Sự độc đáo của chủ thể mang điểm nhìn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận truyện ngắn alice munro qua một vài khái niệm tự sự của gerald genette (Trang 122 - 130)

3.1. Truyện kể từ điểm nhìn bên trong

3.1.3.Sự độc đáo của chủ thể mang điểm nhìn

Với căn nhà truyện kể Munro, việc lựa chọn tiêu tố đóng vai trò như người giữ ngọn lửa của căn nhà, nói theo cách bóng bẩy thì đó là ngọn lửa để thắp sáng không gian, sưởi ấm cảm xúc, và dẫn lối cho thời gian mạch truyện kể. Vì vậy người được Munro lựa chọn trao ngọn lửa trong tay chắc chắn sẽ là người có tiếng nói quyết định đến nội dung của căn nhà. Những tư tưởng, suy ngẫm và hiểu biết của cô

của chính mình sẽ làm nên điều cốt lõi mà văn bản hướng đến. Trong 31 truyện ngắn có 12 truyện ngắn sử dụng ngôi 1 chiếm 39% thì có đến 11 nhân vật nữ đóng vai trò là tiêu tố chiếm 92%. Còn lại truyện ngắn Lòng kiêu hãnh có tiêu tố là nam. Lòng

kiêu hãnh là điểm nhìn của một nam trung niên hơn 40 năm có một mối quan hệ trên

tình bạn mà không thể gọi tình yêu, là tình thân như anh em nhưng không thể đủ lớn để họ gọi tên là gia đình…hai con người cô đơn, kiêu hãnh với chính mình, cố vượt qua định kiến của những người xung quanh nhưng lại không vượt qua được bản ngã rồi tự mình giữ lấy khoảng cách được coi là an toàn nhất với Oneida, cô bạn gái quen biết từ thời trung học. Riêng mạch truyện kể ngôi 3, 19 truyện ngắn có đến 16 truyện chọn tiêu tố là nữ chiếm tỉ lệ 84%, phần còn lại bao gồm Gấu trèo về qua núi, Li hương Xe lửa nhân vật nam là tiêu tố. Tuy nhiên dù được neo giữ trong Grant, Ray hay Jackson thì các tiêu tố này luôn dõi theo cuộc sống của những người nữ xung quanh mình, họ dõi theo như tấm gương chiếu để soi lại cuộc sống của chính họ. Từ Grant với những dằn vặt khi lừa dối vợ mình, mãi cho đến khi bà Fiona đến tuổi 70 bắt đầu suy giảm trí nhớ phải chọn viện điều dưỡng để có thể tránh đi những rủi ro đến với vợ mình, và rồi một mối quan hệ mới được gặp gỡ tưởng như vì lòng tốt lại làm nền cho những vị kỉ cá nhân xuất hiện với Marian. Còn Ray anh chàng cảnh sát tuổi ba mươi trong Li hương, là người có điểm nhìn theo dõi số mệnh của hai nhân vật nữ theo suốt trường nghĩ của anh là vợ anh Isabel và Leah. Còn Jackson, một con người vì xa lánh tình dục, trốn chạy bản ngã của mình để mặc số phận mình trên những chuyến tàu dừng bước bất cứ nơi đâu được coi là trạm đỗ tạm thời. Trạm dừng sẽ trở nên yên bình, sống một cuộc sống tích cực hơn nhưng nó bất ngờ thay đổi nếu sự kiện mới đụng đến ẩn ức tính dục mà anh mắc phải. 51 trang sách là bốn lần anh chạy trốn chính mình. Mà xoay quanh cũng là những nhân vật nữ như người mẹ kế, Belle, Ileane. Những thống kê nêu trên có vẻ khô cứng, nhưng là điều cần thiết để ta đưa ra nhận định hằng số tiêu tố mà Munro lựa chọn.

Cũng vì quan tâm đặc biệt đến cuộc sống của người phụ nữ, nhấn mạnh đến những câu chuyện quanh căn bếp khiến bà nhận được nhiều câu hỏi liệu phải chăng bà là nhà văn nữ quyền. Nhưng Munro có ý cho rằng bà không biết định nghĩa về

“nữ quyền”. Bà chỉ là người hiểu những trải nghiệm của phụ nữ, và cho nó là quan trọng. Đó cũng có thể được xem như là căn bản của nữ quyền. Ngay cả câu trả lời của bà cũng cho ta hiểu một trạng thái nước đôi trong các sáng tác của Munro. Vậy có thể coi bà là nhà văn nữ quyền kiểu Munro, một dạng thức vừa nữ quyền, vừa rất không nữ quyền. Nghĩa là nữ quyền của bà không phải là một dạng lý thuyết, mà là nữ quyền của cuộc sống đời thường và những trải nghiệm cá nhân.

