Xóa nhòa ranh giới diễn ngôn người kể và nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận truyện ngắn alice munro qua một vài khái niệm tự sự của gerald genette (Trang 152 - 162)

3.3. Quyền lực của ngôn ngữ trong truyện kể

3.3.2.Xóa nhòa ranh giới diễn ngôn người kể và nhân vật

Van den Heuvel khẳng định: “Sự kể là cái bề mặt nhìn thấy rõ nhất của một diễn ngôn trần thuật. Ở đây sự giao tiếp dựa vào những diễn ngôn do người trần thuật và các vai-nhân vật nói ra mà lời của họ được người trần thuật trích dẫn. Sự tổ hợp hai diễn ngôn ấy tạo thành truyện hoặc diegesis, tức là thế giới được miêu tả và thế giới tiểu thuyết được kể bởi locuteur, tức là bởi người trần thuật.” (Pilin I. và Tzurganova E.A.A, 2003). Qúa trình hòa phối diễn ngôn giữa người kể và nhân vật là cách thức để hình thức truyện trần thuật thay cho sự mô phỏng viết lại câu chuyện. Genette quan tâm đến dạng thức của sự hòa phối diễn ngôn này qua lời dẫn thuật nhường chỗ cho nhân vật, nghĩa là lời thuật mà vị trí tối thượng của người kể chuyện sẽ được ghép thân với nhân vật, khiến cho quá trình thuật chuyện trở nên tự nhiên hơn. Lời dẫn thuật nhường chỗ cho nhân vật có vài trò như G.X.Pôxêlôp đánh giá:

“Các chân dung và phong cảnh, các đối thoại và độc thoại, các thuyết minh về sinh hoạt và tâm lí kèm theo các chi tiết, nói một cách khác, đều có một kết cấu riêng có thể có một ý nghĩa nghệ thuật độc lập, thâm nhập hay biến đổi ý nghĩa của cái được

miêu tả.” (Pôxpêlôp G.N, 1985), là phương tiện giúp nhà văn “có được một khả năng

tái tạo một cách chặt chẽ và đồng thời là tỉ mỉ các quá trình diễn ra trong một không

gian rộng lớn và trong những khoảng thời gian đáng kể” và nó còn cho phép “nhà

nghệ sĩ ngôn từ thâm nhập được vào tâm hồn con người, tái hiện (nhờ độc thoại nội tâm của nhân vật và lời thuyết minh tâm lí của tác giả) các phương diện của ý thức

con người không thể hiện ra được bên ngoài và hành vi của họ” cũng như “giúp nhà

văn thâm nhập vào tâm hồn của nhân vật, đồng thời đạt được chiều sâu trong phân

tích các cảm thụ và ý định của nhân vật”, “thể hiện được đặc điểm tư duy của con

người trong sự phong phú và đa dạng của các hình thức lời nói, nhiều quá trình giao

