Đặt góc máy nơi trái tim

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận truyện ngắn alice munro qua một vài khái niệm tự sự của gerald genette (Trang 116 - 122)

3.1. Truyện kể từ điểm nhìn bên trong

3.1.2.Đặt góc máy nơi trái tim

Điều làm nên ý nghĩa nghệ thuật của văn bản có nhân tố quan trọng bậc nhất là tiêu điểm. Bởi việc tác giả chọn lựa tiêu điểm đều làm thay đổi ý nghĩa của nội dung trần thuật. Khảo sát 31 truyện ngắn của Munro, ta có thể thấy bà luôn chọn góc máy quay đặt ở tiêu điểm nội tại. Mỗi nhân vật xuất hiện trong căn nhà truyện kể đều rõ nét và thậm chí tuyến nhân vật đều không phân vai chính phụ mà chia sẻ vị trí của mình trong truyện. Nhưng mọi thứ đều được bà nhúng trong cõi lòng của một và chỉ một ai đó được tin tưởng. Duy chỉ có 2 truyện ngắn là Ghét, thân, thương, yêu, cưới

bà phải để góc máy của mình đi lệch tuyến sang hai nhân vật khác. Ngoài Johanna cô gái 23 tuổi, vượt qua những khắc khổ của cuộc đời không may mắn, nàng cần mẫn, tận tụy, làm giúp việc cho gia đình ông Mc Caulay. Và chính những lá thư rong ruổi mà cô cháu ngoại của ông là Sabitha cùng bạn mình đóng giả cha Ken Boudreau viết những dòng thư rung cảm đã được góc máy dịch chuyển khỏi vị trí tiêu tố của Johanna. Những dòng thư dẫn đến việc Johanna tự nguyện trốn chạy đến bên người cô nam, vì thế góc máy tạm dịch chuyển sang ông Ken Boudreau trong những ngày ông cảm thấy như mình bị đánh lừa, ông lang thang cố tìm được người giãi bày những khó chịu trong lòng. Truyện ngắn thứ hai cũng có sự phân bố không gian đặc biệt, khiến nội dung truyện được định thấu qua góc nhìn của hai nhân vật là Carla và bà Jamieson. Tuy nhiên, dù có chuyển đổi máy quay thì điểm đặt máy quay vẫn là nội tại. Một sự hòa phối tinh tế mà Munro cho phép người nhân vật được nhìn.

Phần còn lại cả ba tập truyện Munro luôn để người trần thuật đứng sau lưng một nhân vật đó là Jinny, Nina, Lorna, Meriel, Grant, Chrisy trong các truyện ngắn

Cầu phao, An ủi, Cột và dầm, Điều còn ghi nhớ, Gấu trèo về qua núi, Chị Queenie

và một vị trí người kể ngôi số một không nêu tên trong truyện Đồ đạc gia đình trong tập truyện Ghét, thân, thương, yêu, cưới. Với tập truyện Cuộc đời yêu dấu đó là

Greta, Vivien Hyde, Ray, Corrie, Jackson, Nancy trong Về đâu, Thị trấn bạch dương,

Li hương, Người tình, Xe lửa, Thấp thoáng mặt hồ; và người kể ngôi một giấu tên

trong Sỏi đá, Tố ẩm, Dolly và bốn truyện ngắn mang tính tự truyện của Munro bao

gồm Con mắt, Đêm, Giọng nói, Cuộc đời yêu dấu. Đặc biệt nhất là trong tập truyện

Trốn chạy, tám truyện ngắn bao gồm Trốn chạy, Tình cờ, Sắp rồi, Nín lặng, Đam mê,

Báng bổ, Mắc lỡm, Thần lực; các truyện đều để nhân vật kể truyện giấu mặt nhưng

lại núp bóng trong trường nhìn của một nhân vật trong các truyện trên với lần lượt

Tình cờ, Sắp rồi, Nín lặng, Đam mê, Báng bổ, Mắc lỡm, Thần lựa; ngoại trừ Trốn

chạy như đã phân tích.

