Quyền lực của ngôn ngữ trong truyện kể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận truyện ngắn alice munro qua một vài khái niệm tự sự của gerald genette (Trang 142)

3.3.1. Chứng nhân hóa lời trần thuật

Với mong muốn trao cho truyện tất cả không gian mà nó cần, nên bằng nhiều cách thức khác nhau Munro khiến cho truyện ngắn của mình như nhà phê bình Jason Farago nhận xét: “Những truyện ngắn này trên thực tế lại thể hiện sự cách tân hình thức ở chiều sâu, với sự đổi giọng đột ngột và các dàn cảnh được đan móc với nhau một cách bất thường, cọ xát với nhau như kim loại cọ xát với kim loại. Đấy chính là cảm giác khó chịu, thậm chí gây bức bối mà một truyện ngắn Munro thường để lại. Đó không phải làm ám ảnh về một chuyện tình dở dang, một cuộc vật lộn của con người với bệnh ung thư…mà là một cảm giác rộng hơn về tinh trạng mất cân bằng và bất định. Cảm giác đó xuất phát từ hình thức, chứ không phải từ cốt truyện, và rõ

ràng đó là một thành tựu xứng đáng với giải Nobel.” (Trần Ngọc Hiếu, 2014). Bằng

những thủ thuật tạo và đổi giọng khi xoay ngược tình huống (phản dame) đã tạo ra những cú twist liên tục và đầy bất ngờ trong xây dựng kết cấu, khiến truyện kể Munro mang lại cảm giác hấp dẫn và buâng khuâng cho những ai chạm ngõ.

Trong mối quan hệ phân tích thể loại lời nói của nhân vật, Genette cũng chưa bao giờ quan tâm đến việc đặt ra khái niệm mô tả về vai trò và đặc điểm của nhân

văn bản nhân vật. Vì thế việc phân tích lời nói của nhân vật sẽ luôn nằm trong khung của lời kể. Vì người kể luôn đứng cao hơn so với nhân vật, là người nắm bắt mọi diễn tiến câu chuyện, việc lựa chọn mục đích kể khiến anh ta có thể biến đổi lời của nhân vật từ khoảng cách gần nhất cho đến xa nhất với vị trí mà mình đứng. Vì vậy nghiên cứu lời nói của truyện kể Munro cũng chính là nghiên cứu mối quan hệ giữa lời kể của người kể với các đối tác xung quanh.

Munro đã luôn chọn người kể chuyện hạn tri với hình thức của người kể chuyện đồng thuật hay người kể chuyện dị thuật với điểm nhìn nhân vật. Điều này cho phép văn bản truyện kể của bà đưa là lời kể có tính chất lai ghép giữa người kể chuyện và nhân vật. Vì người kể thì luôn nắm giữ được câu chuyện thông suốt nhất, nhưng việc anh ta lựa chọn cách kể khiến cho lời nhân vật xuất hiện trong văn bản vì thế có khoảng cách kéo gần hoặc xa cách trong khung truyện. Điểm nữa, Munro cũng thừa nhận thiên hướng của nữ giới thường diễn dịch đời sống bằng lời nói, còn đàn ông thì họ không thích giải quyết những việc liên quan đến mình mà không quan tâm quá nhiều về nó. Họ kể cho nhau nghe những câu chuyện và rồi tự vấn mình rằng điều gì đang xảy ra? Nó có ý nghĩa gì? Tất cả những câu hỏi ấy sẽ được chú ý trong không gian của mái nhà, của vùng ngoại ô mà mọi câu chuyện và lời xầm xì luôn cần được bảo chứng để có thể bắt đầu câu chuyện kể. Họ nghi ngờ ngay cả những lời nói hỏi thăm như kiểu khách sáo nhất. Mỗi nhân vật của Munro đều có sự nhạy cảm với ngôn ngữ, điều này cũng là thường tình trong cuộc sống. Vốn con người rất bận tâm về việc người khác nói gì về mình. Lời bàn tán, nhận xét, hay khung thời gian đáng nhớ… đều khiến cho mọi câu nói đều được lưu giữ, tái hiện nó nhiều lần như việc Munro sử dụng nó tại điệp thuật như đã phân tích ở trên. Chính vì vậy, Munro để cho người kể chuyện dẫn lời nhân vật gián tiếp theo hình thức được xem quen thuộc dùng trong hội thoại là lời đối thoại dư chấn và hình thức mang phong cách của Munro lời kể xầm xì. Cả hai hình thức trên cho phép chứng nhân hóa nhân vật trong lời kể của người kể chuyện.

