Giọng điệu trần thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn trần nhã thụy (Trang 95 - 97)

Văn học là “nghệ thuật ngôn từ”, quan niệm này đã nhấn mạnh một đặc trưng của văn học với các loại hình nghệ thuật khác, hoặc các lĩnh vực khác không có tính nghệ thuật, chỉ nhằm mục đích chủ yếu là thông tin, truyền đạt một điều gì đó chính xác, nội dung được giới hạn chặt chẽ. Những từ trong văn học không chỉ là sự sắp đặt các từ ngữ sáo rỗng, rập khuôn hay các mỹ từ được trau chuốt, chọn lọc kĩ càng, mà hơn hết ngôn từ trong tác phẩm văn học

phải có “hồn”. “Ngay trong một bài viết lý luận mà câu văn có hồn thì còn “văn học” hơn một bài thơ giàu hình ảnh nhưng câu thơ không có hồn” (Hoàng Ngọc Hiến, 2013).

Giọng điệu là sản phẩm của mỗi cá nhân, là biểu hiện sinh động của ngôn ngữ và ngôn từ, thể hiện được phong cách, cá tính của từng người, là đặc điểm khu biệt cá nhân này với cá nhân khác. Theo Katie Wales, giọng điệu (tone) được dùng với nghĩa một phẩm chất âm thanh đặc biệt nào đó có liên quan đến những cảm xúc hoặc tình cảm đặc biệt nào đó”(Nguyễn Ngọc Thiện, 2000). Nếu mỗi người đều có giọng điệu riêng, thì ở mỗi nhà văn giọng điệu cá nhân càng trở nên quan trọng, mỗi nhà văn phải có một giọng điệu, cách thể hiện riêng. Giọng điệu là “thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng, được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” (Nguyễn Thị Thu, 2013). Theo Hà Minh Đức thì giọng điệu là linh hồn của tác phẩm văn học. Giọng điệu là yếu tố cấu thành đặc trưng lời văn nghệ thuật, khu biệt các khuynh hướng sáng tác. Hơn thế, nó được xem như là một phạm trù thẩm mĩ “có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc”. (Nguyễn Ngọc Thiện, 2005). Nói cách khác chính ngôn ngữ nghệ thuật là cầu nối truyền các quan điểm của nghệ sĩ vào đối tượng được miêu tả, truyền vào đấy một lối nhìn sự vật, cách nhận thức và cảm quan về thế giới của nhà văn. Giọng điệu là yếu tố trừu tượng, siêu ngôn ngữ, có quan hệ mật thiết với cái nhìn về con người thông qua cách lựa chọn, xây dựng nhân vật, bối cảnh, văn phong... Trong tác phẩm văn học, bao giờ giọng điệu cũng thể hiện rõ tình cảm của nhà văn đối với con người và cuộc đời. Giọng điệu chính là gương mặt tâm hồn, mang dấu ấn của cá tính và phong cách nghệ sĩ phát lộ qua tác phẩm. Một nhà văn muốn có phong cách riêng nhất thiết phải có một giọng điệu riêng. Trong văn xuôi giọng điệu

thường đa dạng, phong phú và mang tính khách quan.

Qua khảo sát một số tác phẩm truyện ngắn của Trần Nhã Thụy, người viết nhận thấy giọng điệu chính là một trong những yếu tố tạo nên chất văn rất đặc trưng của tác giả này. Chọn viết về cuộc sống đời thường, Trần Nhã Thụy đã thổi vào đó một giọng văn trữ tình ngọt ngào, nhưng cũng thấm đẫm chất triết luận sâu sắc, giọng văn trầm tư sâu lắng, chuyên chở những suy nghĩ của tác giả trước những con người, những cuộc đời. Sự thống nhất mà biến hóa của hệ thống giọng điệu đã góp phần tạo nên tiếng nói rất riêng của nhà văn trên văn đàn đương đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn trần nhã thụy (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)