Ngưng đọng thời gian bằng tạo lập không gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận truyện ngắn alice munro qua một vài khái niệm tự sự của gerald genette (Trang 69 - 104)

2.2. Cỗ máy thời gian trong tay nhà thiết kế

2.2.2. Ngưng đọng thời gian bằng tạo lập không gian

Genette cho rằng: “Tả cần thiết hơn so với kể, bởi vì dễ dàng tả mà không kể,

nhưng không thể kể mà không tả” (Lộc Phương Thủy et al., 2007). Cũng nhận định

như trên, Todorov lại có nhận xét: “Miêu tả, chỉ riêng nó không đủ làm nên một truyện kể, nhưng truyện kể bản thân nó lại không loại bỏ miêu tả” (Lộc Phương Thủy et al., 2007). Điều này càng minh chứng cho việc sử dụng đoạn ngưng giảm tốc trong các tác phẩm truyện ngắn Munro là thủ thuật hiển nhiên. Những đoạn viết giảm tốc ở mỗi phát họa chân dung hay xây dựng cảnh trí tại vùng đất ngoại ô Canada đều sống động.

2.2.2.1. Họa chân dung

Có một số người phàn nàn cho rằng những câu chuyện của Munro quá nhàm chán vì bà quá hiểu về nhân vật của mình: “những quần áo họ muốn chọn, những gì họ thích làm ở trường, những gì xảy ra trước đây và điều gì sẽ xảy ra sau này.” (Trúc Anh, 2016). Và bà thừa nhận điều đó bởi cuộc sống tuổi thơ thiếu thốn. Những khác biệt về giai cấp, cảnh giàu nghèo, sự dối trá, những hi sinh, cảm xúc thay đổi, hành vi cá nhân đều được bà quan sát sắc bén. Bà cũng sống trong cảm xúc mong ước những bộ quần áo mới khi còn nhỏ, cho nên đã rất nhiều lần bà viết về quần áo trong các câu chuyện của mình. Nhưng sự khác biệt ở đây không phải là việc phân tích màu sắc chân dung mà nằm ở trường đoạn Munro dùng, bởi bà không mấy khi dùng những phác họa lẻ tẻ, khi cần thiết sau những trường cảnh cả đối thoại lẫn độc thoại nội tâm bà để nhịp bỗng ngưng đọng. Sự ngừng nghỉ này là có chủ định. Vì vậy

những bức chân dung bà tạo tác luôn chú tâm vào chi tiết lẫn sự chính xác, nhất là khuôn mặt và lớp trang phục, vì chi tiết nên ta có cảm giác chính xác, và vì chính xác nên mang đến chi tiết sống động nhất về nhân vật. Nó là chân dung hiện hữu bằng tâm lý của tiêu tố vì thế nhịp điệu thời gian truyện kể tạo ra sự ngưng đọng. Mỗi lần ngưng đọng này sẽ giúp cho tâm lý người kể có được khung hình để nhớ. Những gì còn đọng là những điều của tâm cảm về đời về người. Và cũng là lúc để cảnh có được đoạn nghỉ để tiếp tục chuyển sang cảnh mới.

Như chân dung của cô Alfrida, người phụ nữ với những bí mật được cất giấu. Ta chẳng biết cô đã sống như thế nào nếu ta không đọc qua phút 89 của truyện ngắn. Gấp trang sách lại và sâu chuỗi mọi chân dung về cô, ta biết cô đã chịu những tổn thương và dày vò. Đầu tiên là hình ảnh cô đến nhà người anh họ, trong cái nhìn của cô cháu gái khi 16 tuổi:

Cô luôn đến thăm vào mùa hè, cô hay mặc một kiểu váy mùa hè óng mượt có kẻ

sọc, phần trên là áo yếm khoe lưng trần. Lưng cô không đẹp, rải rác nốt ruồi đậm

màu, vai cô xương xẩu còn ngực gần như phẳng… Mái tóc sẫm màu của cô được

uốn lọn phía trên khuôn mặt và ở hai bên, theo mốt thời đó. Da cô trông nâu nâu,

chằng chịt những vết nhăn mảnh, miệng cô rộng, môi dưới khá dày, gần như trễ

xuống, tô son thắm khiến môi cô luôn để lại trên tách trà và cốc nước. Khi cô mở miệng - mà gần như lúc nào cũng vậy, cả khi nói hay khi cười - người ta có thể thấy vài cái răng ở sâu phía trong đã bị nhổ. Chẳng ai nói cô xinh cả - vả lại, tôi thấy phụ nữ cứ trên hai lăm tuổi là đã vượt xa cái ngưỡng còn khả năng xinh đẹp, và đã mất quyền được xinh, có lẽ thậm chí mất luôn cả ham muốn – nhưng cô vẫn nồng

nhiệt và táo bạo. (Alice Munro, 2016).

Hay trường đoạn khác về cô Alfida trong bữa cơm tối khác cũng từ nhân vật người cháu gái:

màu hơi khác, chẳng cái nào giống cái nào. Một vài chiếc răng đóng men khá dày ngả màu ngà thẫm, những chiếc khác trắng đục, gợn màu hoa đinh hương, sáng loáng như tấm phản quang dụ cá từ những đường viền răng bằng bạc, đôi khi lại lóe ánh vàng. Răng người thời đó hiếm khi trông vững chắc đẹp đẽ như ngày nay, trừ phi là răng giả. Nhưng hàm răng của cô Alfrida lại khác thường bởi tính cá biệt, độ dãn cách rõ rệt, và kích thước lớn. Khi có Alfrida buông lời nhạo báng gây tổn thương đặc biệt và có chủ tâm, răng cô như nhảy chồm ra phía trước, giống lính gác

lâu đài, hay các chiến binh mang giáo mác vui nhộn.(Alice Munro, 2016).

Cũng như sự gặp lại sau vài năm nhưng người nhìn vẫn luôn là cô cháu gái:

Thay vì váy mùa hè, cô mặc áo cánh màu hồng có nơ rủ ở cổ, giắt trong váy xếp

nếp màu nâu. Tóc cô không còn uốn lọn óng mượt cắt ngắn và gợn sóng quanh mặt,

màu tóc nâu sẫm giờ nhuốm đậm tông đỏ. Và khuôn mặt cô, theo tôi nhớ vốn gầy

gò và rám nắng, giờ đây đầy đặn hơn và ít nhiều chảy nhão. Lớp trang điểm nổi bật trên da như nước sơn màu hồng cam trong nắng trưa. Nhưng khác biệt lớn nhất là

cô đã làm răng giả, màu đồng đều, hơi đầy tràn cả ra miệng và mang đến cho vẻ

háo hức ẩu tả cố hữu của cô một nét lo âu. (Alice Munro, 2016).

Trong dòng chảy của thời gian truyện kể thì những bức chân dung như cô Alfrida chính là nhịp khi ngưng đọng. Tại những trường độ thế này, mỗi nhân vật đóng vai trò tiêu tố được truyện chọn lựa để kể theo chuỗi tâm trạng và góc nhìn của họ. Như cô cháu gái Alfrida, các chân dung của cô Alfrida luôn được hiện lên qua cái nhìn của cháu gái từ những bộ quần áo cô mặc nói được lên vẻ nồng nhiệt, đến nỗi khắc khổ từ hàm răng vụng về, xấu xí. Mọi sự chú ý đổ dồn lên cả hàm răng. Nó như là cách gọi tên cuộc sống mà cô Alfrida trải qua. Một người làm mẹ khi mới mười bảy đôi mươi, ở cái tuổi cô còn phải đến trường nên đứa bé được gia đình đem cho người khác nhận nuôi. Và ba mươi năm sau, trong ngày mà cha cô cháu gái chết,