Sau những khảo sát bề nổi, có thể đặt ra câu hỏi: tại sao bà lại chọn tiêu điểm nội tại và giao phó nó cho điểm quay cố định của mình để làm gì? Ngay trong chương một ta biết bà muốn mỗi văn bản của mình như một căn nhà để ta đến tham quan, chẳng gì thú vị hơn khi ta được thản nhiên tản bộ bên một người hướng dẫn viên, người có hiểu biết rõ về căn nhà nhưng luôn nói vừa đủ để ta được hiểu, nhưng cũng là thiếu để ta buộc mình phải tìm biết hết. Việc chọn lựa một góc quay như vậy như cái nhìn của ta về cuộc đời. Rõ ràng điều ta nghĩ, cái ta nhìn chưa chắc ta đã hiểu. Ta cứ mặc suy tư, nghĩ ngợi về những gì đa man trong cuộc đời tìm đến. Đó có thể là khi mà ta chưa tìm được bản chất của người ta đang gặp gỡ, cũng không cần phải tìm ra sự cảm thông, yêu thương từ chính những người bên ta, bởi ai chẳng bảo điều khó nắm bắt nhất chính là cảm xúc của người khác, điều khó lí giải nhất là con tim của chính mình. Các tiêu điểm được đặt ngay trong ánh nhìn của nhân vật có khoảnh khắc đáng nhớ, có sự kiện đáng lưu tâm như Corrie quan sát Howard. Người con gái của gia đình giàu có này đã phải lòng gã đàn ông có vợ. Nàng không cưỡng lại được chính mình, với những mặc cảm vì đôi chân không lành lặn nhưng bên gã

khiến nàng được bình yên. Đó cũng chỉ là cảm giác của riêng nàng. Và như nàng nghĩ, hắn thật tâm bên mình. Chuyện vụng trộm ấy kéo dài hàng chục năm trời, chỉ vì chẳng ai có thể hình dung rằng hai người có thể là tình nhân. Đặc biệt nhất, gã chấp nhận đánh đổi để bịt miệng Lillian khi cô hầu gái này phát hiện chuyện ngoại tình, nhưng đó là cái cớ để bắt đầu hằng tháng phải chi một khoản tiền không hề nhỏ để bịt miệng kẻ tống tiền. Đám tang đột ngột của Lillian, Corrie như đã thấy rõ gã nhân tình có thể giả danh Lillian để làm tiền. Nhưng nàng không thể đưa ra nhận định là đúng hay sai, cũng không thể phán quyết nên dừng lại hay tiếp tục. Vì cuộc sống vẫn trôi đi, “vậy là họ gạt qua chuyện này như thế. Đã quá trễ để chọn cách

hành xử khác. Có thể tồi tệ hơn nhiều, rất nhiều” (Alice Munro, 2015a).

Thêm nữa, truyện của Munro luôn đầy ắp cảnh sống của gia đình, cho dù nó là khoảnh khắc gặp nhau trên phố, bữa tiệc hào nhoáng, chuyến xe bắt nhờ, lá thư viết vội, hay sự thay đổi đột ngột từ mất mát, chia tay, trốn chạy của các bậc phụ huynh… thì họ cũng đều gắn bó nhau bởi mối quan hệ ràng buộc là hôn nhân – gia đình – tình yêu. Vốn dĩ mối quan hệ này bạn chưa bao giờ hiểu đủ người bên cạnh, bởi ngay chính họ còn có những khoảnh khắc không thể hiểu nỗi mình. Vậy nên dưới tiêu điểm nội tại mọi sự việc được tường thuật trở nên đáng tin cậy mang tính chủ quan của một cá nhân nhưng cũng đảm bảo yếu tố khách quan trong trường nhìn theo dõi cảnh đời quanh tiêu điểm. Câu hỏi đúng sai về cảnh đời mình quan sát còn được đặt vào Ray anh chàng cảnh sát có thể lay động cô giáo của mình để chạy khỏi cuộc hôn nhân ai nhìn cũng ngưỡng mộ, và rồi chẳng đủ hiểu được nàng cô gái 16 tuổi Leah trong những buổi dẫn lối cô về nhà vì sợ có chuyện chẳng lành, mọi sự gặp gỡ về sau đều vô tình, mọi tin tức về cuộc đời cô gái cũng chỉ qua lời đàm tếu của người dân sống quanh vùng, vậy mà đến cuối cùng họ lấp lửng để lại câu nhắn rằng cả hai sẽ gặp lại nhau như một phép mai mối tự chủ:

Một chuyên gia về mất mát, cô ta có thể được gọi như thế - còn anh chỉ là một tay mơ khi đem so sánh với cô. Mà bây giờ anh cũng quên luôn tên cô ấy. Trôi mất tên cô, mặc dù anh đã từng biết nó quá rành rẽ. Đang mất, đã mất. Nghe như chuyện

với mình. Leah. Một cảm giác nhẹ nhõm lạc điệu, khi nhớ ra cô. (Alice Munro, 2015a).

