Lập phòng ốc đón khách tham quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận truyện ngắn alice munro qua một vài khái niệm tự sự của gerald genette (Trang 41 - 54)

2.1. Phù thủy của thiết kế truyện

2.1.1. Lập phòng ốc đón khách tham quan

Nếu G. Genette coi thời là nhân tố quan trọng nhất trong diễn ngôn tự sự thì Alice Munro cũng dành tâm huyết cho kết cấu thời gian như bản thiết kế trong dựng nhà. Điều này được bà chia sẻ tường tận trong một bài phỏng vấn “Truyện không giống như một con đường để ta bước dọc theo nó. Nó giống một ngôi nhà hơn. Bạn bước vào ngôi nhà đó và ở lại, đi lang thang tới lui, ngồi xuống chỗ nào bạn thích, khám phá xem căn phòng và những tấm màn cửa liên hệ với nhau như thế nào. Và thế giới ngoài kia bị thay đổi như thế nào khi được nhìn xuyên qua những khung cửa sổ này. Và bạn - người khách tham quan, người đọc truyện - cũng bị thay đổi vì đang hiện hữu trong không gian trong truyện. Dù nó là một không gian rộng lớn và đi lại dễ dàng, hay nó có đầy những khúc quanh lắt léo, dù nó được trang trí sơ sài hay lộng lẫy bạn cũng có thể trở lại một lần nữa và lần nữa. Và ngôi nhà này luôn luôn chứa đựng nhiều hơn những gì bạn đã thấy lần trước." (Alice Munro, 2015a).

Thế nên đến với mỗi văn bản của bà, bà mong mình đem đến một cấu trúc căn nhà đủ hấp lực để lôi kéo người tham quan như khách mời đến ngôi nhà mới. Muốn như vậy, truyện ngắn của bà chẳng thể viết theo một cách thông thường rằng ta chỉ đi theo mạch kể tịnh tiến của sự kiện. Mạch kể chịu sự chi phối của niên biểu và nhân quả. Chúng ta có sự đồng hành cùng câu chuyện (story) là bản thân ta phải đi theo mạch truyện bằng lối sắp xếp hệt như con đường. Ta hoặc đi thong thả tiến về phía trước hoặc quay đầu lại để hồi cố mà đọc cuốn truyện cho kì hết mới thôi. Nhưng với Munro, bà luôn biết cách làm bạn lúng túng khi chạm ngõ chuyện kể của mình bằng thủ thuật cắt mảnh câu chuyện lần lượt trong khung lớn thời gian truyện kể. Nó được dịch chuyển đủ trong mỗi phòng, mà mỗi văn bản thì bao gồm nhiều căn phòng liên kết nhau.

2.1.1.1. Nhà xoắn ốc

nếu kể câu chuyện theo cách thông thường story thì chuyện giản đơn kể về cô gái tên Carla, sau khi từ bỏ gia đình lúc 18 tuổi để chạy theo người mình yêu – là anh chàng Clark, có nghề nuôi và hướng dẫn cưỡi ngựa (A1). Cuộc sống rong ruổi khắp nơi để rồi ba năm sau hai vợ chồng dừng chân tại một ngôi làng nhỏ, cạnh nhà họ sống có vợ chồng bà giáo Jamieson. Carla vẫn hay qua phụ làm việc nhà cho bà (B2). Nhưng khi sống chung với người chồng bản chất thô lỗ, cục cằn khiến cho Carla cảm thấy tổn thương, và cô nhờ bà Jamieson giúp mình để có thể trốn chạy khỏi cuộc hôn nhân không hạnh phúc (C3). Sau khi lên chuyến xe buýt bỏ trốn đi Toronto, Carla có để lại thư cho chồng. Nhưng chỉ đến trạm thứ ba, Carla bất ngờ thỏa hiệp bởi sợ rơi vào sự lạc lõng ở chốn xa lạ cũng như sự vắng bóng của chồng mình như một thói quen, rồi cô gọi điện cho chồng mình đến đón (D4). Song hành cuộc trốn chạy của Carla khỏi chồng mình là cuộc trốn chạy của Flora, phép ẩn dụ cho khao khát tự do hạnh phúc của Carla, Flora chính là chú dê mà Carla hết mực yêu chiều.

