Con người tha hương vì cuộc sống mưu sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn trần nhã thụy (Trang 37 - 44)

Thế giới nhân vật trong các tác phẩm truyện ngắn của Trần Nhã Thụy khá đa dạng, nhưng người đọc dễ nhận thấy một điều, đó là phần lớn các nhân vật của tác giả đều là những con người tha hương, xa xứ để đến các thành phố, các vùng đất mới làm ăn sinh sống, có lẽ điều này ít nhiều bị sự ảnh hưởng bởi bản thân nhà văn cũng là người con xa xứ lập nghiệp tại một vùng đất khác nơi mình sinh ra.

Những con người tha hương đó chấp nhận xa xứ vì cuộc sống mưu sinh, cuộc sống vùng quê quẩn quanh thiếu thốn, cuộc sống chật vật, họ phải vật lộn hằng ngày với miếng cơm, manh áo, buộc họ phải ra đi với hi vọng thay đổi cuộc sống vốn quá nhiều khốn khó của mình. Họ là những con người lam lũ, ngày ngày oằn mình chống lại cái đói cái nghèo. Họ là những con người

đủ mọi lứa tuổi, đến thành phố làm đủ các nghề: thợ xây, phụ việc ở các cửa hàng, phục vụ quán cà phê, bán hàng rong... họ không ngại vất vả, chỉ mong sao thoát khỏi cảnh đói ăn, thiếu mặc. Nhưng tác giả không chỉ đơn thuần dựng lên, tái hiện lại những con người chật vật cơm áo gạo tiền ngoài kia. Tác giả muốn gửi đến cho ta một thông điệp. Đó là từ những hoàn cảnh khốn khổ, những con người mưu sinh lại có những cách ứng xử tích cực. Chúng ta nhận ra những thông điệp tích cực này có khi qua ẩn ý của tác giả, hay qua các tình huống, phản ứng của nhân vật truyện.

Cặp vợ chồng ăn mày trong truyện ngắn Câu chuyện tình yêu chính là một ví dụ, họ từ đâu đến chẳng ai biết, chỉ biết họ xuất hiện một cách đột ngột trong một đêm thành phố bình thường như bao đêm khác, ban ngày họ xin ăn, tối về nương náu dưới hiên nhà. “Đó là hai người ăn mày, một anh chàng, một cô gái. Họ kéo lê những bước chân xệch xoạc. Bộ quần áo, đúng hơn là những mảnh vải tả tơi cũng xệch xoạc, tung nhịp theo những bước chân” (Trần Nhã Thụy, 2000). Niềm vui của họ nhỏ nhoi vô cùng

“Chợt họ nhìn thấy miếng cơm rơi. Anh chàng ngồi sà xuống, bốc một cục cơm đưa lên mũi thăm dò rồi bỏ vào miệng nhai. Chấp nhận được, anh chàng lấy một miếng đưa cho cô gái. Và họ ngồi nhai một cách ngon lành, lần lượt cho đến hết chỗ cơm rơi. Ăn xong họ lại chỗ cũ nằm. Anh chàng có vẻ khoái chí vì đột nhiên có bữa ăn, bây giờ nằm vỗ bụng phinh phinh, mồm rên ư ư có vẻ như đang hát. Cô gái phải xua tay từng chặp, không nhịn được cười” (Trần Nhã Thụy, 2000).

Chỉ cần thế là đủ, chỉ cần qua khỏi cơn đói, với họ đó chính là hạnh phúc “Bỗng cả hai cùng bật cười. Tiếng cười thật hồn nhiên và trẻ trung làm sao”. (Trần Nhã Thụy, 2000). Đôi vợ chồng ăn mày sống dưới tận tầng đáy của xã hội, làm nghề ăn mày bẩn cực, nhưng đó chỉ là cái nghề, cái bề ngoài chứ con người họ, tâm tính họ, rất trong trẻo sáng rực. Họ hồn nhiên dành tình cảm cho nhau. Tác giả tả cảnh họ nhặt cơm rơi trên phố ăn, hay khép nép bên hiên

nhà tránh mưa không có cảm giác e sợ hay ái ngại mà thật sự rất tình cảm, rất vui vẻ, rất hạnh phúc, rất viên mãn. Điều đó lan truyền cảm hứng tích cực cho người đọc. Ở tận cùng xó xỉnh, chỉ cần chúng ta có nhau, yêu nhau, tin vào nhau và vào cuộc sống, mặc kệ hoàn cảnh ra sao, cứ hồn nhiên thì đời sẽ bình yên, hạnh phúc.