Rồi cả chàng trai thuở thiếu thời trong Sỏi đá, ngơ ngác trước cuộc chia tay của cha mẹ và bất ngờ với việc ra đi của người chị Caro, cùng người dượng mới Jasper; nỗi dằn dặt chưa bao giờ được giải tỏa cho mãi đến khi câu này đã trở thành giảng viên và gặp lại dượng mình với lời giải thích để cậu tha thứ được cho mình, nhưng rồi chính cậu cùng tự vấn mình:

Thế nhưng, trong tâm trí tôi, chị Caro vẫn mãi mãi chạy dọc theo bờ nước và lao mình xuống đó, như một người thắng trận, còn tôi vẫn đứng im trên bờ, mong chờ ở

chị một lời giải thích, và chờ nghe tiếng nước vỗ tung tóe từ mặt hồ yên tĩnh. (Alice

Munro, 2015a).

Là Carla trầm tư, sợ hãi khi đặt ra những giả thiết về sự trốn chạy lần hai của chú dê nhỏ Flora:

Thiếu gì những điều khác có thể đã xảy ra. Rất có thể anh đã đuổi Flora đi. Hoặc cột nó vào sau xe tải, lái đến nơi xa nào đó và thả nó đi. Trả nó về nơi mà họ đã

mang nó về. Không có nó quanh quẩn, nhắc nhở họ. (Alice Munro, 2015b).

Là việc thôi dày vò khi con gái mình đã có cuộc sống tốt đẹp, nhưng Juliet

vẫn Nín lặng chờ đợi trong cả phần đời còn lại vì sự vô tâm, hay không đủ tốt cho

con mình cảm thấy cần:

Cô vẫn nuôi hi vọng nhận được tin tức từ Penelope, nhưng không theo cách nặng nề nữa. Cô hy vọng như một người biết rằng tốt hơn hãy hi vọng có được sự ân sủng

không xứng đáng, sự xá tội không ngượng ngập – những điều đại loại. (Alice

Munro, 2015b).

Là thời khắc Grace phải lựa chọn sau những Đam mê không thành:

động cao thượng. Nhưng cuối cùng, tất nhiên, cô đã không thể làm được việc đó.

Vào thời ấy, số tiền đó đủ bảo đảm cho cô một khởi đầu mới trong đời. (Alice

Munro, 2015b).

Là những suy tư khi cô gái mới lớn Lauren mất tự chủ với những thế lực siêu nhiên mà Ba, Mẹ, bà Delphine đã Báng bổ gây ra:

Lauren điên cuồng dứt đám quả ké ra khỏi quần. Nhưng vừa dứt được ra thì con bé lại thấy chúng dính vào ngón tay mình. Con bé cố lấy tay kia dứt chúng ra, thế là chúng lại nhanh chóng dinh vào tất cả ngón của bàn còn lại. Con bé phát gớm vì đám quả ké này đến nỗi muốn đập vào tay mình và thét tướng lên, nhưng con bé biết

rằng điều duy nhất mình có thể làm là ngồi vào đó, và chờ đợi. (Alice Munro,

2015b).

Là suy tư của Robin khi đi qua lần Mắc lỡm đáng quên trong đời:

Ngay cả đến giờ bà vẫn khao khát có lại được cơ hội ấy. Bà sẽ không dành một khoảnh khắc nào để cảm ơn vố mắc lỡm đã xảy ra. Nhưng rồi bà sẽ thấy biết ơn số phận đã cho mình khám phá sự thật. Ít nhất là thế - một khám phá đã đặt lại tất cả mọi thứ vào đúng khoảnh khắc diễn ra sự can thiệp nho nhỏ kia. Để lại trong ta nỗi căm giận, nhưng lại làm ấm lòng ta từ khoảng cách xa, xóa tan cảm giác tủi hổ.

(Alice Munro, 2015b).

Là những dày vò trước cuộc đời của Tessa, Ollie, Wilf và cả chính mình. Nancy đến cuối cuộc đời vẫn không thể hiểu đời người đã sống như thế nào:

Nhưng sâu thẳm trong khoảnh khắc ấy có gì đó bất trắc đang chờ, và Nancy quyết định phớt lờ nó. Vô ích. Bà nhận thức rõ là mình đang bị mang đi, bị kéo tuột ra khỏi hai người kia và trở về với chính con người mình. Dường như có một người cương quyết và bình tĩnh nào đó – có thể là Wilf chăng? – đã nhận nhiệm vụ dắt bà

kiên quyết dẫn bà ra khỏi khung cảnh đang bắt đầu vỡ vụn đằng sau, đổ sụp và tối

sầm lại thành thứ gì tựa như bồ hóng và tro tàn. (Alice Munro, 2015b).