3.3.1.1. Lời đối thoại dư chấn

nhân vật ta có 1936 lượt lời cho tập truyện Trốn chạy, trung bình 242 lượt lời cho mỗi truyện ngắn, sau là 1581 lượt lời cho tập truyện ngắn Ghét, thân, thương, yêu, cưới, trung bình có 176 lượt lời cho mỗi truyện, ít hơn có 810 lượt lời cho tập truyện

Cuộc đời yêu dấu và trung bình có 62 lượt lời cho mỗi truyện. Với thông số trên, ta

nhận thấy rõ ngay tập truyện có ngôi kể đồng thuật thì số lượt lời giảm hẳn. Bên cạnh đó cũng do số trang truyện ngắn trên tập truyện Cuộc đời yêu dấu khiêm tốn với 27 trang/truyện thì thông số của tập truyện Ghét, thân, thương, yêu, cưới là 41 trang/truyện và Trốn chạy 59 trang/truyện.

M.Bakhtin khi bàn về lời nói đã nhận định: “Đối thoại là bản chất của ý thức, bản chất của cuộc sống con người […] Sống tức là tham gia đối thoại: hỏi, nghe, trả lời, đồng ý, v.v. Con người tham gia cuộc thoại ấy bằng toàn bộ con người mình và toàn bộ cuộc đời mình: bằng mắt, môi, tay, tâm hồn, tinh thần, hành vi. Nó trút hết con người nó vào lời nói và tiếng nói của nó gia nhập dàn đối thoại của cuộc sống con người, gia nhập cuộc hội thảo thế giới […]. Bản ngã không chết. Cái chết chỉ là sự ra đi. Con người ra đi khi đã nói lời của mình, nhưng bản thân lời nói ấy còn lại

mãi mãi trong cuộc hội thảo không bao giờ kết thúc.” (Phạm Vĩnh Cư, 2003). Như

vậy “đối thoại được xem như một đặc tính phổ quát hết sức quan trọng của hoạt động ngôn từ, bởi ở các phát ngôn luôn luôn hiện diện sự chờ đợi (sự kích thích) một

lời đáp lại nào đó, cũng tức là phản ứng lại kinh nghiệm ngôn ngữ trước đó.” (Lại

Nguyên Ân, 2004).

Munro có đủ không gian ngôi nhà để các nhân vật sống và đan bện vào nhau, khung truyện kể của bà thừa đất để ngồi nói với nhau được nhiều điều. Nhưng Munro lại kiệm lời, mọi cảnh được dựng lên không nằm trong sự giác ngộ khi giao tiếp, bởi cách mà nhân vật Munro có thể làm tốt nhất chỉ là lựa chọn việc làm khả dĩ nhất khi mình đang cần chọn lựa. Nghĩa là hành động sẽ nói lên được tính cách, cũng như mọi cuộc thoại chỉ là cái cớ để người ta thăm dò nhau, đoán định suy nghĩ của nhau. Rất nhiều lần họ toàn hiểu sai, và thậm chí là tự huyễn hoặc mình. Trong cuộc giao tiếp của Munro, đích đến không nằm ở chỗ hiểu, nó là lời đối thoại mang lại cho người nói và được nói có thêm lát cắt để người đọc nhìn rõ hơn sau này. Bởi chỉ khi

gấp lại trang sách ta mới biết mình vừa được nghe chuyện gì, và có thể hiểu được nó như thế nào. Mà thậm chí lần thứ hai, thứ ba đọc lại ta cũng thấy được một sự tươi mới, một cái nhìn mới mẻ hơn trước kia. Đây cũng chính là lời mà nhân vật Munro đã từng chia sẻ về cách thức đọc truyện như bà Travers đọc Anna Karenina trong

