Cỗ máy thời gian trong tay nhà thiết kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận truyện ngắn alice munro qua một vài khái niệm tự sự của gerald genette (Trang 64)

2.2.1. Thiên biến thời gian trong mạch kể

Trật tự đem lại khung ghép cho căn nhà thì trường độ chính là ghép nối căn chỉnh nhịp điệu theo mục đích của người kể chuyện. Nó nhằm lôi kéo người đọc, họ sẽ dừng lại ở căn phòng nào để thư giãn, rồi lướt nhanh hay chiêm nghiệm kĩ lưỡng hơn tại mặt tiền, sân sau, hay phòng khách…trong khung thời gian hạn hẹp mà độc giả được định lượng trong văn bản chuyện kể. Munro lựa chọn cho mình căn nhà của tình yêu tuổi trẻ với những khao khát rất mực bản năng; là những suy tư lo lắng của người già khi biết mình có thể đang dần lãng quên mọi chuyện với bệnh suy giảm trí nhớ, hay chọn lựa cho mình cái chết khả dĩ nhất để bản thân được soi mình lại trong quãng đời mình đã được sống, được làm kiếp người. Một mớ hỗn độn của tình yêu, hôn nhân, gia đình, bệnh tật và cái chết. Lúc này, việc thiên biến được nhịp thời gian là thủ thuật đãi cát tìm vàng của bà trong quá trình dẫn nhịp mạnh kể. Vì khung thời gian đời người thì biết bao nhiêu sự kiện xảy ra, điều gì được tỉnh lược điều nào cần tóm tắt trôi nhanh; và khoảnh khắc nào được lưu giữ lại, ngày tháng nào đặc biệt nhất làm nên bước chuyển của đời người; và đối thoại nào cần lắng nghe… Khả năng xử lí những điều trên mô tả được nhờ qua bốn chuyển động mà Genette đem lại. Munro với bí quyết riêng của mình khi đạt đến độ tinh xảo, nhà thư ký viện hàn lâm Thụy Điển đã gọi tên là “bậc thầy truyện ngắn đương đại”.

Yếu tố thành công đầu tiên là chọn lựa nội dung để căn chỉnh nhịp cho mạch kể. Có hai yếu tố cơ bản để xác định truyện kể trước khi dùng thủ pháp xây dựng nhịp điệu thời gian, đó chính là nội dung và thể loại. Bởi thể loại sẽ có những qui định riêng khi ta muốn nắm bắt khung thời gian cho mạch kể. Với mảnh đất giới hạn về độ dài của truyện ngắn, việc lấy tinh bỏ thô là việc làm cần thiết vì thời gian của cuộc đời khi được chắt lọc tại những khoảnh khắc nhìn thấu bản ngã nhất mới có thể dung chứa được trong dung lượng thời gian của văn bản truyện ngắn đang được đếm bằng số trang sách. Mặc dù với Munro độ dài truyện ngắn của bà được nhận định là tương đối lớn, trong 31 truyện ngắn khảo sát có đến 19 truyện ngắn có độ dài hơn 30 trang, trong đó có truyện ngắn nổi bật như Thần lực với 90 trang; Ghét, thân, thương,