Hay thoáng qua là những tự vấn mà Jinny đang trên chiếc Cầu phao cùng Ricky:

Jinny chợt nghõ đến Neal, đang ở trên đất liền. Neal nhẹ nhàng và đa nghi đang chìa bàn tay chịu sự soi xét của người phụ nữ có những dải tóc sáng màu, một bà thầy bói. Hồi hộp trước ngưỡng cửa tương lai của mình.

Chẳng sao hết.

Giờ cô chỉ có cảm giác mê say hơi lâng lâng, gần như vui vẻ. Một luồng phấn khích

nhẹ đang át hẳn những nỗi đau và sự trống rỗng trong cô, vào lúc này” (Alice

Munro, 2016).

Cũng như lời thú tội mà cô cháu gái Alfrida sau khi hiểu hơn về cô của mình:

Tôi không nghĩ đến cái truyện ngắn tôi sẽ viết về cô Alfrida – không nghĩ riêng về điều đó – mà về công việc tôi muốn làm, dường như giống với việc chộp lấy một thứ bất ngờ xuất hiện, hơn là dựng nên câu chuyện. Tiếng đám đông reo hò khi tới tai tôi nghe đẹp đẽ, nghe thật trang nghiêm, với những lời cổ vũ và than vãn xa xôi, gần như không phải của con người. Đó là điều tôi muốn, đó là điều tôi nghĩ mình phải

chú tâm đến, đó là cách mà tôi muốn sống. (Alice Munro, 2016).

Hệt như cảm giác của bà Nina khi hóa tro cốt cho chồng mình:

Thoạt tiên là cơn sốc ớn người, rồi sửng sốt thấy rằng ta vẫn đang cử động, đang được đẩy dâng lên cao bởi một luồng cảm xúc thành tâm sắt đá – tĩnh lặng phía trên bề mặt cuộc đời, vẫn đang sinh tồn, qua nỗi đau của cơn giá lạnh đang tiếp tục cuốn

tràn vào thân thể. (Alice Munro, 2016).

Cái động tác tự vệ nho nhỏ ấy của ông, lời nhắc nhở vừa ân càn vừa chí tử ấy, cái thái độ cứng nhắc đã thành hơi nhàm với ông, như một kiểu cao ngạo lỗi mốt. Giờ thì mỗi ngày có đều có thể nghĩ đến ông trong trạng thái phỉnh phờ, như thể ông đã từng là chồng cô.

Cô tự hỏi liệu ông có giữ mãi cái vai trò đó không, hay cô có một vài trò nào khác đang chờ ông, vẫn còn sử dụng ông thế nào đó trong tâm trí cô, trong những tháng

ngày sắp tới. (Alice Munro, 2016).

Là phút tự vấn của cô em gái Queenie khi chị bỏ lại mình lần thứ hai:

Cho đến khi tôi tỉnh ngộ ra và tự thuyết phục chính bản thân mình rằng không thể có chuyện đó, và rằng cho dù đó là chị Queenie hay không phải chị, thì người đàn bà

đó cũng đã bỏ rơi tôi rồi. (Alice Munro, 2016).

Những khoảnh khắc như thế, bằng tiêu điểm nội tại mọi suy tư, trăn trở, đối thoại với bản ngã và tha nhân đều có thể được trải lòng ra câu chữ. Munro cho phép góc máy quay đặt tại trái tim, bởi người ta cảm bằng cái nhìn của lí trí, và định lượng nó bằng những rung động trong ngực mình. Chỉ là với những con người Munro lựa chọn họ luôn chỉ kịp nói trong ngơ ngác. Những ẩn giấu có được phơi bày ra thì họ vẫn còn giữ lại những thắc mắc muôn thuở. Dường như cách tốt nhất chỉ là ta phải tiếp tục sống, cho dù những điều ta đã làm chưa chắc đem lại cho ta cuộc sống tốt hơn. Nhưng nó là cách duy nhất để ta phải hành động và không để từ “hối tiếc” bủa vây cuộc đời mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận truyện ngắn alice munro qua một vài khái niệm tự sự của gerald genette (Trang 116 - 122)