Những tiêu tố Munro chọn “họ sống những cuộc sống hai ba mặt, trong ấy mặt nữ quyền của họ thường là khía cạnh ẩn giấu, gần như tiềm thức, đúng hơn là bị đè nén. Nguyên nhân chính là vì họ sống trong một thế giới đàn ông nắm quyền, và bản năng sinh tồn của họ đã tôi luện cho họ sự thực tế mạnh mẽ thường là tôn chỉ hành xử của họ.” (Tiểu Thư, 2014). Những tiêu tố như Johanna của Ghét, thân,

thương, yêu, cưới; Jinny của Cầu phao, Cô Alfrifa Đồ đạc gia đình, Tôi trong Tầm

ma, Lorna, Polly Cột và dầm, Meriel Điều còn ghi nhớ, Tôi và chị Queenie Chị Queenie, Greta Về đâu, Vivien Thị trấn bạch dương; Leah, Isabel Li hương; Dì Dawn, Mona Cassel Tổ ấm, Corrie Người tình; Belle, Ileane Xe lửa, tôi của Dolly, Carla, Jamieson Trốn chạy, Juliet, bà Sara Tình cờ, Sắp rồi, Nín lặng; Grace Đam , Robin Mắc lỡm, Nancy, Tessa Thần lực. Họ giống nhau ở bản thể tính nữ. Dù khác biệt về hoàn cảnh, lứa tuổi nhưng cùng chung nhau khao khát sống, họ luôn là những người phụ nữ nhiệt huyết, khao khát được sống với những bản ngã, nói tiếng nói của chính mình, nhưng họ hệt như sự ví von với hình ảnh của ánh trăng. Họ chưa bao giờ tự phát sáng bởi luôn phải dựa vào ánh sáng của mặt trời chiếu đến mình. Cuộc sống của những tiêu tố mà sự thông mình có đủ vẫn phải dè chừng xem thái độ của người chồng mình mới có thế khoác trên mình bộ trang phục nào cho phù hợp như Queenie, dì Dawn. Họ lắng nghe xem liệu lời mình nói có thể khiến những gã chồng có thể bực bội. Và thậm chí chồng ả luôn nắm quyền hành về kinh tế, việc phân phát 5 đô la hằng ngày như gã chồng ban phát cho Lorna khiến nàng ray rứt lẫn hài lòng vì cuộc đời mình trong mắt người khác đã bước sang trang, sống vương giả khi chồng là một giáo sư toán học. Những gã đàn ông xuất hiện trong truyện Munro luôn có người nắm quyền lực, đó có thể là tình dục hoặc tiền bạc, bằng nhiều cách

khác nhau gã luôn làm chủ người phụ nữ của mình. Dù Munro như lời nhà phê bình văn học Mỹ nhận xét: “Bà Munro viết về phụ nữ cho phụ nữ đọc, nhưng không bao

giờ viết xấu xa về đàn ông.”. Sự thật là vậy, bà có lối kể chuyện dựa trên quan điểm

của tiêu tố nữ giới, nhưng không nói nhiều đến các chi tiết về đời sống đàn ông. Và những mánh khóe, lừa lọc, toan tính… của họ thực sự là ẩn số ngầm, mà người phụ nữ thường chẳng bao giờ nhìn rõ trong chính cuộc đời của mình. Một sự phục tùng, áp chế cưỡng bức khó tả.

Không dừng lại chỉ trong khung kết cấu, Munro còn cho phép tiêu tố nói lên tiếng nói phản kháng của mình trước những áp đặt từ điều kiện sống phũ phàng mình đang mắc. Họ như nhà thơ Greta, người mẹ trẻ với những khao khát được sống đến tận cùng ước muốn. Cô luôn tìm kiếm người tri kỉ, kể cả việc phải buông thả bản thân mình. Cô tranh luận trước việc những người bạn đồng nghiệp của chồng hay chính những cạnh khóe mà chồng mình xầm xì chỉ vì cô là nhà thơ nữ như:

Người ta có thể nói, ồ, chủ nghĩa nữ quyền từng hoàn toàn không được chấp nhận đó thôi. Bạn liền giải thích hồi đó cả chữ “nữ quyền” còn chưa được dùng. Rồi bạn phải nói ngắn gọn rằng chỉ cần một ý tưởng nghiêm túc thôi, chưa nói tham vọng này khác, hay cả đọc một cuốn sách thực sự, cũng khiến bạn trở thành kẻ đáng nghi, biết đâu chẳng vì thế mà con của bạn mắc chứng viêm phổi do bị bỏ bê và một nhận xét chính trị trong bữa tiệc văn phòng có thể làm chồng bạn mất cơ hội thăng tiến. Bất kể bạn đứng về phe nào. Nếu là phụ nữ, hễ bạn mở miệng ra có chuyện. Người ta sẽ cười bảo. Ồ, nghe cô ấy nói giỡn kìa, và bạn phải trả lời. À, cũng không hẳn

thế. (Alice Munro, 2015a).