yêu, cưới 60 trang; Trốn chạy, Gấu trèo về qua núi 59 trang… Điều này góp phần khiến nhịp thời gian truyện kể của bà có phần linh hoạt hơn, có thêm khoảng trống để làm đầy những chắt lọc mình đã chọn. Ví như độ tuổi đôi mươi hay đã ngoài lục tuần của một nhân vật cũng gọn ghẽ trong chục trang sách, vừa đủ thấu hiểu nhưng cũng để lại dư âm mà văn bản trong quá trình giao tiếp buộc người đọc phải theo nó. Carla có ba năm rời bỏ gia đình chạy theo tiếng gọi bản ngã mà nàng vốn đã nhầm lẫn nó là tình yêu được căn chỉnh trong 59 trang sách của 1 ngày được chọn Trốn chạy phơi bày mọi uẩn ức cho người đọc soi thấu; Katy của Về đâu, người mẹ trẻ với những rong ruổi tìm kiếm hương vị đam mê ân ái dù chàng trai Peter chồng ả là người đàn ông chưa hoàn hảo bởi khô khan của người kĩ sư xây dựng nhưng cũng là người tận tụy với gia đình. Bản ngã thôi thúc người đàn bà lạc lối tại bữa tiệc rồi lầm đường trên chuyến tàu đến mức để lạc đứa con thơ chắc chắn không phải của kẻ tìm kiếm tình yêu mà chỉ lấp liếm nó cho sự thèm muốn nhục dục, được kể lại đủ tinh trong 39 trang sách với đúng dung lượng thời gian của một ngày trên chuyến tàu mà Katy tìm đến bạn tình của mình. Rất nhiều truyện ngắn của bà chỉ chọn lựa một ngày trong vô vàn những ngày mà con người ta được sống: đó là ngày nàng Johanna tìm đến nơi người đàn ông là cha của cô gái đang ở trong căn nhà của ông ngoại mà Johanna là người giúp việc. Chính những trò đùa vô thưởng vô phạt của người con gái muốn châm chọc thân phân của kẻ mồ côi sống nương nhờ người nuôi hộ, rồi phải từ bỏ gia đình họ bởi cái chết của người bà cưu mang mình, nay làm việc nhà cho ông ngoại mình đã mang đến cơ hội tình yêu không ngờ cho người cha nghiện rượu sau khi vợ mất, cho người con gái lầm lũi chưa một lần biết thế nào là được quan tâm tán tỉnh nay có cơ hội mạnh dạn chạy đến bên người ghép mối cuộc đời cho mình của Ghét, thân, thương, yêu, cưới. Đó cũng là một ngày Helen 42 tuổi với căn bệnh ung thư đang mang đứng trên chiếc Cầu phao cùng chàng trai trạc 17, 18 mới gặp gỡ khi đứng đợi người chồng đang vô tư bỏ lại vợ mà thỏa mãn những gì được cho là mang lại niềm vui cho mình. Là ngày Nina được An ủi loay hoay xử lí cái xác của Lewis chồng mình khi ông chọn phương cách tự tử sau những đấu tranh thua thiệt về tôn giáo có phần cực đoan và khiên cưỡng mà ông gây nên với chính vợ

mình và cả những học sinh hay bất kì ai có thái độ khác biệt ca ngợi. Là ngày vướng phải cây Tầm ma hay có thể là cỏ rễ sỏi của người phụ nữ hai con đã li hôn. Nay có thêm tình nhân nhưng còn ngờ ngợ về cảm giác với người đàn ông đang chọn, ngờ ngợ về thái độ mình đang sống với mọi điều xung quanh lại có thêm cuộc phiêu lưu ái tình với người bạn trai từ thuở thiếu thời tại nhà một người bạn thân. Ngày mà Meriel Điều còn ghi nhớ định trao cả cuộc đời mình sau những yêu đương với kẻ cho đi nhờ xe khi chồng phải đi ngã rẽ khác để về nhà cuối buổi lễ mà cả hai vợ chồng đến viếng tang lễ một người bạn. Là ngày là cô gái Queenie 18 bỏ trốn cùng gả đàn ông luống tuổi vừa mất vợ rồi chính cô lại bỏ trốn ông khi gặp gỡ cậu học trò dạy nhạc trong một buổi tiệc tối tại nhà trong truyện ngắn mang tên chính mình Chị Queenie. Là ngày mà ông Grant Gấu trèo về qua núi chọn đưa Nina vợ mình vào viện dưỡng lão; tưởng những quan tâm yêu thương người vợ sau khi có thể quên mình mà nhớ lấy người bạn già Aubrey đang ở viện phải trở về nhà vì gia đình không đủ kinh phí, Nina trở nên tiều tụy hơn khiến ông tìm đến nhà người vợ Aubrey xin mang ông trở lại viện, ấy thế nhưng cái ngày gặp gỡ ấy cũng chính là ngày ông đưa Aubrey quay lại sau cơn hồi phục của vợ không còn là việc làm trong sáng nữa mà là sự tính toán vị kỉ cá nhân. Là Grace trong ngày lễ tạ ơn để những Đam mê dẫn lối cho cuộc chạy trốn với chính người anh trai chồng sắp cưới trong lần gặp gỡ đầu tiên. Là ngày Robin để quên chiếc xắc khi đi xem kịch có cuộc hẹn với chàng trai trúng tiếng sét ái tình, Daniel hẹn năm sau hai người gặp lại để chứng thực cho cảm xúc này có còn lưu, đến ngày ước hẹn Robin bị Mắc lỡm khi nhìn nhầm người em sinh đôi Daniel là anh, cô giữ lại những khổ đau riêng với ánh nhìn hờ hững như kẻ xa lạ của em trai Daniel. Mãi đến cuối đời mới biết được sự thật khi em trai đến viện điều dưỡng nơi Robin làm việc…