Một hình ảnh đẹp là hình ảnh ông Chín Chim trong truyện ngắn Con

chim bìm bịp.

Ông Chín Chim năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi, nước da ngăm đen, người gân guốc, khắc khổ. Ông làm nghề bán chim. Một tuần ông đi Long An một lần để lấy chim của người em bẫy được. Có khi người em phải mang lên. Ông bán chim làm cảnh, chim làm thịt, chim cho người ta phóng sanh (Trần Nhã Thụy, 2000).

Hành nghề bán chim, ông Chín Chim rất cưng một con chim bìm bịp với bộ lông xám, một con chim thô thiển, theo như lời nhân vật Hoài nhận xét. Cơn cớ gì mà ông Chím Chim quý con chim này, chả ai biết, chỉ biết nó đến với ông vào một đêm khi ông đang kể chuyện cổ tích cho cháu ngoại nghe, cái đêm mà vợ chồng con gái ông ly dị. Cái sự quý con chim thể hiện ở chỗ có đám thanh niên đòi mua con bìm bịp nhưng Chín Chim không bán, chúng nổi cơn đánh ông, ông chịu đòn và che cho con bìm bịp. Sau lần đấy, ông yếu dần và trước khi mất, ông trăn trối với Hoài: “Con Quyên! Con chim bìm bịp… cái tên bịp nhưng mà… nó không bịp.” Đến đây chúng ta có thể hiểu, ở lời nói của ông Chín Chim, qua hình ảnh quý con chim bìm bịp, là một triết lí sống. Con người nên tin yêu nhau mà sống. Con chim bìm bịp đến ngay ngày con gái ông li dị, tình yêu tan vỡ, chim bìm bịp mang ẩn dụ “biểu trưng cho niềm - tin - vào - tình - yêu”. Ông Chín Chim nghèo, bươn chải mưu sinh nhưng ở ông vẫn toát lên sự nhàn nhã sống. Ông nâng niu con bìm bịp như nâng giữ cái nhàn ấy. Nhưng ông Chín Chim nào có phải kiểu người vô tư sống. Ông lão già ngoài sáu mươi tuổi hiểu thấu lẽ đời này, nhìn ra được hoàn

cảnh của Hoài, một chàng thanh niên có hoài bão nhưng vì cuộc sống vướng mắc vào hoàn cảnh cùng cực và có dấu hiệu bất mãn. Lão nhìn ra được Hoài thích cháu gái lão nhưng vì cuộc đời Hoài đang trúc trắc mà anh cứ mãi đứng ngoài lề với cuộc tình này, không dám tiến tới. Cho nên trước khi chết, lão nhắc tên Quyên, cháu lão, như sự gửi gắm Quyên cho Hoài, nhắc con chim tên bìm bịp nhưng không là bịp.

Trong truyện ngắn Huyền thoại phố có nhân vật Phương, một anh chàng lãng tử, hướng đến mẫu hình quân tử, tràn đầy lí tưởng. Anh là người gốc Bắc, dân ngụ cư, thuở trước đánh nhau vì bị vu oan trộm tiền nên bị đuổi học, lí tưởng hoài bão bị dập tắt và rồi phải đi làm phụ hồ. Tuy nhiên, khi anh nhận thấy những căn nhà có dấu hiệu sụt lún vì xây dựng trên nền đất yếu nhưng công trình vẫn thi công vì lợi nhuận, anh nhận ra “thì ra người ta cũng có thể sống giàu có, nhởn nhơ trên nền móng chông chênh”. Và cũng nhờ thế, Phương nhận ra giá trị cuộc đời, bản thân mình không thể tạm bợ mãi như thế được, lỗi lầm của quá khứ là bài học cho cuộc sống hiện tại, anh không thể bỏ cuộc và trượt dài trong chán chường. Phương nghĩ đến tương lai, bắt tay làm lại cuộc đời theo hướng tích cực. Phương bỏ việc phụ hồ và thi lại đại học, tiếp tục viết tiếp ước mơ còn dở dang.

