Chọn lựa chủ động vị trí của người trần thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận truyện ngắn alice munro qua một vài khái niệm tự sự của gerald genette (Trang 130)

3.2.1. Đồng vị người trần thuật và nhân vật

Trong một lần trả lời phỏng vấn tạp chí Virginia Quarterly Rewiew, Munro chia sẻ về khả năng dẫn lối việc kể lại các câu chuyện của mình. Với những điều xảy ra quanh mình, “bạn không thể quyết định điều đó từ trước. Rồi đột nhiên, bạn nhận thấy những gì bạn muốn kể, bạn nắm bắt nhịp điệu của chúng và cố gắng viết ra. Tôi tự hỏi, tại sao kiểu chuyện kể này lại quan trọng đối với con người đến thế? Tôi nghĩ bạn vẫn nghe rất nhiều câu chuyện mà người đời kể, những câu chuyện có lẽ được xem như là minh họa cho một số điều lạ lùng về cuộc đời này. Và tôi thích tìm những câu chuyện ấy, xem chúng kể với tôi điều gì và tôi sẽ muốn giải quyết chúng như thế nào.” (Lisa Dickler Awano, 2013). Ở Munro, trước khi là người kể chuyện bạn đã là người nghe chuyện, mà Genette cũng cho rằng “người kể chuyện có chức năng của tác giả, vừa kể chuyện vừa chỉ huy cách kể, vừa truyền đạt thông tin, vừa thuyết phục

người đọc” (Trần Đình Sử et al., 2018). Vậy nên người kể chuyện của Munro có đặc

điểm dù là tự sự dị thuật nghĩa là lựa chọn ngôi kể số 3 trong mối quan hệ giữa người kể chuyện và câu chuyện được kể, họ cũng không hiện diện như một nhân vật trong tác phẩm như người tự sự đồng thuật. Tuy nhiên dù ở dạng thức là người kể chuyện dị thuật thì người kể chuyện trong truyện kể Munro có thêm đặc điểm đồng hiện như một nhân vật thông qua việc mờ hóa diễn ngôn của người kể chuyện và nhân vật bằng vị trí tiêu điểm nội tại mà người nhìn cho phép. Vì thế ngôi nhà truyện kể Munro dựng nên không chỉ mang tính khách quan như góc máy camera bằng việc cắt ghép hình ảnh về bề rộng mà còn có chiều sâu khi len lỏi đọc vị nội tâm của nhân vật.

3.2.1.1. Người dị thuật thấu cảm

Trong 31 truyện ngắn khảo sát, Munro chọn cho mình 19 người kể chuyện dị thuật với tỉ lệ chiếm đến 61%. Bà đặt niềm tin vào người kể có mối quan hệ khách quan nhất đối với câu chuyện mình giới thiệu. Đó là sự lựa chọn có toan tính, bởi những truyện ngắn Ghét, thân, thương, yêu, cưới; Cầu phao, An ủi, Cột và dầm, Điều còn ghi nhớ, Gấu trèo về qua núi, Về đâu, Li hương, Người tình, Xe lửa, Thấp