Ở Munro, bạn có thể sống trọn vẹn một kiếp người nhưng tại một khoảnh khắc biến động ái tình sẽ khiến cuộc đời của bạn không còn có thể vào guồng tự chủ. Khoảnh khắc 24h ấy đủ để Munro khắc họa rõ nét chân dung của một con người, thu gọn đủ thời gian của cả một đời. Mỗi một ngày ấy dù nội dung tưởng chừng như nhau nhưng cách bà kể lại khiến ta như được đến với hàng loạt các cảnh đời, chân

dung đều xuất sắc khác biệt. Trong thời gian hữu hạn của đời người ấy, điều khiến cho ta có thể lạc nhịp nhanh nhất không gì có thể qua tiếng sét của ái tình, hay bản năng tình dục khi ta bị hấp lực của bạn tình làm ta trốn chạy tất cả để được sống như kiếp thiêu thân, lao vào lửa mà quên đi mình có thể sẽ phải tổn thương, lao vào tình để rồi quên mất bên mình còn ai và chính mình còn lại gì. Chính ngôi nhà đầy hỉ nộ ái ô của uyên ương như thế nên Munro luôn căn chọn người trẻ trong khung tuổi đôi mươi, độ tuổi của sự liều lĩnh và cho phép mình được liều lĩnh như Carla 18 (Trốn chạy), Juliet và Penelope 21 (Tình cờ, Sắp rồi, Nín lặng), Grace 20 (Đam mê), Robin 26 (Mắc lỡm), Tessa 24 (Thần lực), Johanna 23 (Ghét, thân, thương, yêu, cưới), Lorna 24 (Cột và dầm), Queenie 18 (Chị Queenie), Vivien 30 (Thị trấn bạch dương), Leah 16 (Li hương), Corrie 26 (Người tình), và những người vợ sau năm mười năm hôn nhân như Katy (Về đâu), Meriel (Điều còn ghi nhớ). Và những người ông người bà đã bước qua tuổi lục tuần, thời gian của họ là lắng đọng để nhìn lại mình theo cách bình thản nhất như Nina (An ủi), Alfrida (Đồ đạc gia đình), Fiona 70 (Gấu trèo qua núi), Nancy (Thấp thoáng mặt hồ), Vợ Fanklin 71 (Dolly).