Munro dùng sự hòa phối diễn ngôn để tạo ra lớp ngầm mời gọi nhận thức, cảm thức của người đọc trong cấu trúc ngôn từ mà mình tạo ra bằng cảm quan tinh tường nhất về sự việc và con người. Vì vậy những câu chuyện sẽ được chuyển hóa từ việc nhân vật có thể nghĩ điều gì trở thành câu chuyện mà người kể đem tới muốn nói gì. Nếu như lời người kể giới hạn trong khả năng kể, tả, bình luận; còn lời nhân vật sẽ là độc thoại và đối thoại. Câu chuyện có sự dung hòa giữa dạng thức lời người kể và lời nhân vật sẽ là sự hòa quyện giữa kể, tả, bình luận + đối thoại, độc thoại. Munro lựa chọn góc lời kể khi sự hòa phối nằm ở dạng thức độc thoại chiếm đa số. Điều này khiến cho nhịp truyện của bà chậm rãi vừa phải bởi dung lượng của diễn ngôn người kể và nhân vật cũng không có sự chênh lệch. Bằng cách thức này, người kể chuyện của Munro có thái độ vừa ân cần nhưng cũng có phần xa cách. Tạo không gian khách quan đủ lãnh đạm nhưng cũng dễ lay cảm bởi cá tính chủ quan của nhân vật. Phần thức này trong lời kể đến từ lòng trắc ẩn lớn lao mà Munro có được trong mỗi câu chuyện mình mang đến, mọi thứ đều không ủy mị cho dù cuộc sống có nhuốm màu hiện sinh buồn nôn và phí lí, như cái cách mà khơi gợi ta: “Có hạnh phúc và bi kịch và những thứ ở giữa chúng; và bất kì thế giới quan nào khăng khăng thứ này và bỏ qua thứ khác thì đều bất toàn hoặc phiến diện.”. Tôi tôn trọng câu chuyện bằng lời kể khách quan về sự việc, nhưng bí ẩn lại nằm nơi trái tim mà nhân vật đang thổn thức. Và điểm khác biệt đến tự lời thổn thức ấy được bà lắp đặt nó như là của tất cả mọi người, điều gì đó gần gũi ở người kể chuyện và nhân vật, cũng chính là sự gần gũi giữa cá nhân người đọc và truyện kể - mọi thứ đều là cuộc đời ta đang sống.

Ta có thể nhận thấy rõ qua vài ví dụ đơn lẻ ở thủ thuật lời kể Munro sử dụng trong cả ngôi kể đồng thuật lẫn dị thuật. Khi lời người kể thuật lại tại mỗi lát cắt thường Munro tả không kĩ lưỡng, bởi khi cần ngưng đọng thời gian bằng ngôn từ miêu tả bà dừng lại rất lâu, mỗi ống kính quay đều cụ thể đến chi tiết và chi tiết đến cụ thể mà tiểu mục “ngưng đọng thời gian” đã nghiên cứu rất cụ thể. Vì thế, phần còn lại của lời kể có chút gia vị bình luận và miêu tả để Munro làm mềm mại và nhúng dần truyện kể vào điểm nhìn bên trong của nhân vật bằng lời độc thoại của

nhân vật đang được nói đến. Như việc Greta được giới thiệu xuất hiện trong buổi tiệc chiêu đãi của tòa soạn như là phần mở đầu cho mọi cơ sự về sau của người mẹ trẻ bằng những ngôn từ như sau:

Greta rõ ràng say. Một loại rượu vang và nước bưởi hoa hồng trộn nhau uống vội.

Cô không để tâm lắm về vẻ ghẻ lạnh của mọi người như thường khi. Cô biết mình

say, nhưng cảm thấy trong không khí thế này mọi thứ đều được phép, cũng không quan trọng gì nữa chuyện có ai chịu làm quen hay không. Cô đi lòng vòng, thỉnh

thoảng đưa ra nhận xét này nọ. (Alice Munro, 2015a).

Cả khi tự sự đồng thuật, Vivien kể lại câu chuyện của tuổi thanh xuân với những ám ảnh về chuỗi ngày tháng mình nhận việc tại Thị trấn bạch dương, nhận lời cầu hôn và bị khước từ nó theo cách khó nuốt trôi nhất có thể, và cô kể bằng giọng điệu khách quan nhất, cũng chỉ xen vài ba câu chia sẻ cảm nhận của mình, những cụm từ như “cảm thấy”, “cảm giác”… là thứ Munro đặt câu chuyện nhẹ nhàng vào sâu trái tim người mà người kể được phép hiểu thấu. Rõ ràng, người kể luôn đứng cao hơn câu chuyện, họ biết rõ mọi sự việc có thể xảy ra và dừng lại như thế nào. Nhưng ngoài việc chi lí trong những sự kiện nhỏ nhọt được chọn lựa, Munro còn cho phép họ thấu hiểu cũng chẳng tường minh. Mọi thứ đều mang hàm ẩn như tảng băng chìm. Và rõ ràng “người khôn ăn nói nửa lời, làm cho kẻ dại nửa mừng nửa lo”, Munro chẳng coi người đọc là những ả dại khờ, chỉ đơn giản bà tạo ra một không gian vừa đủ cho lời nói hòa lẫn người kể và nhân vật lưng chừng sự thật, lưng chừng cảm giác, lưng chừng gây thương nhớ, và lưng chừng sống cùng mọi cuộc đời:

Ông rửa bát, tôi lau khô chúng. Ông quàng một cái khăn lau bát quanh thắt lưng tôi để khỏi ướt áo đầm. Khi mọi chuyện xong xuôi ông đặt một bàn tay lên lưng tôi. Mạnh mẽ, những ngón tay xòe ra – như thể đang từ từ bóc tách từng phần cơ thể tôi

một cách chuyên nghiệp. Khi lên giường ngủ vào tối hôm đó tôi vẫn cảm nhận

trán tôi sau đó, lúc tôi bước ra khỏi xe hơi của ông. (Alice Munro, 2015a).

Rồi như cả bản tự thuật bà viết trong Cuộc đời yêu dấu, dưới đây là một đoạn nhỏ trong truyện ngắn:

Hồi mẹ bị bệnh nặng, tôi không về thăm, và khi bà mất tôi cũng không về dự tang lễ. Tôi có hai đứa con nhỏ và ở Vancouver chẳng có ai trông coi hộ chúng được. Tiền bạc rất thiếu, chắc không đủ mua vé đi về, mà chồng tôi lại vốn coi nhẹ các nghi

thức, nhưng tại sao tôi lại đổ hết trách nhiệm cho anh ấy? Chính tôi cũng cảm

thấy thế kia mà. Chúng ta hay nói về những lỗi lầm không tha thứ được, và

chúng ta không bao giờ có thể tha thứ cho mình. Nhưng rồi chúng ta vẫn làm thế, phạm lỗi lầm – lúc nào chúng ta cũng lặp lại thế thôi. (Alice Munro, 2015a).

Là câu chuyện của Grace trong ngày trốn chạy cùng Neil. Giữa những sự việc đang được thuật lại sẽ dậm thêm cảm xúc của nàng:

Cô cố lay anh lần nữa, nói với anh bằng giọng khẩn nài. Anh đáp lại bằng đủ mọi lời hứa hẹn và tiếng làu bàu, rồi một lần nữa lại thiếp đi. Đến khi trời tối hẳn thì cô

đành chào thua. Khi khí lạnh ban đêm đã giăng mắc xuống, những thực tế khác

liền trở nên rõ mười mươi trong cô. Rằng họ không thể tiếp diễn thế này

được, rằng dù sao họ vẫn còn đang ở trong thế giới thực. Rằng cô phải trở lại Bailey’s Falls. (Alice Munro, 2015b).

Cũng hệt như Carla trong những ngày sau Trốn chạy được điểm ghi cẩn trọng nhưng cũng không quên nút thắt trong tâm tư nàng:

Nàng bận rộn suốt ngày hôm ấy, ngày hôm sau và hôm sau nữa. Trong khoảng thời gian đó nàng phải dẫn hai đoàn đi dạo lối mòn, dạy bọn trẻ cưỡi ngựa, từng đứa hoặc theo nhóm. Đêm đến Clark vòng tay ôm nàng – mặc dù lúc này cũng bận rộn nhưng anh không bao giờ quá mệt, không bao giờ nhăn nhó – nàng cũng chẳng thấy

Như thể đang có một cây kim giết chóc ở đâu đó ghim trong buồng phổi nàng, và bằng cách thở thật cẩn thận nàng tránh không cảm thấy nó. Nhưng thỉnh thoảng

nàng lại phải hít thở thật sâu và nó vẫn ở đó. (Alice Munro, 2015b).