thoáng mặt hồ, và tám truyện ngắn trong tập truyện Trốn chạy có chung một chủ đề đó chính là mối quan hệ của những con người trong khung truyện họ đang bị xáo trộn mà chính họ, bản ngã của mình cũng không thể hiểu được chuyện gì đã xảy ra. Ngay cả họ còn không thể trả lời chính xác nhất rằng điều gì đang đến, những thứ mà cuộc đời sắp đặt liệu có được quyền lựa chọn trong ta. Họ là Johanna trên chuyến xe lửa cùng món đồ nội thất, cô gái ấy với niềm tin mình đang đến với chàng trai đã ngỏ lời yêu thương của Ghét, thân, thương, yêu, cưới. Người đàn ông duy nhất đi qua sự xa cách tỏ tình với cô, vốn dĩ cô gái lạnh lùng như cô chỉ quen sắp xếp cuộc sống cho người khác cẩn trọng mà xa cách để gây thương nhớ cho bất kì ai bên cạnh. May mắn này đến được chỉ từ trò đùa của cô con gái. Cả gã trai Ken Bouderau có cảm kích vì sự chăm sóc của nàng trong cơn sốt phải len lén tìm thấy túi xách chỉ để nhớ rõ tên cô và dự đoán xem với số tiền cô mang theo có thể giúp được gì cho mình. Rồi đến Jinny Cầu phao, người mang căn bênh nan y khi sự sống chỉ còn đếm theo ngày. Trong khi cuộc gặp ngẫu nhiên với chàng trai mười tám đôi mươi Ricky dăm ba lời hỏi han, cuộc rong ruổi vào buổi chiều tà, thong thả lắng nghe và quan sát chậm rãi nhất cảnh vật xung quanh lại có thể vừa vặn kéo người phụ nữ đi qua những bệnh tật mình mang. Cô có thêm khoảng không để thở hơi thở dễ chịu hơn khi đi bên cạnh người chồng Neal vài chục năm mình cần mẫn nhẫn nhịn thói vô tâm con trẻ. Là người phụ nữ đi bên kia sườn dốc cuộc đời Nina hớt hải làm thế nào để cái chết của người chồng không neo mình trong bất kì đức tin tôn giáo nào. Sự cay nghiệt, thái độ chống trả quyết liệt với những ai kể cả vợ mình về niềm tin đều như thôi thúc Lewis lôi hết những gì hà khắc, cay nghiệt nhất trong nhân tâm của mình để gây cho họ những thương tổn, hoặc buộc họ phải im lặng tránh né, cần sự An ủi. Là cô gái Lorna

Cột và dầm có cuộc đổi đời trong mắt người thân khi được một giáo sư toán ngỏ lời

cầu hôn. Trong cuộc sống bị sắp đặt và có phần chi lí của người chồng, cô gái ấy có những phút giây lãng mạn khi được trò chuyện với cậu học trò của chồng mình là Lionel. Rồi mọi suy nghĩ cô có chỉ đơn giản là sự mặc định mình nghĩ còn cuộc đời này vốn sắp đặt mọi thứ đều trở nên trọn vẹn hơn. Như cái cách mà Lionel, người chị họ Polly và anh chồng Brendal kết nối với nhau thân thiết hơn, nhiều hi vọng hơn.

Và rồi người mẹ trẻ Meriel, cũng không định trước mình sẽ có cuộc trốn chạy, cầu xin người đàn ông chỉ gặp vỏn vẹn vài tiếng đồng hồ đi nhờ xe. Cái cách mọi thứ xoay quanh cô trong buổi chiều ấy giờ như mảnh ghép lúc ẩn lúc hiện mà mỗi dịp cô quay trở lại sống bên cạnh người chồng của mình đến cả đời còn lại vẫn luôn ám ảnh cô. Là những người gần đất xa trời lãng quên đi mọi kí ức với căn bệnh enzerma cùng những người bạn đời vẫn còn muốn sắp xếp khả dĩ nhất cho phần lời còn lại của mình còn được tận hưởng trong Điều còn ghi nhớ. Và Greta tìm kiếm những vụn dại trong đam mê để che lấp đi vài thiếu hụt trong kết nối tâm hồn với chồng là chưa đủ để cô cảm thấy mình đã tìm ra tri kỉ. Là Corrie chấp nhận sự mập mờ trong mối quan hệ với Howard vì đã quá muộn để thay đổi một thói quen. Là Jackson lẫn Belle tự chạy trốn chính mình ra khỏi những ẩn ức sợ hãi tình dục, cả hai đều bị ám ảnh bởi sự cười cợt từ người mẹ kế hay cái nhìn vụng trộm của người cha ruột. Là Nancy người phụ nữ đầy thương cảm với chuỗi kỉ niệm tìm thấy trong giấc mơ khi mình đã dần lãng quên chính mình. Là những cô gái Carla, Juliet, Penelope, Grace, Bà Delphine, Nancy, Tessa trong tập truyện Trốn chạy với những cuộc gặp gỡ bất ngờ khiến vòng đời đảo mạch. Đó là những mảnh ghép cùng câu chuyện đời của họ được người kể dị thuật đứng ra làm nhân chứng kể lại mà chính Genette cũng đã từng khẳng định điều này: “Bất kể truyện kể nào đều ở ngôi thứ nhất, bởi vì người kể chuyện của nó lúc nào cũng có thể tự chỉ định bằng đại từ ngôi thứ nhất. Sự phân biệt người kể chuyện ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba chỉ ở chỗ nó hiện diện hay vắng