Đam mê: “Bác không nhớ mình đã đọc nó bao nhiêu lần rồi, nhưng bác nhớ rõ rằng

đầu tiên bác đồng cảm với Kitty, sau đó là với Anna…ôi, thật kinh khủng, về Anna ấy, rồi thì, cháu biết không, lần đọc mới đây nhất bác chợt nhận ra mình thông cảm sâu sắc với Dolly. Dolly lúc cô ấy đi về vùng quê, ờm, đem theo một lũ trẻ, rồi cô ấy phải học từ cách giặt giũ trở đi, gặp vấn đề với mấy cái chậu giặt – bác nghĩ đó chính là cách lòng cảm thông của người ta thay đổi khi người ta về già. Đam mê bị

đẩy ra sau cái chậu giặt.” (Alice Munro, 2015b).

Trong mỗi truyện ngắn, chỉ vài ba cuộc đối thoại. Munro không nhất thiết chọn lựa những nhân vật tiềm năng khi xuất hiện dài hơi, đôi khi những đối thoại giữa những con người bên lề lại khiến cho câu chuyện mở rộng được chiều sâu, đôi mắt vì thế cũng thông suốt hơn. Đó hết như cách ta chưa hiểu đủ về ai đó cho đến khi ta nghe được người ta lọt thông tin khi ta nghe thấy từ cuộc trò chuyện với người khác. Đây là dạng thức thứ nhất: Cuộc thoại có đủ vai giao tiếp, có sự luân phiên lượt lời giữa các nhân vật tại thời điểm người kể chuyện kể:

Như cuộc đối thoại giữa Edith – Sabitha lại chiếm đến 14 trang, có độ co giãn cao, thêm cả cuộc thoại Johanna- bà chủ hàng quần áo (6 trang) và ông Mc Caulay ngày thứ bảy với các vị khách bên lề em ông gặp khi ra ngoài (6 trang)…tất cả nhằm chuẩn bị cho hồi kết đoạn thoại giữa Johanna – Ken Boudreau (10 trang) trong Ghét,

thân, thương, yêu, cưới /60 trang. Hay Cầu phao/36 trang: cuộc thoại Helen – Neal

– Jinny rong ruổi trong chiếc xe để tìm lại đôi giày cho Helen lên tới (14 trang); Jinny – Ricky (9 trang). Đồ đạc gia đình/38 trang: Cô Alfrida – chú Bill – Tôi (11 trang), Tôi – con cô Alfrifa (4 trang). Tầm ma/35 trang: Tôi – Mike khi còn nhỏ (5 trang), Tôi – Mike sau ba mươi năm (9 trang). Cột và dầm/35 trang: Lionel – Lorna (7 trang giãn), Polly (1,5 trang), cả nhà (2 trang). Điều còn ghi nhớ/28 trang: Meriel – Asher- Dì Meriel (10 trang), Meriel – Pierre (1 trang – 1 trang). Gấu trèo về qua

núi/59 trang: Grant – bà Marian (vợ Aubrey) (8,5 trang). Trốn chạy/59 trang: Carla – bà Jameison (12 trang giãn nhẹ), bà Jamieson – Clark (7,5 trang). Tình cờ/51 trang: Juliet – Eric (9 trang giãn nhẹ -2 trang), Juliet – Ailo (5,5 trang). Sắp rồi/50 trang: Juliet – ba mẹ (7 trang), Juliet – và ba mình khi đi chợ (8 trang), Juliet – Don (8,5 trang). Nín lặng/44 trang: Juliet – Joan (5 trang), Juliet – Christa (5 trang giãn

 sau 5 năm: 2 trang), Julliet – Heather ( 2 trang). Đam mê/50 trang: Grace với gia đình Neil (2 trang  4 trang giãn), Grace – Neil (18 trang). Báng bổ/51 trang: Lauren – Bà Delphine (10 trang giãn  8 trang giãn). Mắc lỡm/44 trang: Robin – Daniel (15 trang giãn), Robin – Coral (6 trang). Thần lực/89 trang: Nancy – Tessa (8,5 trang), Nancy – Ollie (20 trang giãn). Về đâu/33 trang: Greta – Harris (3,5 trang co giãn), Greta – Greg (6 trang). Thị trấn bạch dương/44 trang: Vivien – Mary (2 trang  3,5 trang), Vivien – Reddy: (2,5 trang  8 trang  5 trang). Li hương/28 trang: Ray – Leah (3 trang). Sỏi đá: Tôi – Chú Neal (2 trang). Tổ ấm/29 trang: bữa ăn tối (1,5 trang) tiệc chiêu đãi (3 trang). Lòng kiêu hãnh: Tôi – Oneida (2 trang).