Những người như đôi vợ chồng ăn xin như Hồng, như ông Chín Chim, Phương, họ có thể là một gương mặt mà đâu đó nơi thành phố chật chội và đông đúc này chúng ta đã từng thoáng thấy qua, là người bần cùng nhất trong cuộc sống nhưng tận cùng trong cơn bĩ cực họ không thôi lạc quan vào một ngày mai tốt đẹp hơn.

Không chỉ lo cho bản thân mình, trên vai những người con xa xứ ấy là gánh nặng gia đình như cô “ca sĩ” trong truyện ngắn Thời tiết đã rất thật mà tâm sự rằng “Cô bảo, “ Em muốn kiếm thật nhiều tiền”. Anh bảo “ Nhiều tiền thì giải quyết được gì”. Cô bảo “Có đấy ạ! Gia đình em nghèo lắm. Có tiền mọi người sẽ tốt hơn” (Trần Nhã Thụy, 2000). Hoài trong truyện ngắn Con

chim bìm bịp cũng thế. Hoài cố gắng trụ lại thành phố kiếm tiền để trả món nợ mà anh trót vay khi mẹ lâm bệnh nặng. Mỗi người một hoàn cảnh nhưng tựu trung lại, với những mảnh đời cơ cực ấy, thành phố chính là nơi họ chọn để nương thân, dẫu vất vả nhưng ít nhất họ còn có thể làm cái gì đó để nuôi sống chính mình, hơn là cứ bám víu lấy quê hương rồi chìm trong bế tắc.

Trần Nhã Thụy đã dựng lên chân dung rất thật về cuộc sống của những người khốn khó trong xã hội mà ta vẫn gặp hằng ngày. Kiếm tiền nơi thị thành chưa bao giờ là điều đễ dàng, lắm lúc họ phải cay đắng bởi “Mấy bà chủ nắm bắt tâm lý dân ngụ cư làm thuê, lại tìm hiểu kĩ nguồn thợ, giá chỉ thêu, tiền công nên cứ tìm đủ cách hạ sát nút” (Trần Nhã Thụy, 2004), hoặc bởi cái nhìn e dè của tầng lớp thượng lưu dành cho những kẻ làm thuê “chúng tôi làm xong thì người chủ nhà đến nhờ khuân đồ lên phòng. Họ sẽ bồi dưỡng thêm. Nhìn cảnh người ta vui sướng hả hê khi dọn đến ngôi nhà mới và ánh mắt cảnh giác, khinh miệt của họ khi chúng tôi khuân đồ. Tôi thấm thía nỗi buồn thân phận thằng phụ hồ. Tôi biết mình không là gì cả” (Trần Nhã Thụy, 2000). Nhưng gác lại những mệt nhọc của ngày dài, cuộc sống của những người xa xứ lắm lúc cũng rất yên bình, “Ngày, chúng tôi làm việc quần quật. Đêm mò ra quán. Cà phê cà pháo ngơ ngáo đèn đỏ đèn vàng nhạc buồn nhạc giựt” (Trần Nhã Thụy, 2000). Chưa bao giờ họ thôi hi vọng vì với họ “công việc nặng nhọc nhưng có thu nhập tương đối. Hơn nữa công việc đã mang lại cho anh niềm vui. Này yên chí sẽ cố gắng tìm cho công việc làm, đừng buồn nữa” (Trần Nhã Thụy, 2000). Chất văn rất đời của Trần Nhã Thụy đã đưa vẽ ra chân dung họ một cách rất tự nhiên, để chúng ta đồng cảm hơn với những phận đời trôi nổi ấy.