mặt.” (Lộc Phương Thủy et al., 2007). Vì thế dù không lựa chọn đại từ “tôi” nhưng

người kể chuyện dị thuật là người biết rõ mọi sự, chỉ là cách kể của anh ta khiến cho

câu chuyện bao giờ cũng nói ít hơn là điều nó biết, nhưng lại khiến cho người ta

biết nhiều hơn là cái nó nói” – Genette khắng định trong hình thái III (Bàn về một

vài thuật ngữ thông dụng trong kể chuyện) làm nên thành công truyện kể mà Munro

đã chia sẻ ở trên. Ngay chính bà tâm sự về những cuộc trò chuyện, những cuộc đời của mọi người phụ nữ khi háo hức chuẩn bị bữa tiệc tối cho chồng, thì khoảnh khắc họ trò chuyện kể cho nhau nghe, hình thức này rất quan trọng để có thể kể cho nhau nghe những câu chuyện hối thúc nhau rằng vì sao nó lại thế? Điều này mang đến

những ý nghĩa gì? Nhất lại là khi không gian sống trong tổ ấm gia đình, rộng hơn tí chỉ là không gian khép kín của một thị trấn nhỏ Ontario. Nơi mà mọi sự thay đổi nhỏ của bất kì ai cũng trở nên lớn lao trong cái nhìn của người khác. Họ kể cho nhau nghe vài mảnh, và chẳng cần tường tận bạn cũng có cho mình những suy đoán riêng. Đó là cái cách người kể chuyện dị thuật Munro lựa chọn. Họ đồng vị với chính nhân vật trong cùng một trường nhìn họ nói những điều nhân vật chưa biết và nói cả những điều nhân vật cất giấu, cái cách họ tiến đến nội tâm cũng như cách người nghe chuyện bên ngoài ta lắng nghe người khác tâm sự. Thay vì họ tự nói lên tiếng lòng của chính mình, người kể chuyện ngôi ba của Munro đứng núp bóng sau họ để cất lời. Nhưng sự tinh tế của Munro cũng như Virginia Woolf dạy cho ta “tầm quan trọng đặc biệt của đời sống người phụ nữ, nhấn mạnh rằng câu chuyện về một người vợ bất hạnh ở tuổi trung niên cũng quan trọng chẳng kém câu chuyện về một thuyền trưởng dấn mình vào cuộc kiếm tìm con cá voi trắng. Làm như vậy, Munro, có lẽ hơn bất kỳ nhà văn nào, nhắc nhở chúng ta về phạm vi và tầm vóc mà một truyện ngắn có

thể đạt đến.” (Michael Cunningham, 2006).