Với Munro, dù bạn là cô gái tuổi đôi mươi, các chị phụ nữ bỉm sữa, những người bà gần đất xa trời, cũng luôn muốn “nổi loạn”, muốn thoát khỏi định kiến cùng Greta như Juliet:

ở chỗ cô là con gái. Nếu cô lấy chồng – một việc có thể xảy ra, bởi vì đối với một cô gái nhận học bổng thì cô không đến nỗi xấu, cô không xấu gái chút nào – thì cô sẽ sổ toẹt mọi công lao của cô và của họ; còn nếu không kết hôn thì hẳn cô sẽ trở thành kẻ lãnh đạm, xa cách và để mất các cơ hội thăng tiến vào tay bọn đàn ông (đàn ông

cần thăng tiến hơn, vì họ phải cưu mang gia đình.) (Alice Munro, 2015b).

Mặc dù công cuộc thay đổi cách nhìn áp chế ấy thật gian nan, cuộc sống của Juliet luôn bị ảnh hưởng từ những người xung quanh khi họ mặc nhiên mổ xẻ cả khát vọng lẫn lựa chọn cách sống. Nhất lại là những công việc buộc cô thoát ra khỏi tấm tạp dề trong khuôn bếp, và một mớ lỉnh kỉnh khi con cái ra đời. Học vấn của cô cũng chẳng phải là thứ đáng dùng bởi nó chẳng được việc gì cho bọn con trai khi chọn cô làm vợ:

Nơi thị trấn cô lớn lên, cái ngữ thông minh như cô thường bị coi như đồ thừa đồ bỏ, đồng thời bị dân tình nhanh lẹ chỉ ra những khiếm khuyết không có gì đáng ngạc nhiên đi kèm – nào là không biết đạp bàn máy quay, rồi nào là không sao thắt gút gói hàng cho ra hồn, hoặc xét nét cô để lộ đồ lót. Câu hỏi nảy sinh là sau này cô sẽ

trở thành cái giống gì. (Alice Munro, 2015b).

Hay Grace, người con gái cá tính gây ấn tượng mạnh với vị hôn phu Maury của mình bằng những chia sẻ rất thẳng thắn về việc con gái thì cần những gì mới được coi là nữ tính: “Cô ghét bọn con gái giống cô đào Elizabeth Taylor trong phim, cô ghét lũ con gái nhà giàu õng ẹo hễ mở mồm ra là chỉ rặt đòi hỏi với vòi vĩnh,

không hơn.” Chính lối suy nghĩ mạnh mẽ trên đã khiến cô được lòng bà Travers, một

người phụ nữ lớn tuổi có chiều sâu, đọc vị được cô gái đủ sâu sắc để bà biết chỉ có mình cô may ra mới giữ được hành động của người con trai cả Neal đi đúng hướng. Và cơn giận của Grace trước những cô nàng õng ẹo chỉ vì:

Cô nổi giận không phải vì cô không có tiền mua sắm vung vít hay váy sống thế kia. Cô giận vì người ta nghĩ phải như thế mới là con gái. Đó là những gì đàn ông –

kỉ, óc bã đậu. Đó là những gì một cô gái nên tỏ ra, để được yêu. Rồi sau này khi trở thành mẹ cô ta lại tận tụy cung phụng con cái. Cô ta sẽ không ích kỉ nữa, những óc

bã đậu thì vẫn còn. Mãi mãi. (Alice Munro, 2015b).

Vì muốn thay đổi lối suy nghĩ ích kỉ và thực dụng của đàn ông, Grace đã có những lối sống khác biệt như:

Grace thi các môn lịch sử, thực vật, động vật, tiếng Anh, tiếng Latin và tiếng Pháp đều đạt điểm cao quá mức cần thiết. Vậy nhưng đến tháng chín cô lại trở vào trường, xin được học tiếp môn vật lý, hóa học, lượng giác, hình học, đại số, bất chấp

việc những môn ấy bị coi là cực kỳ khó đối với con gái. (Alice Munro, 2015b).

Cô làm những điều có thể được coi là nực cười với những cô con gái. Nhưng nó là đủ để cô được sống là chính mình, được toàn quyền quyết định cuộc đời của mình. Chính sự rõ ràng, cá tính, nồng nhiệt, và mạnh mẽ đã cho Grace những quyết định luôn cương quyết khi khước từ Neil, cũng như thừa nhận cảm xúc của mình trước Maury, và lựa chọn con đường khả dĩ nhất để mình sống cho mình.