Nhưng bậc thầy truyện ngắn như Alice Munro thì chuyện không được bà dựng theo cách thông thường như thế. Cũng không phải như cốt truyện (narrative) được viết dễ hiểu như kiểu (B2) – (C3) – (A1) – (D4). Mỗi sắp xếp đều có những tầng bậc riêng, như một căn phòng với những đồ nội thất tương tự những căn phòng khác nhưng kiểu thiết kế hoàn toàn khác biệt. Cách order (sắp xếp trật tự thời gian) truyện kiểu này đòi hỏi kĩ xảo cũng như sự tinh tế để những thắt mở cảm xúc trong sâu thẳm tâm hồn người đọc dịch chuyển theo thời gian được liên kết trong một chuỗi hỗn tuyến tính mà truyện kể đang tạo ra vừa đủ để họ bị thu hút tìm hiểu nhưng không bị làm rối khả năng quan sát của mình. Alice Munro đã lập phòng ốc như sau: Đầu tiên, bước vào ngôi nhà của khung cốt truyện, ta sẽ gặp hình ảnh của hiện tại lúc chiều muộn, Carla quan sát chiếc xe của bà Jamieson trở về sau chuyến đi du lịch Hy Lạp một năm qua. Cô hồi hộp vì sợ chồng mình đang ngồi trước máy tính có thể nhìn thấy bà Jamieson về hoặc lo bà sẽ gọi nhờ Carla sang giúp việc nhà (vì cô đã có ý định trốn chạy khi muốn nhờ bà Jamieson). Khoảnh khắc chiếc xe chạy trên đồi lần lượt xuất hiện những nhân vật Carla, Jamieson, và Clark. Để rồi thời gian ngưng đọng bằng việc kể về cuộc sống của vợ chồng Carla trong mùa hè.

Tiếp nối cảnh hiện tại là Clark lướt web tìm mua vật liệu lợp mái  Những sự việc đã diễn ra trong quá khứ của anh như xô xát với đám chủ nợ, gây sự ở một hiệu thuốc hay quán cà phê, và cộc cằn với cả con ngựa Lizzie mà anh được thuê nuôi 

Quay trở lại quá khứ gần hơn, đêm qua và đêm hôm kia Carla mơ thấy Flora, chú dê mà nàng hết mực yêu thương nay đã bỏ trốn hai ngày qua. Ta coi đây là căn phòng số 1.

Sang phòng số 2. Thời gian của căn phòng này bắt đầu vào ba năm về trước. Carla cùng chồng tự xây dựng và sửa sang ngôi nhà sau những chuyến xe “nhà lưu động” mà hai vợ chồng nàng đã trải qua. Cũng là lúc Clark mua về cho nàng con dê đặt tên là Flora  hiện tại lúc này khi hai vợ chồng trao đổi việc đăng tin tìm con dê lạc lên mạng, đồng thời bà Jamieson gọi cho Clark nhờ anh nhắn giúp Carla sang giúp bà chấn chỉnh ngôi nhà. Trong khi Clark vô cùng hứng thú trước việc bà Jamieson về thì Carla lại muốn tránh né và không muốn gọi điện lại để báo mình sẽ nhận lời như sự thúc giục của Clark  Carla khóc khi Clark nổi điên, nàng không dám vào chuồng ngựa nơi nàng rất yêu công việc của mình vì vắng Flora ở đấy.

