:

Người kể chuyện là một yếu tố chủ động trong việc kiến tạo thế giới hư cấu […]

chính người kể chuyện là hiện thân của những khuynh hướng mang tính xét đoán và đánh giá […]. Chính nó lựa chọn lối nói trực tiếp hay lối nói gián tiếp, sự kế tiếp

tuần tự của việc trình bày hay sự hoán vị thời gian. Không có người kể chuyện thì không có truyện kể.” (Trần Đình Sử et al., 2018).

Phân chia theo quan hệ đối với câu chuyện được kể, ta có người trần thuật dị thuật (heterodiegetic) và người trần thuật đồng thuật (homodiegetic). Người trần thuật dị thuật không hiện diện như một nhân vật trong câu chuyện do người đó kể, và tự sự này được xem là tự sự dị thuật. Người trần thuật đồng thuật hiện diện như một nhân vật trong câu chuyện do người đó kể, tự sự này gọi là tự sự đồng thuật.

Trong tự sự đồng thuật, nếu người trần thuật cũng đóng vai trò nhân vật chính thì đây là tự sự tự thuật và người trần thuật tự thuật. Còn nếu người trần thuật chỉ đóng vai trò nhân vật phụ thì đây là tự sự tha thuật và người trần thuật tha thuật.

Phân chia theo cấp độ giao tiếp, ta có người trần thuật ngoại thuật (extradiegetic) và người trần thuật nội thuật (intradiegetic). Người trần thuật ngoại thuật là người trần thuật đứng cao hơn so với câu chuyện mà người đó kể lại. Người trần thuật nội thuật là người trần thuật cũng là một nhân vật được kể trong tự sự đầu tiên do người trần thuật ngoại thuật kể lại.

G. Genette cũng cho rằng: “người kể chuyện trong tiểu thuyết có năm chức năng: 1) Chức năng kể; 2) Chức năng chỉ huy tự sự, chỗ nào bắt đầu, chỗ nào dừng lại…; 3) Chức năng bình luận, đánh giá; 4) Chức năng truyền đạt, tức là thực hiện

giao tiếp với người đọc; 5) Chức năng chứng thực, chứng kiến, tạo sức thuyết phục.

(Trần Đình Sử et al., 2018). Mặc dù Genette phủ nhận các khái niệm ngoài văn bản bao gồm cả khái niệm về tác giả, nhưng chính ông lại gộp các chức năng của tác giả vào cả cho người kể chuyện của mình. Điều này khiến cho người kể trong khái niệm của Genette càng trở nên quan trọng, mặc dù như ta biết một câu chuyện được xem là truyện kể khi nó phải có người kể chuyện. Trong tự sự bằng lời kể hay tự sự phi nghệ thuật người kể chuyện luôn đứng cao hơn câu chuyện mình muốn nói, nhưng với văn xuôi hư cấu thì người kể chuyện vốn chỉ là một phần trong văn bản được kể ra để kể chuyện. Việc ta khảo sát người kể chuyện từ câu hỏi anh ta là ai? Đứng ở vị trí nào? và xuất hiện trong truyện kể có mội quan hệ với các nhân tố khác ra sao? Quyền lực của anh ta đến đâu?... là những câu hỏi giúp ta khám phá sâu sắc hơn

những gì mà truyện kê đem lại, cũng như tìm kiếm được sự đồng cảm nhất định trong chính trường kể mà người kể trao chìa khóa buộc ta giải mã. Mặc dù, khái niệm người kể chuyện “chưa được các nhà lí luận văn học thống nhất hoàn toàn” (Trần Đình Sử et al., 2015a). Nhưng “qua các công trình của những nhà nghiên cứu thế hệ sau, kết hợp “phương pháp hình thức” với “mĩ học tiếp nhận” đã đưa ra được quan điểm tương đối rõ ràng về người kể chuyện.” (Trần Đình Sử et al., 2015b).

Tiểu kết chương 1

Những khái niệm thời, thái và thức nhằm giúp nghiên cứu cấu tạo cũng như thủ pháp của kỹ thuật tự sự mà Genette đem đến. Nó còn là những công cụ hữu ích để ta giải quyết thấu đáo khi phân tích diễn ngôn trần thuật với các kỹ thuật mà một truyện kể có thể xây dựng nên.

Chương 2. ALICE MUNRO – ĐA DẠNG HÓA KẾT CẤU THỜI GIAN TRUYỆN KỂ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận truyện ngắn alice munro qua một vài khái niệm tự sự của gerald genette (Trang 36 - 41)