Trong tập truyện Ghét, thân, thương, yêu, cướiTrốn chạy, Munro lựa chọn nhịp điệu chính là thời gian một ngày, những chuỗi thời gian trước, sau và trong sự kiện ngày ấy được tỉnh lược, tóm tắt, cảnh, miêu tả theo nhịp canh chỉnh vô cùng tinh tế. Đó là vì nội dung cơ bản của hai tập truyện là những cuộc gặp gỡ bất ngờ làm nên số phận, thành thử độ dài dung lượng ngày là hợp lí để mạch kể thiên biến như kính vạn hoa cho khung thời gian xoay quanh nó. Nhưng với tập truyện Cuộc đời yêu dấu thì 13 trong tổng số 14 truyện ngắn đều có nhịp thời gian tịnh tiến không gói gém trong ngày chính, nó là nhịp dãn đều trong vài ngày bởi nội dung xoay quanh là những đối thoại với bản thân trong chuỗi ngày ta nhận ra cuộc đời này còn quá nhiều mới mẻ để chính mình cần phải hiểu; những tâm sự ẩn giấu, dằn vặt hay ngơ ngác trước hàng loạt hành động của mình mà đến mình những khao khát ấy chưa bao giờ biết phải làm sao cho đúng. Là Nancy với những trang nhật kí hằng ngày của mình 13/3/1927, 16/3, 1/4, 4/4, 12/4, 14/4, 30/4, 11/6 đủ để ta hiểu rõ về nàng và người chồng Wilf, đặc biệt là ngày chủ nhật Nancy kể cho Ollie nghe về cô bạn Tessa của

mình với khả năng Thần lực. Nancy chỉ muốn cho Ollie biết rằng vùng đất mình sống thực sự không hề nhàm chán, mà không biết rằng cô đã khởi nguồn cho một cuộc trốn chạy của Ollie và Tessa. Mãi đến năm 1968 Nancy nhận được tin báo từ bang Michigan ở Mĩ rằng người bạn của cô là Tessa đang ở tại dưỡng đường cần giúp đỡ. 41 năm sau, phát hiện trên đầu bạn mình có một cái lỗ, vết tích để lại từ những cuộc nghiên cứu, mà trong lòng Tessa vẫn chỉ nghĩ mình bị thất lạc Ollie. Nhưng rồi 2 năm sau, tại Vanconver vô tình trong chuyến du lịch của mình Nancy gặp lại Ollie để nghe một nửa sự thật tưởng chừng như Nancy không hề biết gì. Để rồi chính Nancy hình dung ra được cảnh sống của cô bạn mình trong 41 năm trước ra sao. Một sự trêu đùa lại gây nên chuỗi dài những biến chuyển của cả đời người. Và đó còn là những ngày mà Juliet quay về thăm Ba Mẹ cùng cô con gái Penelope 13 tháng tuổi, sau thời gian rong ruổi trốn chạy người đàn ông vô tình gặp trên chuyến tàu. Những ngày Sắp rồi khi cô trở về nhà là khoảnh khắc cô hiểu hơn về cuộc sống của gia đình mình, những tranh cãi với Don người bạn cần dựa vào niềm tin, thứ duy nhất của anh để được có lí do sống cũng là điểm nối đến truyện ngắn thứ hai Nín lặng, nơi mà Juliet có những tháng ngày dài dẵng chờ đợi người con Penelope 21 tuổi bỏ trốn biền biệt mẹ mình chỉ đến khi Juliet nay đã 65 tuổi vô tình gặp người bạn của con mới biết con gái mình nay đã là người phụ nữ ba con, mãi mê với công việc nội trợ và chăm sóc gia đình. Chuỗi ngày tự dằn vặt của Juliet được tái hiện đến nao lòng trong nhịp kể chậm rải đều có chủ định mà người kể đem đến. Nó cũng hệt như những tháng ngày mà chàng trai Jackson rảo bước trốn chạy chính bản ngã của mình, những con người sợ hãi tình dục như Jackson và Belle trong Xe lửa. Hay chàng trai và người bạn quen biết thuở thiếu thời Oneida, cả hai đều có những cô đơn, sống lay lắt cả bốn thập niên không thể vượt qua được Lòng kiêu hãnh của mình mà để cơ hội trôi đi, họ tìm đến nhau như hai người bạn giữ khoảng cách cần thiết để không thể là gia đình. Là những ngày Vivien sống tại Thị trấn bạch dương, khám phá nơi mình dạy học và chuyến phiêu lưu với kẻ hứa hôn với mình, bỏ rơi mình chỉ bởi cảm thấy bản thân không thể chịu được ràng buộc của điều gọi là hôn nhân. Là Corrie cô gái được sống trong giàu sang nhưng tật nguyền có cuộc phiêu lưu tình ái