Phòng 3. Chuyện kể lại năm ngoái. Khi đọc cáo phó của ông Jamieson, Clark nghi ngờ ông Jamieson có tiền bán ma túy hơn là tiền thắng giải làm thơ. Và anh muốn “bắt lão phải trả giả”, kiện ông ra tòa  Anh háo hức nói về nó hết ngày này sang ngày khác rằng Carla phải thổ lộ với bà Jamieson rằng bị ông Jamieson cưỡng bức khiến anh vô tình biết được và đang tức giận để vòi tiền bà Jamieson. Mà thực ra nàng vô tình kể cho chồng nghe thỉnh thoảng ông Jamieson gọi nàng vào phòng khi ông ốm liệt giường lúc vợ và y tá không có mặt. Và Clark nghĩ rằng vì ông ta ham muốn vợ mình  Quay trở lại thực tại, Carla thôi khóc, nàng huýt sáo gọi Flora, nhưng không tiếng hồi đáp. Nàng cảm thấy đau đớn vì mất Flora, có lẽ là mất Flora vĩnh viễn. Dù bên cạnh là nỗi khổ phập phộng của nàng với Clark và vướng liên quan đến bà Jamieson.

Phòng 4. Hiện tại, ngôi nhà bà Jamieson, bà chờ đợi được sớm gặp lại Carla.

 Hình ảnh năm ngoái được hồi cố lúc chồng bà mất, Carla là người bên cạnh động viên, an ủi và giúp bà sắp xếp, dọn dẹp lại nhà cửa cùng những vật dụng của chồng

để gửi đi từ thiện hay cho xe rác mang đi. Và bà coi Carla như một người bạn tốt – một cô gái vui tươi nhưng không quá đà, hạnh phúc hồn nhiên.  Hiện tại, bà kể cho Carla nghe về Hy Lạp và tặng nàng những món quà từ chuyến đi. Nhưng hôm nay trông Carla khác vẻ nghịch ngợm pha trò hằng ngày. Carla kể chuyện Flora biến mất, và bật khóc vì không thể chịu đựng được Clark. Bà Jamieson giúp Carla tiền và quần áo, cùng chỗ ở Toronto với người bạn của bà. Và Carla quyết định trốn chạy khỏi chồng mình, khi nàng 18 tuổi  Carla uống vài hớp rượu cho tỉnh tâm, nàng kể lại cho bà Jamieson về khoảng thời gian mới gặp Clark khi mới rời trường trung học và mê nghề thú y, gặp và yêu Clark trước giấc mơ về trang trại và trường dạy cưỡi ngựa. Nàng bỏ gia đình để đi theo gã.  Quay trở về nhà, khoảng sáu giờ khi bà gửi bức thư cho chồng Carla với nội dung nàng đã bỏ đi  Đến chín mười giờ tối, bà nghe tiếng chuông cửa.

Phòng 5. Khoảng sáu giờ. Carla trên chuyến xe buýt, phân vân khi nhìn cảnh xung quanh tự hỏi sao mình và Clark không chọn nơi khác so ở so với chỗ dầm dề và ảm đạm hiện tại, và nàng nghĩ về nỗi bận tâm với Clark và đám ngựa cũng như Flora nàng chăm  Buổi sáng cách đây ba năm, cảnh trên chiếc xe tải trong cuộc trốn chạy đầu tiên của nàng với Clark được hồi cố. Cùng ước mơ của Carla khi nói với mẹ mình rằng: “Con luôn luôn cảm thấy mình cần một kiểu đích thực hơn, Con biết

con không thể mong mẹ hiểu điều này” (Alice Munro, 2015b) được tái hiện rõ nét 

Xe đến thị trấn cũng là trạm xăng đầu tiên, nàng nhớ lại cảnh mình và Clark tận hưởng trong những ngày trăng mật. Nàng khóc khi nghĩ về Toronto, về những bước đi đầu tiên, về một cuộc sống không có Clark. Khi nàng tiếp tục sống thì nàng sẽ đặt cái gì vào chỗ của anh. Nàng thôi khóc và người bắt đầu run bần bật. Và dặn mình phải kiềm chế  Xe đến thị trấn thứ ba, nàng sắp được ra xa lộ chạy về Toronto, nàng sẽ bị lạc, chân nàng giờ như xa thân thể nàng. Nàng lảo đảo la thất thanh cho tôi xuống  Carla gọi chồng mình đến đón nàng về.