Không chỉ khám phá bề nổi mà dưới ngòi bút của Trần Nhã Thụy chúng ta hiểu hơn về mảnh đời của những người con tứ xứ quy tụ về thành phố, trước những thay đổi của cuộc sống họ vẫn giữ được bản tính rất lành của người nhà quê, họ gặp nhau, nâng đỡ, cưu mang lẫn nhau. Quán trà, Quận

mới, Con chim bìm bịp hay Miền Đông... là những câu chuyện thấm đẫm tính nhân văn như thế, những kẻ xa nhà dựa vào nhau để đứng vững trước bão tố cuộc đời. Không chỉ giúp nhau về vật chất mà trên hết là tình người chan chứa trong họ. Phùng và Sanh dựa vào nhau để xoa dịu những tổn thương cho nhau, họ xem nhau như người thân trong gia đình. Ông Chín Chim, Quyên, Quế Cốc, Hoài gặp gỡ rồi chính sự đồng cảm thân phận tha hương khiến họ gắn bó với nhau như một gia đình, Quyên và ông Chín giúp Hoài trả nợ dù họ cũng chẳng dư giả là mấy.

Bên cạnh đó, trong truyện ngắn Trần Nhã Thụy chúng ta còn thấy không ít những người chọn rời bỏ quê hương để lập nghiệp, tác giả dành nhiều sự quan tâm cho những con người lao động vất vả, cực nhọc. Không chỉ làm công việc lao động chân tay với đồng lương bèo bọt (Con chim bìm bịp) mà ngay cả những người trí thức trẻ cũng chật vật để có thể bám trụ nơi thành phố, nơi mà khoảng cách giàu nghèo còn rất lớn. Họ phải làm việc cật lực, thậm chí đánh đổi cả bằng tương lai của chính mình (Ghi chú về những tấm

gương) và qua thế giới nhân vật chúng ta thấy đâu đó bóng dáng của nhà văn

qua các nhân vật mà anh xây dựng, những người trẻ tuổi giàu nhiệt huyết và mộng mơ. Họ khát khao thay đổi cuộc đời mình bằng bàn tay khối óc và nghị lực của chính mình (Huyền thoại phố). Nhân vật Du là một ví dụ “Tôi là Du. Quê tôi ở miền Trung. Tôi đã học xong lớp mười hai nhưng không thi đại học. Tôi đang đi gặt vần công, chân qua gần hết cánh đồng ba thôn thì có người đến rủ đi thành phố làm ăn. Tôi là người có máu mộng mơ” (Trần Nhã Thụy, 2000). Không ít người trong số họ có tâm hồn lãng mạn và đủ nhạy cảm để cảm nhận được sống xô bồ nơi thành thị, những thay đổi tinh vi của con người bởi vì “Thành phố to lớn, phù hoa nhưng nhiều cạm bẫy” (Trần Nhã Thụy, 2004).

Mải quay cuồng với vòng xoáy cơm, áo, gạo, tiền, nhưng với những người con xa quê, thì không đâu bằng quê nhà, họ luôn mang tâm thức của kẻ