Hay cô cháu gái thuật lại những việc đã làm khi rời khỏi nhà cô Alfrida, được đánh lên mỗi sự việc bằng những cảm xúc độc thoại của nhân vật:

Khi đã cuốc bộ hơn một tiếng, tôi thấy một hiệu dược phẩm đang mở cửa. Tôi đi vào đó uống một tách cà phê. Cà phê được hâm lại, đen và đắng – có vị như thuốc, đúng

như tôi đang cần. Tôi đã cảm thấy nhẹ nhõm, và lúc này tôi còn bắt đầy thấy hạnh

phúc. Hạnh phúc được cô độc. Để nhìn ánh nắng trên vỉa hè trong buổi chiều muộn nóng nực, những cành cây vừa trổ lá, đổ xuống bóng râm hổng hụt. Để nghe những âm thành, đến từ sau cửa hiệu, những âm thanh của trận bóng trên đài mà người

đàn ông vừa phục vụ tôi đang nghe. Tôi không nghĩ đến cái truyện ngắn tôi sẽ viết

về cô Alfrida – không nghĩ riêng về điều đó – mà về công việc tôi muốn làm,

dường như giống với việc chộp lấy một thứ bất ngờ xuất hiện, hơn là dựng nên câu chuyện. Tiếng đám đông reo hò khi tới tai tôi nghe như tiếng tim đập mạnh, tràn ngập nỗi buồn. Những đợt sóng đẹp đẽ, nghe thật trang nghiêm, với những lời cổ vũ và than vãn xa xôi, gần như không phải của con người. (Alice Munro,

2016).

Nhịp trần thuật sẽ chậm nếu sự phối hợp giữa diễn ngôn người kể chuyện có dung lượng dài hơn so với diễn ngôn của nhân vật, và nhịp trần thuật sẽ nhanh nếu như diễn ngôn nhân vật xâm nhập vào diễn ngôn người kể chuyện có dung lượng ngắn. Khi hòa lẫn diễn ngôn giữa người kể và nhân vật, Munro luôn giữ một nhịp kể vừa phải, bởi tỉ lệ giữa diễn ngôn kể và độc thoại luôn có tỉ trọng ngang bằng. Điều này giúp ta ngoài việc nắm bắt thời điểm phân tán câu chuyện nhưng không quên nắm bắt được những cảm xúc trôi dạt, những khoảnh khắc quyến rũ mà tình yêu, hôn

khiến cho người kể chuyện của Munro luôn có được trí tuệ chuẩn mực, ở họ luôn có những kiến thức đầy đặn về cuộc sống, có cả sự bất toàn trong cảm giác, ngắn gọn và bất ngờ khi phát ngôn, và quan trọng hơn cả họ luôn tạo ra tiếng nói đồng vọng trong đầu người đọc, và khiến những ngôn từ của mình không im lặng.

Tiểu kết chương 3

Tổng biên tập Random House Hoa Kỳ, nhất trí: “Bà ấy là nhà văn rất hiện đại và tìm tòi thực nghiệm dưới cái vỏ ngoài của một nhà văn cổ điển. Giống như William Trevor, bà đã thâm nhập qua nhiều chuyện kể đôi khi đến đúng ngay những sự kiện và những chủ đề, và bà hé mở tấm màn che cho bạn nhìn vào bên trong đến

khi bạn thấy được điểm cốt lõi của những gì bà ấy đang làm.” (Aida Edemariam,

2014). Với điểm nhìn bên trong, sự chủ động khi chọn lựa người trần thuật, cùng các thủ thuật xóa nhòa ranh giới giữa nhân vật và người kể, truyện Munro đem lại cảm giác cho người đọc về những điểm sáng tâm lí đích thực mà con người có thể hành động bằng sự trải nghiệm rất thật. Đó là những cách thức phong phú sinh động nhất để các nhân vật của bà từ trừu tượng trở nên hiện sinh trong những khả năng dịch chuyển của đời sống con người.