Phòng 6. Chín mười giờ tối. Tiếng chuông cửa chính là của Clark. Clark đến tìm bà Jamieson, anh ta trả lại những món đồ mà bà Jamieson đã giúp đỡ Carla, sau khi đe dọa rằng đừng xía mũi vào việc của vợ chồng anh, còn nói từ nay sẽ cấm tiệt

Carla đến gặp bà, cùng bắt bà xin lỗi. Khi anh ta cử động chìa tay ra, bất giác bà Jamieson la lên giật mình vì con dê Flora xuất hiện đột ngột. Nó phóng ra từ ánh đèn phản chiếu cửa sổ, cùng lúc ấy cũng khiến Clark sợ hãi  hai người từ biệt trong hòa khí  bà Jamieson tự hỏi sự xuất hiện của Flora có phải là một phép nhiệm màu

 Carla tỉnh dậy khi chồng trở về, nàng thú nhận không có chuyện ông Jamieson có ý định gian dâm với nàng. Clark cũng bảo anh cảm thấy trống rỗng khi đọc tin nhắn Carla muốn trốn chạy.

Phòng 7. Trong ba bốn ngày mới. Vợ chồng Carla gần gũi hơn. Clark đe Carla nếu nàng còn bỏ trốn lần nữa thì anh sẽ đánh nhừ tử  trên cây sồi ngoài bìa rừng một dặm, lũ kền kền đậu đó, chốc chốc lại xuất hiện bay lượn  Carla mở thùng thư thấy lá thư bà Jamieson về điều kì diệu của sự tái xuất hiện của Flora. Nhờ nó mà bà cũng như Clark tự thấy mình nối kết với nhau theo một cách không ngờ: “Được nối kết bằng nhân tính của mình”. Flora như ở vào vị trí thiên thần của bà, Clark và Carla  Carla đọc xong thư đem đốt nó trong bồn lửa  những ngày sau nàng bận rộn không ngừng, đêm đến khi Clark ôm và ân ái với nàng, nàng cảm thấy có một “cây kim giết chóc ở đâu đó ghim trong buồng phổi nàng.  Bà Jamieson ( bà Sylvia) bán nhà, nhận một căn hộ trong khu đại học nơi bà giảng dạy.

Phòng 8. Bước sang những ngày thu. “Carla quen với ý nghĩ luôn đau nhói trong lòng nàng. Nàng chỉ phải ngước lên và nhìn về một hướng, đi về phía bìa rừng nơi những con kền kền tổ chức tiệc tùng, trong đống xương khô, có cái sọ còn vương

mấy mẩu da bầm máu. Cái sọ nàng có thể cầm trong tay như một tách trà.” (Alice

Munro, 2015b). Ngày qua ngày nàng không đến gần nơi đó. Nàng chống lại sự xúi giục ấy.

Đó là cách Alice Munro dựng nên cốt truyện cho Trốn chạy. Câu chuyện đơn giản như cuộc sống hằng ngày ta vẫn gặp, lại có thêm hấp lực để ta kéo mình vào chỗ đứng bên trong truyện. Ở đó đầy rẫy những đau khổ, dằn vặt của con người khi phải chịu đựng những nỗi buồn khó lòng giải tỏa, phải đối mặt với những sợ hãi của chính ngôi nhà thân quen cũng như chính tình yêu thân thuộc của mình, họ trốn chạy như cách Carla muốn trốn chạy khỏi tình yêu của mình, trốn chạy cùng mong muốn

sống cuộc sống đích thực nhưng lại nhận được những khinh miệt cũng như thô lỗ từ chồng. Và rồi sự mong manh, yếu đuối, hay chính vì sợ phải bắt đầu lại, khiến Carla chọn thỏa hiệp. Nếu kể theo cách thông thường cho câu chuyện thân quen đến thế thì người đọc không thể hòa làm một trong những cuộc đời, số phận với nhân vật trong trang sách. Cũng như dịch giả Trịnh Y Thư trong bài chia sẻ với báo chí có thú nhận:

Đọc xong truyện của bà, gấp sách lại, tâm hồn tôi như đổi khác; tôi cảm thấy yêu

đời, yêu người, yêu cuộc đời này hơn; và tôi chợt thấy buồn cười cho những phi lí

lẫn nghịch lí của đời sống. Tôi đòi hỏi gì hơn thế ở một nhà văn?” (Trịnh Y Thư,

2017).

