Con người và vấn đề thể xác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn trần nhã thụy (Trang 56 - 60)

Con người từ trước đến nay vốn là một tổng hòa với các mối quan hệ xã hội phức tạp. Văn học Việt Nam trong giai đoạn 1945 – 1975 vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan mà con người với toàn bộ tính chất phức tạp và phong phú phải nhường chỗ cho con người công dân - xã hội, chức năng. Nhà văn Nguyễn Khải đã từng viết thế này

Vậy thì mấy chục năm qua tôi đã viết về những ai nhỉ? Thì vẫn là viết về đồng đội, về bạn bè, về người thân kẻ thuộc, là những người cùng thời với mình mà chính tôi là kẻ sinh ra họ cũng cảm thấy còn xa lạ. Hình như họ sạch sẽ quá, thơm tho quá, như từ khoảng không bước ra chứ không phải từ bùn đất của Việt Nam sinh ra. Họ không có chỗ đứng cụ thể, không có điểm tựa cụ thể, nội lực tự sinh chứ không qua bất kì sự gạn lọc nào từ các nguồn nuôi dưỡng. Nó không thuộc cõi người nên không thể bay lên cõi văn chương. Nghĩ mà tiếc cho những năm tháng đã qua, chỉ hiểu đời có một nửa, chỉ biết người có một nửa, cái nửa ai cũng nhìn thấy, còn lại bỏ hẳn cái nửa chỉ nhà văn mới nhìn thấy (Nguyễn Khải,1994).

Hiểu một cách khác, thì theo Nguyễn Khải chúng ta đã lãng quên đi trong một quãng thời gian khá dài một nửa có ý nghĩa quan trọng với con người, đó là con người bản năng, đây là yếu tố có tác động đáng kể đến hành vi, suy nghĩ và phản ứng của con người. Một trong những bản năng cơ bản của con người đó là bản năng tình dục. Trong rất nhiều năm trong tiến trình phát triển, vận động của văn học Việt Nam hiện đại, có những giai đoạn việc viết về vấn đề tình dục dưới góc độ là một yếu tố quan trọng của con người bị coi là điều cấm kị, “dâm ô”. Trong văn học Việt Nam đương đại, đặc biệt là

sau khi văn học được trả về đúng chức năng của mình, từ sau năm 1986, dưới góc nhìn mới về thân xác, vấn đề tính dục, tiếng nói của thân xác từ chỗ bị coi thường, là yếu tố ngoại biên đã dần trở thành vấn đề được nhiều nhà văn khai thác khám phá như những tác phẩm Tiểu Long Nữ (2006) và Gạ tình lấy điểm (2007) của Nguyễn Huy Thiệp, Chuyện lan man đầu thế kỷ (2006) của Vũ Phương Nghi, Bóng giai nhân (2010) của Đặng Thiều Quang, Lạc giới (2008) của Thủy Anna, Tiểu thuyết đàn bà (2008) của Lý Lan, Vân Vy (2008) của Thuận... Nhiều tác phẩm viết về đề tài này đã chạm đến giá trị thẩm mỹ và giá trị nhân văn sâu sắc. Sự xuất hiện của các tác phẩm này đều có nguyên nhân mà

Trước hết là có nguyên nhân từ trong quá khứ. Sự kìm nén dãi bày, sự che đậy ẩn ức là sự tích tụ nguy hiểm, để nó có dịp tuôn trào ra thì khó mà kìm nén được. Mặt khác, trên nền của văn hóa truyền thống thủ cựu, diễn ra sự tương tác, cộng hưởng của kinh tế thị trường, sự xâm nhập ào ạt của văn hóa bên ngoài, sự thiếu điều tiết của chính sách văn hóa vì thiếu chuyên môn, thiếu tầm nhìn…, đã tạo nên cái “loạn” trong cuộc sống, trong con người (Nguyễn Hồng Dũng, 2017).

Nhà văn Nguyễn Đình Tú đã từng nói

Trong văn học xưa nay đã có những kiểu nhân vật bị ám ảnh về cái đói, cái khát, cái nghèo, không có lý gì lại không xuất hiện kiểu nhân vật bị ám ảnh về khả năng tính giao. Nếu xét trên bình diện nhu cầu sinh học của con người thì tất cả các nỗi ám ảnh kia đều "bình đẳng" như nhau trước sự mổ xẻ của nhà văn (Trần Hoàng Thiên Kim, 2008).

