Những người là người phát ngôn của nhà văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn trần nhã thụy (Trang 80 - 84)

Nghiên cứu tác phẩm từ phương diện nhân vật, đặc biệt từ khía cạnh nhân vật là người nghệ sĩ, chúng tôi nhận thức sâu sắc một điều là hành trình sáng tạo nghệ thuật chính là nuôi dưỡng, giữ gìn, bảo vệ cái đẹp trong cuộc sống, trong tâm hồn con người. Thực hiện nhiệm vụ ý nghĩa, thiêng liêng ấy, nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng đã hoàn thành sứ mệnh cao cả của nó, đó là sứ mệnh hướng con người tới cái đích của chân, thiện, mỹ. Đọc những tác phẩm truyện ngắn của Trần Nhã Thụy như Lặng lẽ rừng mai, Mùi, Chàng

trẻ măng ở phố treo đầuNhững bước chậm của thời gian có thể hiểu được

phong cách kể chuyện của nhà văn, đó là giọng kể chậm rãi, trầm, có khi ráo hoảnh tự nhiên như thể lướt qua từng mảnh đời, từng nhân vật trong câu chuyện, nhưng hiện lên qua giọng kể ấy là lúc ta nhận ra nhà văn cũng ngầm đưa ra những triết lí cuộc đời, có thể trực tiếp phát ngôn thông qua lời nhân vật hoặc gián tiếp thể hiện qua tình tiết câu chuyện. Tác giả cũng có những suy nghĩ, trăn trở về diễn biến cuộc đời của nhân vật, và cũng là những trăn trở của chính tác giả về cuộc sống này

Nhân vật người cha trong Ngửa cỏ lên trời đã từng dặn dò con mình trước khi hắn lên đường “phải năm, mười năm từng trải mới mong có được một ý tưởng trọn vẹn là của mình mà mình có thể nói đến được. Dấn thân vào con đường lao động sáng tạo thì phải có sự từng trải ấy. Điều đó khó.” (Trần Nhã Thụy, 2000). Như vậy thông qua nhân vật của mình, Trần Nhã Thụy đã phát biểu về sự dấn thân sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ, nó không phải

là ngẫu nhiên mà là quá trình tích lũy, nhìn nhận, chiêm nghiệm cuộc sống của nhà văn, chỉ khi nhà văn có những trải nghiệm riêng của mình thì lúc đó nhà văn mới tạo được tiếng nói riêng của chính mình. Và quả thật đó là một hành trình không hề dễ dàng với người cầm bút nói riêng và người sáng tạo nghệ thuật nói chung.

Trong truyện ngắn Chàng bán mía, khi cô nhà thơ muốn viết một bài thơ về chàng bán mía nhưng mãi vẫn chưa hoàn thành, cô gái muốn viết lỏng lẻo nhưng không được, một người đã bảo với cô gái rằng “nghệ thuật hãy là sự tự nhiên, tùy thích” (Trần Nhã Thụy, 2008). Nếu liên hệ với phong cách sáng tác của Trần Nhã Thụy thì điều này có vẻ hợp lý. Thứ nhất chúng ta hiểu sự lỏng lẻo, tùy thích ở đây không phải là sự hời hợt, đại khái, qua loa mà chính là nới lỏng cảm xúc của người viết. Thứ hai sự tự nhiên chính là nhân tố quan trọng làm nên cái hồn của tác phẩm, nhà văn không cần cố sức tô vẽ cho tác phẩm của mình, mà hãy để cảm xúc lên tiếng. Những gì mộc mạc, tự nhiên sẽ có sức hút riêng của nó, chúng ta có thể liên hệ vấn đề này với các tác giả văn học đương đại như Nguyễn Ngọc Tư, Mạc Can hay như Trần Nhã Thụy, họ không cần quá lên gân, màu mè trong cách viết, nhưng chính dòng chảy tự nhiên của cuộc sống chảy tràn qua trang văn của họ làm nên thương hiệu của nhà văn cùng với những tác phẩm có giá trị.

Bàn về thái độ trước cuộc đời, Trần Nhã Thụy đã kín đáo thể hiện thái độ của mình thông qua nhân vật. Trong nhịp sống bận rộn quay cuồng ngày nay, chúng ta thường hay hỏi nhau về hạnh phúc, làm thế nào để được hạnh phúc. Tính trong truyện ngắn Quận mới cũng quan tâm vấn đề này, Tính đã từng nói với bạn mình về ý nghĩa cuộc đời khi được hỏi làm thế nào để hạnh phúc và anh đã trả lời rằng “đừng bất mãn” (Trần Nhã Thụy, 2000). Quả vậy, thật đơn giản để hạnh phúc, khi con người ngừng kêu ca, ngừng phàn nàn, biết hài lòng với những gì mình có thì đấy là lúc chúng ta cảm nhận được hạnh phúc. “Đừng bất mãn” là lời của Tính nói với người bạn, cũng là lời của

Trần Nhã Thụy nói với chúng ta, đó là một bí quyết để hạnh phúc.