đo đếm được. Cô cháu gái cũng vì thế luôn chọn sự ngừng nghỉ tại chân dung cô mình. Bởi có nhìn rõ những chi tiết từ ngoại hình ấy, mới biết được rằng kí ức về họ còn đọng lại là gì và rồi được hiểu thêm bằng kinh nghiệm hiện tại bao nhiêu. Mà ở đây là sự nghi ngại, phán xét và thờ ơ đến mức cô Alfrida chia sẻ với con gái của mình về cô cháu gái: “Bà nói chị là kiểu người máu lạnh. Đó là bà nói chứ không

phải tôi nhé. Tôi chẳng có gì phản đối chị cả” (Alice Munro, 2016).

Đây cũng là đặc điểm chung cho khung thời gian truyện kể của Munro, truyện đang kể theo chuỗi tâm trạng và góc nhìn của nhân vật A, thì bức chân dung của nhân vật B sẽ hiện lên qua cái nhìn của nhân vật A này, từng chi tiết trên trang phục, cơ thể của nhân vật B hiện lên theo ánh mắt nhân vật A đang lướt qua nhân vật B, hồi ức của nhân vật A khi so sánh B hiện tại với B quá khứ... Bức chân dung ấy không chỉ nói lên diện mạo hay tâm lý của nhân vật B, mà quan trọng hơn, là nói lên tâm lý của nhân vật A khi quan sát. Chính điều này làm nên nhịp điệu truyện.

Như sự xuất hiện bà Sara, người mẹ lấm vẻ mệt mỏi của bệnh tật triền miên khi đón Juliet. Cô con gái 21 tuổi chạy trốn theo tiếng gọi yêu đương, nay trở về cùng với sinh linh bé nhỏ 13 tháng nhìn thấy hình ảnh của mẹ rõ nét với:

Bà Sara đang mặc một chiếc váy lanh đen dài tới bắp chân kèm với áo vest xứng

hợp. Cổ và ống tay áo may bằng vải bóng màu chanh có chấm bi đen. Một dải khăn

xanh cùng chất liệu trùm kín tóc bà. Chắc bà đã tự may lấy bộ cánh này, hoặc

đã đặt thợ may giùm. Màu sắc của chúng không hợp với màu da của bà, vốn trông

như có bụi phấn đắp lên trên. (Alice Munro, 2015b).

Và người em gái gặp lại chị Queenie sau những tháng ngày chị mình bỏ trốn theo gã đàn ông vừa mất vợ:

Tóc chị nhuộm đen và uốn phồng lên ôm lấy khuôn mặt, chả hiểu theo kiểu mốt gì

thời đó, nối tiếp mốt tóc tổ ong. Mái tóc xưa dài óng mượt, màu xi rô ngô đẹp tuyệt –

vàng kim ở chân và đậm dần phía dưới – đã vĩnh viễn không còn nữa. Chị mặc cái

đậm kiểu nữ hoàng Cleopatra và lớp phấn mắt màu tím làm cặp mắt chị không to hơn mà thậm chí có vẻ như bé đi, như thể chúng đang cố tình lẩn trốn. Chị đã xỏ

lỗ tai, lủng lẳng hai cái khuyên vàng to. (Alice Munro, 2016) .

Hay chân dung của Helen trong lần gặp mặt đầu tiên với Jinny khi được cô đón về nhà:

Cô bé quả thật có nước da hồng phớt. Jinny cũng đã kịp nhận thấy lông mi và lông

mày của cô bé gần như bạc trắng, mái tóc màu vàng kim mềm như của trẻ sơ sinh,

cái miệng, có một vẻ trần trụi khác lạ, không chỉ kiểu trần trụi thông thường của