Một điểm cần đáng lưu tâm là trong 19 truyện ngắn người kể chuyện dị thuật cũng như 31 truyện ngắn khảo sát thì có đến 5 truyện ngắn với ngôi kể số ba gồm

Ghét, thân, thương, yêu, cưới; Gấu trèo về qua núi, và bộ ba truyện ngắn Tình cờ,

Sắp rồi, Nín lặng được chọn lựa dựng thành những bộ phim với các tên gọi

Hateship, Loveship (2014), Away from her (2006) và Julieta (2016). Bộ phim Away

from her với nguyên tác The bear came over the Moutain (Gấu trèo về qua núi) được

đề cử cho kịch bản chuyển thể xuất sắc trong giải Oscar. Với tỉ lệ 16%, con số này chứng minh cho ta thấy các truyện ngắn ngôi kể dị thuật cho phép cốt truyện được sắp đặt lẫn trình chiếu như một cuốn phim. Mà bất kì nhà biên kịch nào cũng dễ dàng tìm thấy ở truyện ngắn Munro một độ tương đồng khả dĩ cho việc họ sắp đặt mạch kể bằng hình ảnh. Munro kể những câu chuyện mà nói rất ít những điều có thể nói, những gợi dẫn về các va chạm mà chính chúng ta trong cuộc sống hằng ngày đều có thể gặp phải. Những nhân vật, những cuộc đời được kể lại họ chưa bao giờ trả lời hoàn hảo cho câu hỏi đúng sai, nên hay không nên, lựa chọn hay bất lựa chọn… bởi

nó không có câu trả lời cuối cùng. Những gì ta nhìn thấy chưa chắc là điều ta nắm rõ. Nên ta không cần gây ấn tượng với độc giả bằng khả năng của ngôn từ sắc lẹm, chỉ đơn giản là những gợi dẫn như máy quay của cuộc đời vừa đủ sâu sắc, thâm trầm để ta tự cảm nhận trước một người kể chuyện dị thuật quá tinh xảo và khôn ngoan.

3.2.1.2. Kẻ đồng thuật ống ngắm

Nếu người kể dị thuật là sự đồng vị gần phía sau nhân vật thì kẻ đồng thuật trong truyện kể của Munro chọn lựa đồng vị ở vị trí xa hơn rồi khiêm tốn nhìn tha nhân khác. Họ mang tiếng nói của “tôi” nhưng lại không nói lên nhiều về cuộc đời của mình. Họ như một ống nhòm thích nhìn ngắm, lắng nghe những điều xung quanh, và rồi tự soi mình trong chính những khung hình mình bắt gặp được. Đó là 12 truyện ngắn Đồ đạc gia đình, Tầm ma, Chị Queenie, Thị trấn bạch dương, Sỏi đá, Tổ

ấm, Lòng kiêu hãnh, Dolly và bốn tự thuật Con mắt, Đêm, Giọng nói, Cuộc đời yêu

dấu, chiếm tỉ lệ 39% truyện ngắn khảo sát chọn lựa người kể đồng thuật. Những cuộc đời của cô Alfrida với kí ức nhiều chất dẫn cùng cha nhân vật tôi – người kể chuyện, cái cách mà cô hiện diện trong câu chuyện nó rõ ràng hơn nhiều so với những thông tin mà người đọc có thể tìm thấy ở nhân vật tôi. Cuộc đời của cô Alfrida vì thế cũng được đặt nhiều khung không thời gian trong mạch truyện hơn. Hay người mẹ trẻ cũng là người bạn thời niên thiếu với Mike McCallum, cô lắng nghe tâm tư của mình nhưng lại trở nên rõ nét hơn khi nhìn thấy cậu bạn của mình sau 20 năm gặp lại giờ đã là một người cha mắc sai lầm nghiêm trọng dẫn đến cái chết của con trai mình. Cái cách anh chia sẻ với “tôi” như một tấm gương khác soi kĩ hơn về những ý định lẫn trách nhiệm của cả hai trong cuộc đời với kẻ khác. Là cô em Chrissy thăm hỏi chị mình, mọi kí ức về Queenie cứ thể hiện dần lên một cách rõ ràng kể từ ngày cô ra mắt gia đình ghép nối mẹ cô với cha Chrissy, lẫn những bữa cơm hay cuộc gặp mà Chrissy được chứng kiến chị mình bên gia đình ông bà Vorguilla. Cuộc chạy trốn của Queenie năm 18 để lấy người đàn ông trung niên Vorguilla khi vợ mình vừa mất, đến cuộc trốn chạy ba năm sau đó với người học trò của ông Vorguilla là Andrew. Và như Chrissy thừa nhận rằng cô cũng cảm thấy chị Queenie đã bỏ lại mình phía sau những ham muốn sống bằng bản năng yêu của