Cũng như người mẹ của Caro trong Tổ ấm, vượt qua những thị phi bà muốn thoát khỏi lối sống nhàm chán bằng những bước chân khiêu vũ, cùng một quyết định táo bạo đến sống với người đàn ông khác. Tự nhận đứa con trong bụng của mình là con của kẻ khác, dù phần nào đó người kể chuyện đã cho tín hiệu nó chính là đứa trẻ con chồng mình. Bà đã dám sống và thừa nhận với tất cả mọi người:

Có thể là lần đầu tiên trong đời mình, bà thực sự sống. Cảm thấy được trao cho một cơ hội, bà bắt đầu làm lại cuộc đời. Bà bước ra khỏi nhà, đi lướt qua những món đồ bạc, đồ sứ, những vật trang trí, khu vườn đầy hoa và những cuốn sách trên kệ của

mình. Bây giờ bà mới thực sự sống, chứ không phải chỉ đọc trong sách. (Alice

Munro, 2015a).

Hay cuộc đời của cô Mona Casse, chọn lựa phím đàn đồng nghĩa với việc bị phỉ báng từ người em trai. Sự xa lánh và bị cho là giả tạo của những người xung

qua những gì. Chỉ biết những tiếng đàn cô mang lại cho mọi người là hạnh phúc. Và trong một lần may mắn, cô cháu gái của dượng Casse đã khẳng định:

Tôi không tin rằng cô là một người giả dối, nhưng tôi có thể hiểu vì sao một số người lại nghĩ thế. Không phải là chuyện cô có dáng người to quá khổ, cái mũi quá lớn và trắng, cây đàn vĩ cầm và cái cách người ta cầm cây đàn ấy trong kì quặc – mà chính là âm nhạc và sự hy sinh tất cả của cô cho âm nhạc. Hy sinh tất cả cho một thứ gì, nếu bạn là một người đàn bà, làm bạn trở nên quái gở. (Alice Munro, 2015a).

Một sự bào chữa cho lối sống vì đam mê chân chính? Khác với sự phản kháng, cũng còn những lựa chọn khiêm cung hơn như cách sống phục tùng chồng mình của dì Dawn:

Công việc quan trọng nhất của một người phụ nữ là tạo ra tổ ấm cho người đàn ông của mình” – Có phải dì Dawn thực sự đã nói câu ấy? Tôi không nghĩ thế. Tính dì không hay ra tuyên ngôn. Có lẽ tôi đọc nó ở trong một tạp chí nào đó tìm thấy trong

nhà dì. Câu nói như thế có thể làm cho mẹ tôi buồn nôn. (Alice Munro, 2015a).

Hay lối suy nghĩ của Lorna người được cho là có cuộc sống sung túc vì được người chồng là giáo sư toán học hỏi cưới vì… lẫn mỗi ngày phát cho 5 đô la, cùng sự hằn học vì chị họ Polly bắt gã phải trả tiền ở người nhận cho cuộc điện thoại chị gọi đến. Vậy mà Lorna vẫn chỉ nhìn thấy ở chị mình:

Chị đứng đó, mặc quần soóc, vững chãi giạng đôi chân trần, da ánh lên như vỏ cây bạch dương […] Thật là một người phụ nữ tháo vát và khôn ngoan, mềm mỏng mà mạnh mẽ. Một người không phù phiếm, mơ mộng hay đỏng đảnh […] Một người vợ

có thể đảm đương mọi việc. (Alice Munro, 2016).

Tự thuật của Munro:

thành đạt trong học vấn và có một cảm giác mơ mộng an bình đâu đó, bất chấp sau

này bạn trở nên cái gì. (Alice Munro, 2015a).

Người bạn thân của Sunny:

Chúng tôi đọc Carl Jung cùng một lúc và cố gắng theo dõi các giấc mơ của mình. Trong đoạn đời đó, đáng ra phải mê mụ do sinh sản, với tâm trí đàn bà ngập lún giữa hỗn dịch của cơ thể người mẹ, chúng tôi vẫn buộc phải bàn luận về Simone de

Beauvoir và Arthur Koestler và vở kịch Bữa tiệc cocktail. (Alice Munro, 2015a).

Những tiêu tố nữ quyền còn là việc “dám sống”. Với bà “tôi không nghĩ đến cái truyện ngắn tôi sẽ viết về cô Alfrida – không nghĩ riêng về điều đó – mà về công việc tôi muốn làm, dường như giống như việc chộp lấy một thứ bất ngờ xuất hiện,

hơn là dựng nên câu chuyện.” (Alice Munro, 2016). Munro viết truyện ngắn chỉ là

nắm bắt những khoảnh khắc hiện hữu trong đời, kể lại bằng chính những hoài nghi rằng ngay cả bản thân cũng không biết vì sao câu chuyện lại được kể như thế. Bà phản ánh chân thật những gì phụ nữ có thể nghĩ, có thể gặp, có thế làm. Chộp lấy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận truyện ngắn alice munro qua một vài khái niệm tự sự của gerald genette (Trang 122 - 130)