đôi môi không đánh son. Cô bé có cái vẻ non nớt như con gà vừa chui từ trong vỏ trứng ra, như còn thiêu một lớp da nữa, hay lớp lông tơ cần phải thêm thời gian cứng cáp hơn. Chắc chắn cô bé rất dễ bị mẩn ngứa hay viêm nhiễm, hay bị nổi mụn

quanh miệng và giữa đôi mi mắt trắng. Nhưng cô bé trông không hề yếu ớt. Đôi vai

rộng, cô bé gầy nhưng có khung xương lớn. Trông cũng chẳng có vẻ gì ngốc nghếch, tuy có cách biểu lộ bộc trực như con nai hay con bê vậy. Với như toàn bộ sự chú ý và cá tính của nó dồn hết vào người đối diện, với một vẻ ngây thơ, và – riêng với

Jinny – một sức mạnh khó chấp nhận. (Alice Munro, 2016).

Và chân dung của Fiona trước lúc bà vào viện điều dưỡng, một sự đổi khác so với hình ảnh của bà trước đây. Sau bức chân dung ấy là nụ cười bí hiểm như nàng Mona Lisa: sự “thẳng thắn và mơ hồ”, “ngọt ngào mà châm biếm”, một đoạn giảm tốc những chẳng thư giãn chút nào, nếu người đọc tinh ý nhận ra:

Fiona là một phụ nữ cao, vai hẹp, đã bảy mươi nhưng vẫn còn thẳng lưng và thon

người, chân dài, bàn chân cũng dài, cổ tay cổ chân thanh mảnh và đôi tai nhỏ xíu,

trông hơi ngộ nghĩnh. Tóc bà nhẹ như lông tơ, Grant không nhận ra từ lúc nào nó

Fiona hoàn toàn không giống mẹ mình. Miệng bà hơi méo, trông rõ hơn khi bà tô son–cái việc cuối cùng bà thường làm trước khi ra khỏi nhà. Ngày hôm nay trông bà có vẻ như là chính mình – thẳng thắn và mơ hồ, đúng như bản chất của bà, ngọt

ngào mà châm biếm. (Alice Munro, 2016).

Cũng như chân dung của dì Dawn và những người bạn trong khuôn viên buổi tiệc tối tại nhà, một người dì tận tụy với việc làm vợ, cũng như chị chồng Mona Cassel, người phụ nữ sống bằng đam mê được chơi nhạc và bị chính người em của mình chối bỏ, người đàn ông thành đạt trong khu xóm, là gương mặt đại diện cho chính họ Cassel, mọi sự hiện diện của họ đều góp phần nói được nhiều hơn những gì đang kể:

Dì Dawn mặc một chiếc áo đầm được cắt cúp nhẹ nhàng, làm bằng vải voan mảnh. Đó là loại áo đầm phụ nữ đứng tuổi hơn dì nếu mặc thì trông cũng thích hợp

dù hơi cầu kì, nhưng dì tôi khi mặc vào lại trông như đang đi dự một buổi tiệc có

phần táo bạo. Vợ người hàng xóm cũng mặc đồ sang trọng, hơi quá lên một chút

so với buổi gặp có phần thoải mái này. Người đàn ông tấp đầy đặn chơi đàn cello

mặc một bộ vét đen sẫm với một cái nơ khiến cho anh bớt đi cái vẻ của một viên

chức lục sự, và người chơi dương cầm, tức là vợ của ông ấy, mặc bộ đầm đen có

chút màu mè so với dáng điệu của bà ta. Nhưng Mona Cassel thì chói sáng như

mặt trăng, trong chiếc áo dài cắt sát người, bằng loại vải lóng lánh bạc. Cô người

cao to, mũi hơi lớn, giống như em trai của mình. (Alice Munro, 2015a).