mình. Queenie cũng vì thế không cần tự mình kể lại chính mình, mà đôi khi lời nói về bản thân lại khiến cho mọi sự lẫn cái tôi của mình thêm rối rắm. Cô được nhìn bằng ống ngắm lẫn lời kể của Chrissy là quá đủ để khiến câu chuyện nói nhiều hơn những gì đã viết. Hiểu được sâu hơn về những gì có thể nói hết ra. Rồi cô giáo trẻ Vivien Hyde, cách mà anh Reddy vị hôn phu rút lại lời câu hồn, sắp đặt cho cô cuộc trốn chạy khỏi anh ngay tức khắc có thể khiến cô bị động ngỡ ngàng nhưng lại khiến hình ảnh Reddy rõ nét hơn nhiều qua lời kể. Rồi cô em gái tuổi chập chững sắp đến trường, rong ruổi theo hành trình biến đổi của mẹ lẫn chị gái mình, để rồi chứng kiến cái chết của chị Caro cô mãi ám ảnh và dằn vặt bản thân rằng điều gì khiến chị Caro lại có sự lựa chọn trên. Cô đem những khắc khoải chia sẻ với người bạn cùng phòng lẫn dượng Neal sau nhiều năm gặp lại, nhưng mãi cô vẫn chẳng thể có được câu trả lời kĩ lưỡng nhất về chị Caro. Những ngày tháng mà chị còn sống bên gia đình hạnh phúc với cha, sự quan tâm đến những thay đổi của mẹ. Cố gắng làm cách nào đó để níu kéo gia đình, hay chỉ đơn giản bằng việc mang chú chó Blitzee từ ngôi nhà di động bên hố sỏi để quay trở về mái nhà trước đây. Hay việc chọn cách gây chú ý với gia đình bằng việc nhảy xuống hố sỏi mà không một ai có thể trả lời chị chọn lựa nó vì điều gì. Những ám ảnh, mảng ghép về Caro không phải là bản tự thuật hoàn chỉnh để ta hiểu rõ, nó chỉ vài lát cắt được kể lại bằng chính tâm cảm lẫn cái nhìn của người kể đồng thuật nhưng khiến ta ám ảnh theo cùng. Đó còn là dằn vặt của chàng trai trong Lòng kiêu hãnh khi chứng kiến cô bạn gái Oneida trưởng thành, già đi mà không cách nào anh tự mở lòng để cả hai có thể hiểu nhau và cần nhau theo một cách trang trọng, cần thiết cho lời cầu hôn như anh muốn. Từ lúc cô học phổ thông, đến những năm tháng bên người cha kiêu hãnh giữ lấy phẩm chất của mình, và rồi cách cô sắp xếp cuộc sống của mình thì mọi thứ điều rõ ràng trong anh nhưng anh lại từ chối theo kiểu không vượt qua được chính mình. Hay người phụ nữ 71 tuổi cảm thấy cuộc sống phải bắt đầu lại với chính người chồng Franklin 83 tuổi như những ngày đầu hai người chung sống cách đây vài chục năm. Mà mới đó vài ngày họ còn tính toán phải sắp đặt cho cái chết của cả hai như thế nào. Buổi gặp gỡ bất ngờ giữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận truyện ngắn alice munro qua một vài khái niệm tự sự của gerald genette (Trang 130)