Người tình/27 trang: Corrie – Howard – Lillian (4 trang), Corrie – Người đàn bà dự

đám tang (3 trang). Thấp thoáng mặt hồ/19 trang: Nancy – chồng (6 trang). Bốn truyện ngắn tự thuật: tôi – ba mẹ (2 trang)  mẹ (4 trang) Con mắt, Tôi – cha (2 trang) Đêm, Tôi – Peggy (1 trang) Giọng nói.

Dạng thức thứ hai:là lời của kẻ xầm xì được dẫn thuật rải rác trong quá trình người kể diễn ngôn bàn luận về những ý nghĩa nảy sinh từ cảnh sống mà nhân vật gặp phải.

Lời thoại dạng thức thứ nhất được người kể dẫn thoại qua ba phương thức:

[lời dẫn] + [“lời thoại”]

Giờ ông Sam hạ giọng nói nhỏ nhẹ và bí ẩn hơn.

Tên nó là gì đó?”

Ý ông muốn hỏi tên đứa bé.

“Penelope. Bọn con sẽ không bao giờ gọi cháu là Penny đâu ạ. Penelope.”(Alice Munro, 2015b).

Hoặc:

[“lời thoại”] + [“lời chú thích”]

Pha với nước là tốt rồi ạ,” Lauren nói, mặc dù nó chưa bao giờ uống sô cô la nóng theo cách này. Bỗng nhiên nó ước gì lúc này mình đang ở nhà, quấn chăn trên

sofa coi ti vi. (Alice Munro, 2015b).

Và:

[“lời thoại”] + [“lời chú thích”] + [“lời thoại”]

“Hôm nào em đến chơi với chúng tôi nhé,” Brendan mời. Anh thấy Lionel trông có

vẻ hơi buồn bã và cô đơn. “Đến làm quen với vợ tôi” […] “Em không biết cô sẽ

như thế nào,” Lionel nói khi cậu kể lại cho Lorna. “Em nghĩ, rất có thể cô là một người khó chịu.”(Alice Munro, 2016).

Với mong muốn tạo ra không gian khách quan nhất cho truyện kể, không đẻo gọt quá nhiều, cũng không câu từ phải trau chuốt. Munro luôn dẫn lời thoại như nguyên bản của lời nói giao tiếp hằng ngày, không gian của căn nhà khiến mọi lời nói đều dung chưa lượng tin thông báo, trò chuyện nhiều hơn là giãi bày, nói rõ. Họ vẫn nói với nhau bằng lượng thông tin tối thiểu còn 7 phần chìm lại là cả cuộc đời ẩn giấu, là quá khứ không yên tĩnh, là tương lai bất định, mặc cho thời gian hờ hững trôi họ vẫn tiếp tục sống. Chuyện Munro vì thế là những lần nói chuyện mãi vô định, ai cũng có cách hiểu của mình như Ray cố gắng tìm kiếm tên Leah, cô gái thân thuộc. Còn Leah lại buâng quơ với lời hẹn sẽ gặp lại như một định mệnh. Hay Jackson nghe người con Belle kể chuyện đời mình sau cuộc đại phẫu, là anh chàng ngay tức khắc bước ra khỏi cuộc đời cô như cách anh bất ngờ hiện diện tại trang trại hai mươi năm trước. Lời đối thoại của Munro đơn giản như con sóng xa bờ, nó cứ lẵng lặng trao đổi và rồi bất ngờ kéo bạn ra khỏi cuộc đời hiện tại, chơi với giữa biển khơi – chơi với giữa cuộc đời mà ta có thể gặp.