gần 30 năm với Người tình là gã đàn ông đã có vợ con, rồi bỗng một ngày cô có cơ hội ngờ vực bạn tình vì những khoản hằng năm cô phải chi trả cho kẻ được coi là tống tình gã khi dọa sẽ báo tin cho vợ gã biết. Là Ray Elliot của Li hương với công việc hằng ngày và thời gian chăm sóc người vợ mắc bệnh tim của mình, có cuộc gặp gỡ với lời ghép nối với Leah cô gái anh từng bảo vệ khi còn làm cảnh sát trực đêm. Là những ngày trong Đêm, Con mắt, Giọng nói, Cuộc đời dấu yêu được coi như là tự truyện có hư cấu của Alice Munro. Những giây phút còn đọng lại trong chuỗi ngày thơ ấu của mình đã góp nên cái nhìn về cuộc đời của bà hôm nay.

2.2.2. Ngưng đọng thời gian bằng tạo lập không gian

Genette cho rằng: “Tả cần thiết hơn so với kể, bởi vì dễ dàng tả mà không kể,

nhưng không thể kể mà không tả” (Lộc Phương Thủy et al., 2007). Cũng nhận định

như trên, Todorov lại có nhận xét: “Miêu tả, chỉ riêng nó không đủ làm nên một truyện kể, nhưng truyện kể bản thân nó lại không loại bỏ miêu tả” (Lộc Phương Thủy et al., 2007). Điều này càng minh chứng cho việc sử dụng đoạn ngưng giảm tốc trong các tác phẩm truyện ngắn Munro là thủ thuật hiển nhiên. Những đoạn viết giảm tốc ở mỗi phát họa chân dung hay xây dựng cảnh trí tại vùng đất ngoại ô Canada đều sống động.

2.2.2.1. Họa chân dung

Có một số người phàn nàn cho rằng những câu chuyện của Munro quá nhàm chán vì bà quá hiểu về nhân vật của mình: “những quần áo họ muốn chọn, những gì họ thích làm ở trường, những gì xảy ra trước đây và điều gì sẽ xảy ra sau này.” (Trúc Anh, 2016). Và bà thừa nhận điều đó bởi cuộc sống tuổi thơ thiếu thốn. Những khác biệt về giai cấp, cảnh giàu nghèo, sự dối trá, những hi sinh, cảm xúc thay đổi, hành vi cá nhân đều được bà quan sát sắc bén. Bà cũng sống trong cảm xúc mong ước những bộ quần áo mới khi còn nhỏ, cho nên đã rất nhiều lần bà viết về quần áo trong các câu chuyện của mình. Nhưng sự khác biệt ở đây không phải là việc phân tích màu sắc chân dung mà nằm ở trường đoạn Munro dùng, bởi bà không mấy khi dùng những phác họa lẻ tẻ, khi cần thiết sau những trường cảnh cả đối thoại lẫn độc thoại nội tâm bà để nhịp bỗng ngưng đọng. Sự ngừng nghỉ này là có chủ định. Vì vậy

những bức chân dung bà tạo tác luôn chú tâm vào chi tiết lẫn sự chính xác, nhất là khuôn mặt và lớp trang phục, vì chi tiết nên ta có cảm giác chính xác, và vì chính xác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận truyện ngắn alice munro qua một vài khái niệm tự sự của gerald genette (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)