Là người dì của Meriel xuất hiện trong một cuộc viếng thăm từ người cháu gái. Vẻ tinh đời đã nhìn thấu được cô cháu Meriel và gã trai đi cùng là một mối quan hệ nhiều ẩn giấu. Chưa một lần bà được giới thiệu cuộc đời trước đây đã sống và làm gì, chỉ biết rõ lát cắt trong buổi gặp gỡ cho ta biết người phụ nữ này qua những câu trò chuyện sâu sắc và bức chân dung của người kể đứng nương náu sau nhân vật. Rõ

sánh, nhưng anh ta lại là người rất kiệm lời. Kiệm lời và ẩn giấu, một sự giao tiếp thông minh khiến cho người đọc thu hút:

Gương mặtđôi tay của bà phủ đầy những đốm lớn – những đốm trắng bệch, dưới thứ ánh sáng mờ mờ ở đây trở thành bàng bạc. Trước đây bà là một phụ nữ tóc vàng chính hiệu, mặt hồng hào, mảnh mai, tóc suôn cắt rất khéo đã bạc khi bà mới ở tuổi

ba mươi. Bây giờ tóc bà tả tơi, rối bù vì cọ sát nhiều vào gối, và đôi dái tai chìa ra

dưới tóc như hai cái núm vú bị dẹt. Trước đây bà hay đeo đôi bông tai kim cương nhỏ xíu – không biết giờ biến đi đâu rồi? Bông tai kim cương và cả những thứ như dây chuyền vàng, ngọc trai thật, áo lụa có những màu rất lạ - màu hổ phách, màu cà

tím – và những đôi giày thon thả đẹp tuyệt. (Alice Munro, 2016).

Hay chân dung của Tessa sau nhiều năm gặp lại người bạn Nancy, một người phụ nữ đi qua nghịch cảnh và chẳng mảy may cần biết mình đã gặp điều gì trong đời:

Tessa không hoàn toàn héo úa. Bộ tóc quăn gói chặt trong túi lưới, để lộ ra vầng

trán bóng, không hề nhăn mà thậm chí còn rộng hơn, cao hơn và trắng hơn trước

kia. Thân hình bà cũng bè ra. Bầu ngực to nhìn cứng trơ như hai khối đá, bọc

trong lớp quần áo của thợ làm bánh. Và bất chấp sức nặng cơ thể, bất chấp vị trí của bà lúc này – cúi xuống bàn, đang lăn một vạt bột lớn – vai bà vẫn vuông vức oai vệ. (Alice Munro, 2015b).

Hình ảnh của Nancy khi đi cùng Ollie trong ngày cô nhận lời cầu hôn:

Cô mặc váy xa tanh vàng dài chấm mắt cá chân, áo bolero đen, choàng khăn đen họa tiết hoa hồng có tua dài gần nửa mét. Trang phục cô mặc là ý tưởng của riêng

cô, không lập dị cũng chẳng phù hợp. Da cô lúc này dù đã phủ phấn hồng nhưng

vẫn xạm. Tóc kẹp chắc, xịt keo, những lọn tóc quăn thô ráp bị ép phẳng thành một

lấy đôi mắt nhạt. Quả tình, toàn thân cô như bị đè nặng trĩu bởi khối trọng lượng

gồm trang phục, tóc và đồ trang điểm. (Alice Munro, 2015b).

Và chú Bill, người đàn ông bên cạnh cô Alfrida:

Chú cao, mái tóc muối tiêu óng mượt bồng bềnh, khuôn mặt mịn nhẵn nhưng trông

không trẻ. Một người đàn ông điển trai, nhưng sức mạnh của vẻ đẹp không hiểu sao đã cạn kiệt – bởi sức khỏe xoàng xoàng, bởi vận rủi, hay bởi thiếu quả quyết. Nhưng ở chú vẫn toát lên một vẻ nhã nhặn đã hao mòn, một kiểu cúi mình trước phụ nữ, khiến ta có cảm giác buổi gặp mặt sẽ dễ chịu, cho người phụ nữ đó và cho bản thân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận truyện ngắn alice munro qua một vài khái niệm tự sự của gerald genette (Trang 69 - 104)