Quyến trong truyện ngắn Lũng Voi đã từng nói một câu khiến cho nhân vật “tôi” giật mình: “đây là bài học nhớ cho kĩ. Người giàu không giúp được gì cho kẻ nghèo đâu. Hãy tự lo lấy cho bản thân mình” (Trần Nhã Thụy, 2000). Nhìn nhận thẳng vào cuộc sống, Trần Nhã Thụy hiểu rằng ngoài bản thân chúng ta thì không ai có thể giúp chúng ta cả, con người phải tự cứu lấy chính mình, đừng trông chờ, dựa dẫm vào một thế lực, một cá nhân nào.

Trong truyện ngắn Đường chim bay, Quyên đã từng nói về sự chinh phục của người đàn ông như sau: “người đàn ông quan trọng là ở sự hiểu biết. Sự hiểu biết không như tình cảm, nhưng chính sự hiểu biết nảy sinh ra tình cảm. Đấy mới chính là sự chinh phục” (Trần Nhã Thụy, 2004). Hình như đây cũng chính là những suy nghĩ của nhà văn. Với Trần Nhã Thụy người đàn ông trước hết phải là người có hiểu biết, mọi thứ cảm xúc, tình cảm nảy sinh trên nền tảng của sự hiểu biết bao giờ cũng tốt đẹp hơn thứ tình cảm trên nền tảng của sự dại dột, thiếu suy nghĩ.

Tuy cuộc đời nói theo cách của nhà văn thì “cuộc sống suy cho cùng cũng buồn” (Trần Nhã Thụy, 2004) nhưng dưới góc nhìn của mình, Trần Nhã Thụy lại lạc quan cho rằng “Nhiều người sống trong sự triển hạn và bỏ rơi. Nếu sống trong sự triển hạn và bỏ rơi mà không cảm thấy bất hạnh đó chính là một nghệ sĩ.” (Trần Nhã Thụy, 2004). Đúng vậy, nếu con người đủ sức vượt qua nghịch cảnh trong những tình huống ngặt nghèo thì họ xứng đáng là một nghệ sĩ, họ đã vẽ cuộc đời của họ theo một cách riêng, đáng sống và đáng ngưỡng mộ.

Thông qua các nhân vật của mình, Trần Nhã Thụy đã cho thấy một góc độ khác trong lối viết của mình. Không những là một nhà văn tâm huyết với nghề, Trần Nhã Thụy còn là một con người sâu sắc với nhiều chiêm nghiệm về cuộc đời.

Tiểu kết: Trong các truyện ngắn của mình Trần Nhã Thụy đã tạo nên một thế giới nhân vật vô cùng đặc sắc, mỗi nhân vật dù chính hay phụ đều mang cho mình những tính cách, những đặc điểm riêng biệt, qua thế giới nhân vật đó ta thấy được quan niệm riêng đậm cá tính của nhà văn Trần Nhã Thụy về con người, về cuộc đời cũng như cái tâm của nhà văn với những mảnh đời, những lát cắt của cuộc sống mà nhà văn bắt gặp đâu đó trong cuộc sống đương đại này bởi suy cho cùng trạm dừng chân cuối cùng của việc sáng tác đâu chỉ ở việc phản ánh hiện thực mà qua phản ánh hiện thực, nhà văn đều gửi những thông điệp về tư tưởng, những chuẩn mực về tình cảm, thẩm mỹ đối với xã hội và con người. Những điểm nhấn có thể nói là rõ nét nhất trong sự thể hiện cách nhìn của nhà văn Trần Nhã Thụy về con người được thể hiện qua các kiểu loại nhân vật như nhân vật tha hương, nhân vật phức cảm và nhân vật văn nghệ sĩ.

Chương 3. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN NHÃ THỤY

NHÌN TỪ NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN

Nếu như một một nhiếp ảnh gia bắt gặp và lưu giữ con người trong một khoảnh khắc, nhà điêu khắc lưu lại hình ảnh con người trong một tư thế bất biến thì nhà văn lại khác hẳn, nhà văn không sao chép con người trong trạng thái tĩnh mà luôn luôn có sự vận động y như cách con người tồn tại trong cuộc sống. Ở đó con người được thể hiện trong sự tương quan, đan cài với các mối quan hệ vốn có qua lời ăn tiếng nói, qua suy nghĩ hành động, qua những huống trạng bất ngờ. Bởi thế nên nghệ thuật thể hiện con người trong tác phẩm văn học là một đặc điểm nổi bật của văn học. Nó không chỉ đơn thuần là sự điêu luyện trong kĩ thuật viết mà còn là thương hiệu, dấu ấn của mỗi nhà văn. Trong bốn tập truyện ngắn của mình Trần Nhã Thụy đã tạo được một phong vị rất riêng cho những đứa con tinh thần của mình bằng những thủ pháp độc đáo, qua đó thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn trần nhã thụy (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)