Bên cạnh đó, Munro còn tìm thấy cảm hứng trong truyện của những nhà văn miền nam nước Mĩ như Flannery O’Connor, Carson McCullera, và Eudora Welty. Alice Munro lại được nhiều người so sánh với nhà văn Nga Anton Tsekhov, một nhà văn nổi danh nhờ tài viết truyện ngắn tập trung vào các chi tiết cụ thể. Cuộc sống ở các thị trấn nhỏ bé. Hầu hết truyện của Munro đều lấy khung cảnh ở những thị trấn nhỏ bé và dùng cuộc sống ở đó để soi rọi ánh sáng lên những trải nghiệm của con người như tình yêu, sự mất mát và xung đột giữa các thể hệ. Khung cảnh tập trung về một thị trấn nhỏ đã cho phép Munro khai phá những tầng ý nghĩa sâu xa hơn về những trải nghiệm tưởng chừng như bình thường, như việc chuẩn bị một con gà cho bữa ăn hay chuyện gặp gỡ bạn bè cũ của mình bằng hiện thực huyền ảo từ những điều giản đơn. Thủ pháp này gợi nhớ đến những người nghệ sĩ như Edward Hopper và Jack Chambers, những người đã mang phong cách này vào trong những bức họa của mình. Munro thích bắt lấy đời sống thường ngày và vặn xoắn chúng vừa đủ để làm cho chúng có vẻ như huyền ảo và kích thích người đọc. Khả năng nhận thức được những khoảnh khắc huyền bí và hân hoan trong cuộc sống đã làm cho hết thảy mọi thứ trong cuộc đời này dường nên trở nên bớt nhạt nhẽo hơn.

KẾT LUẬN

Gấp trang sách truyện kể của Munro lại, người đọc luôn đọng lại những dư âm về sự chọn lựa, về những khả năng ta có thể sống trong đời. Cũng như việc khi đọc hiểu tác phẩm của bà bằng lí thuyết tự sự học của Gerald Genette, ta sẽ giữ lại điều tinh túy nhất ở kết cấu thời gian và kết cấu tình huống mà bà xây dựng. Cụ thể, nó nhắc nhở ta:

1. Munro không phải là nhà văn đầu tiên cũng chẳng phải cuối cùng là người tinh tế trong việc xây dựng kết cấu thời gian cho truyện kể tâm lý. Nhưng bà sẽ là người duy nhất đưa ta đến khái niệm về một ngôi nhà truyện kể. Thời gian của khung thiết kế với những thủ thuật của riêng mình: từ dựng nhà ba gian hay xoắn ốc, đến lựa chọn trang trí nội thất bằng chân dung hay cảnh trí trong ngưng đọng thời gian, hoặc đa màu trong biến thiên thời gian thì bà luôn cho ta được không gian đọc bằng những tình huống thời gian có vấn đề nhất. Đó là kiểu đọc tĩnh tại, nhấn nhá, trầm âm còn lưu trong tâm trí người đọc. Mọi thủ thuật sẽ chẳng khô cứng nếu nó được nêm nếm tự nhiên nhất. Và Munro đã là “bậc thầy của truyện ngắn đương đại” nên việc căn chỉnh thời gian ở đôi tay của bà sẽ luôn là cổ máy biến thiên của một con người nhỏ nhưng tâm hồn lớn viết nên trong mọi tác phẩm của mình.

2. Munro cũng không phải ngẫu nhiên có danh xưng “bậc thầy của những bí ẩn nơi trái tim con người và vẻ đẹp hằng ngày”. Bởi ngoài tinh tế trong dựng thời gian, ở bà còn là sự khéo léo trong dựng kết cấu tình huống. Đặc biệt, bà luôn biết cách nắm bắt và chọn lựa những khoảnh khắc mà bất cứ ai đã đến tuổi tình yêu – hôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận truyện ngắn alice munro qua một vài khái niệm tự sự của gerald genette (Trang 152 - 162)