Dựng truyện theo cách của Alice Munro kể trên, một khi ta đã đọc câu đầu tiên, đoạn đầu tiên và phối cảnh đầu tiên ta có thể ngờ ngợ, mường tượng ra được điều gì đó từ gợi dẫn dù chỉ là một mảnh ghép tâm hồn của Carla . Những hấp lực ấy khiến ta phải tò mò. Vốn giải đáp những tò mò, sợ hãi là thứ vẫn luôn cuốn hút con người đó thôi. Alice Munro buộc ta theo với mạch truyện, đưa ta khám phá ngôi nhà bằng ngôn từ mang tên Trốn chạy theo cách đặc biệt như thế. Truyện được cắt phòng rồi kể chút ít một, trong từng phân cảnh, mà chúng cứ lần lượt chồng khít lên nhau và mở ra cái nhìn bao quát. Đây thực sự là cách kể lạ hóa chuyện kể tâm lý, khiến cho việc thời gian kể truyện và thời gian người đọc trở nên khó lường rồi khép nối dần, và việc người đọc không nhận ra mình đang bị hòa chung khung thời gian với cuộc đời của Carla, bà Jamieson... tự nhiên nhất.

Ba năm cuộc đời của Carla từ lúc trốn chạy theo tình yêu của mình khi 18 rồi dằn vặt với chính mình để được giải thoát khỏi những tổn thương lúc chung sống với người chồng thô lỗ, cục cằn được Munro kể ra 59 trang sách. Và trong ba năm chung sống ấy, bà cũng chỉ chọn ra đúng duy nhất 1 ngày quan trọng chính là ngày Carla bỏ trốn khỏi người chồng. Theo sát khung thời gian 24h ấy là cả hai mươi mốt năm được tái hiện như vật trang trí giúp ta thấu rõ ngày đặc biệt ấy hơn. Bà cũng như muốn “nhắc nhở chúng ta rằng không có cách giải quyết đơn giản nào cả. Có hạnh phúc, bi kịch và những thứ ở giữa chúng; bất kì thế giới quan nào khăng khăng thứ này và bỏ qua thứ khác thì đều bất toàn hoặc phiến diện. Bí ẩn và bất ngờ là thành

phần cốt yếu của mọi câu chuyện.” (Michael Cunningham, 2006). Điều này trở nên rõ ràng hơn trong việc sắp xếp trật tự thời gian truyện kể, càng cho ta nhận ra rằng mọi thứ trong cuộc đời của nhân vật đều có thể bất ngờ xảy ra trong chuỗi ngày tháng của cuộc đời, tích tắc giây phút ấy đưa ta về quá khứ, dẫn lối ta nghĩ suy cho hiện tại và viễn tượng đến tương lai đều không đoán định, nó chẳng khác gì hơn so với cuộc sống thực mà ta đang hiện hữu.

Hơn nữa, Munro sắp xếp thời gian cốt truyện theo kiểu xoắn ốc để mỗi căn phòng sẽ mang chức năng riêng. Mà nó không chỉ giới hạn trong khung của mỗi phòng, bởi không khí nó mang đều sẽ bao trùm toàn bộ các “phòng” tiếp theo. Như cách mà Trốn chạy xây dựng. Chức năng của phòng 1 là gợi không khí sợ hãi, bức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận truyện ngắn alice munro qua một vài khái niệm tự sự của gerald genette (Trang 41 - 54)