xa lạ trên mảnh đất mới, họ chới với, lạc lõng giữa những thay đổi, những khác biệt về văn hóa, lối sống. Những “kẻ nhà quê” ấy luôn mang trong mình nỗi nhớ quê hương da diết, giữa những bộn bề cuộc sống họ khao khát được trở về bởi đô thị là không gian sinh tồn của con người, là “điểm nóng” có sức hút dân cư rất lớn, nhưng lại không phải là nơi đem lại cho chúng ta cuộc sống hài hoà, cân bằng. Đó là nơi gây chấn thương hơn là xoa dịu chấn thương. Nhiều khi trong họ là nỗi nhớ quê, nhớ nhà, nhớ về những tháng ngày tuổi thơ da diết, nỗi nhớ ấy như một cảm xúc thường trực của những người phải bôn ba nơi đất khách. Nhân vật anh trong truyện ngắn Người mẹ đã có những phút giây lắng lòng khi trời tối “mặt trăng đã nhô cao. Anh quay sang chỗ khác tìm thấy chùm sao Rua chín cái nằm kề. Anh nhớ quê. Một làng mộc truyền đời nằm phía bên kia sông” (Trần Nhã Thụy, 2000). Ở họ còn là sự trống trải giữa thành phố sầm uất, hay đôi khi bơ vơ bởi cái nhìn dò xét của cộng đồng dành cho họ “đường đi rất đông người và xe cộ nhưng không ai nhìn mặt ai. Tôi thấy mình quê mùa và bơ vơ” (Trần Nhã Thụy, 2000). Lời tự sự của nhân vật tôi trong truyện ngắn Sông Phố như tiếng lòng của bao người con xa quê, nhà văn đã nói hộ tiếng lòng họ qua nhân vật của mình. Hy trong truyện ngắn Quán trà khi trở lại thành phố đã cảm thấy hụt hẫng vì những giả dối, lật lọng đang diễn ra quanh mình. Họ khao khát được trở về “và anh biết, thân phận của anh, tiền kiếp của anh là một người nông dân. Anh sinh ra ở nông thôn. Anh quen lao động bằng sức mạnh của cơ bắp và tâm hồn, đầu óc anh nông cạn và mông muội. Anh thèm được ngủ trên bờ ruộng, vùi mặt vào đám cở sau một ngày lao động mệt nhọc. Anh có những giấc mơ đẹp đẽ về đêm ở đồng bằng” (Trần Nhã Thụy, 2000). Dẫu còn thiếu thốn nhưng với họ “Sau bao năm tháng lận đận, khốn nạn nơi quê người, tôi thực hiện một chuyến vòng về nơi tình trạng mệt mỏi và hỗn mang. Dẫu sao úp mặt vào quê hương vẫn tìm được một chút lửa làm ấm lòng. Một ngày được tắm nước giếng mát trong, được ăn cơm gạo lúa mới thơm dẻo, tôi như thấy người khỏe

ra và thấy trong lòng được một chút thanh thản nguôi ngoai”. (Trần Nhã Thụy, 2000). Cảm thức ấy thường trực, đặc biệt khi đêm về “Nửa đêm thức giấc bần thần. Lại nhớ làng. Nhớ bao chuyện linh tinh mà không thể nào kể cho ai cũng nghe. Những lúc như thế tôi lại nhắm mắt hình dung mình bước chậm. Một mình tôi bước chậm trong làng. Thật chậm trong những bước chậm của thời gian”(Trần Nhã Thụy, 2004). Quả thật chỉ khi đặt chính mình vào hoàn cảnh ấy, chúng ta mới hiểu thấu đáo được những cảm xúc mãnh liệt đó, không ít lần nhân vật Trần Nhã Thụy cảm thấy mệt mỏi trước cuộc sống “Tôi đã quá mệt mỏi. Tôi thèm được đến một nơi nào đó thật xa để ngồi lại một mình” (Trần Nhã Thụy, 2004). Chính vì thế dù đã gắn bó cả đời người nơi thành thị, khi quê hương chỉ là những kí ức rất mờ nhạt, khi người ta già vẫn muốn được tìm về.

Quê của ông cũng giống nơi này thôi, vùng quê sông nước nào lại không giống nhau. Nhưng ở quê của ông, giờ đây không còn người thân, chỉ còn lại một xác nhà. Ông bỗng nhớ lại cái bến tắm hồi nhỏ, nhớ cái cồn cát loi thoi bên kia sông. Ông thấy ông một mình đi thăm lại những cảnh cũ, tất nhiên là đi trong tưởng tượng, trong hồi nhớ, nhưng ông cũng nhận ra rằng đôi khi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn trần nhã thụy (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)