Lời thoại tự tình còn là hơi thở dài hơi mà nhân vật có thể cất lời, với số lượt lời lớn hơn 5 dòng trang sách trong các truyện kể có tỉ lệ xuất hiện với 7 lần/truyện

Cuộc đời yêu dấu là minh chứng cho việc người kể chuyện của Munro không chỉ là nhà quan sát tinh tế và còn nhà lắng nghe chân thành. Những lời thoại dài hơi là phút giây người ta cảm thấy an tâm để nói cho nhau nghe những dự định, trăn trở của mình.

Như khi Johanna chia sẻ cách giải quyết khách sạn của Ken Boudreau:

Bỏ tiền vào chỗ này như bỏ xuống giếng thôi. Thị trấn này sắp hết đát rồi. Giờ việc cần làm là dỡ tất cả những gì có thể bán lấy tiền mặt được, đem bán ngay. Em không nói tới đống đồ nội thất mới mang tới, chỉ nói những thứ như bàn bi a, bếp điện. Sau đó chúng ta phải bán ngôi nhà cho ai có thể bóc những tấm tôn bọc tường ra bán sắt vụn. Có nhiều thứ anh tưởng không có giá trị gì nhưng có thể bán ra tiền,

dù ít dù nhiều. Rồi… Trước khi ôm cái khách sạn này, anh tính sẽ làm gì? (Alice

Munro, 2016).

Là ông quản lí tòa nhà chung cư bàn bạc với Jackson:

Tôi phải tới bệnh viện xem anh ta có việc gì không. Hôm qua còn khỏe mạnh lắm. Chẳng bao giờ than phiền. Không có người thân nào để tôi gọi báo tin, theo như tôi biết. Tệ nhất là tôi không tìm được chìa khóa, trên người anh ta cũng không, mà ở

nơi anh thưởng để cũng không. Vì vậy tôi phải chạy về nhà tìm bộ chìa khóa

riêng của mình, liệu anh có vui lòng coi sóc chỗ này một lát trong khi tôi đi vắng được không? Tôi phải về nhà và chạy tới bệnh viện nữa. Tôi có thể nhờ những người thuê nhà ở đây nhưng tôi không muốn, anh biết đấy. Tôi không muốn họ sau này cứ theo hỏi han làm phiền mình về chuyện mà chính tôi cũng còn chưa rõ ra sao cả.

(Alice Munro, 2015a).

Là chia sẻ của bà Delphine với cô bé Lauren:

Cô ta ra tù với một cái án treo, như vậy mang thai không phải là điều tệ lậu tí nào, nó đã giải thoát cô ta ra khỏi tù tội. Tiếp đó, cô ta gặp một nhóm người theo đạo

Thiên Chúa, họ biết vợ chồng một bác sĩ nọ chuyện chăm những cô gái sinh con rồi lo thủ tục cho bọn trẻ làm con nuôi ngay lập tức. Hành động ấy không đáng trọng cho lắm đâu, họ kiếm tiền từ những đứa bé này, nhưng dù sao thế cũng giúp cô ta tránh được lũ nhân viên xã hội. Vì vậy cô ta sinh con ra rồi thậm chí không bao giờ

nhìn thấy nó nữa. Tất cả những gì cô ta biết là cô ta có một đứa con gái. (Alice

Munro, 2015a).

Dù người kể đồng thuật hay di thuật Munro luôn giữ nguyên trạng thái khi dẫn lời của nhân vật, dấu ngoặc kép đã nói ra công dụng ấy. Có trường hợp đặc biệt như lời chia sẻ của Belle cho Jackson về uẩn ức mình chôn chặt từ sự vụ giữa cô và cha, kéo dài qua vài trang sách, nhưng bà vẫn để nó trực tiếp như một minh chứng cho sự thuật kể tôn trọng hiện thực. Một sự thật đáng tin, dù người kể đã hạn tri phần mình biết.

3.3.1.2 Lời của kẻ xầm xì

Không gian vùng ngoại ô là cuộc sống khép kín, bởi mọi chuyển động về cuộc đời của bất kì ai đều được mọi người lưu tâm. Họ biết mọi lai lịch về nhau và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận truyện ngắn alice munro qua một vài khái niệm tự sự của gerald genette (Trang 142)