Trong các tập truyện ngắn của Trần Nhã Thụy, tác giả đã không ít lần nhắc đến vấn đề tính dục như là một vấn đề mang tính chất phổ biến trong đời sống, là một thuộc tính của các cơ thể sống nói chung và con người nói riêng. Nhắc đến việc quan hệ thể xác giữa nam - nữ, chúng ta thường tránh nói về nó, bởi vì tính riêng tư nhạy cảm, nhưng khoa học chứng minh rằng quan hệ

tình dục là một trong những nhu cầu cơ bản của con người như chuyện ăn, ngủ, giải trí nằm trong tứ khoái của người bình dân, hoạt động tính giao được mặc nhận như một nhu cầu phổ biến, thiết yếu của một con người bất kể sang - hèn, quý - tiện... Trần Nhã Thụy cũng nhận thấy vấn đề đó, nên trong những tác phẩm của mình nhà văn không hề né tránh mà xem nó như là một vấn đề của con người, thuộc về con người. Trong các truyện ngắn Con ngựa, Thèm

hôn, Những kẻ câu đêm nhà văn nhắc khá nhiều đến vấn đề tính dục, nó như

là một gia vị của cuộc sống, hơn hết nó không chỉ đơn thuần là chuyện thỏa mãn sinh lí mà là biểu hiện của tình yêu. Giữa cuộc sống có quá nhiều thứ để lo, người ta dần mất cảm xúc thèm khát yêu đương, đặc biệt trong quan hệ vợ chồng, họ sống với nhau một cách khô khan, bổn phận, bỏ quên đi một trong những cảm xúc đẹp nhất của con người là tình yêu và tình dục. Ngoan thèm hôn, một nụ hôn không phải là nụ hôn trần trụi môi dính môi mà là một nụ hôn của tình yêu. “Còn muốn hôn là thanh xuân vẫn còn” - như lời nhà văn sồn sồn. Cơm áo gạo tiền làm ta mất đi nhiệt huyết tuổi trẻ, tuổi tác làm ta tự đóng khung mình đến nỗi làm khác đi thì thành kiểu “già không nên nết” như lời bà Tư say chửi chồng. Yêu rồi cưới và cưới rồi có tiếp tục yêu? Thực tế con người luôn muốn giữ lửa yêu đương, dù bao nhiêu tuổi, dù hoàn cảnh như thê nào, vì tình yêu không có sự phân biệt bất cứ điều gì.

Ý nghĩa của tình dục - một hành vi bản năng, trong các truyện ngắn của Trần Nhã Thụy nhìn từ một phương diện khác nó chính là phương tiện khơi nguồn những xúc cảm bên trong con người. Như trong truyện ngắn Chợ chiều

với nhân vật “tôi”, những ý niệm về nhục dục xuất hiện trong nhân vật tôi khi nhìn chị Hạnh “mùi da thịt, mùi nước hoa xốc vào trong mũi làm tôi muốn ngạt thở. Tôi ngước nhìn chị, bắt gặp chị cũng đang nhìn tôi, ánh mắt rực sáng, ngây dại.” (Trần Nhã Thụy, 2000). Như vậy, chính vẻ đẹp hình thể, sự rạo rực của nhân vật chính trước Hạnh như một một dấu hiệu cho sự thay đổi. Cô gái ở gánh xiếc với những đường nét đầy khiêu gợi và quyến rũ khiến

nhân vật tôi hoảng sợ, hoảng sợ khi nhận ra sự thay đổi của bản thân, nhận ra sự hư hỏng của chính mình, hổ thẹn vì bản thân đã không còn là chàng trai với bản tính hiền lành và chân chất của người nhà quê. Trong truyện ngắn Xảy

ra ở thị trấn thứ ba nhà văn và cô người tình đã có những giây phút quấn lấy

nhau trong những ngày nhà văn đến thị trấn thứ ba. Nhà văn mê cô nàng làm kế toán ở hãng nước mắm này lắm, đơn giản vì nhà văn mê mắm “thật thú vị khi được ở bên nàng, vì ngoài thân hình ấm êm bốc lửa, tôi còn được hít thêm mùi nước mắm, thỉnh thoảng lại toát ra đâu đó trên người nàng. Cứ như là nó được giấu ở chỗ kín hay những khúc quanh trên cơ thể nàng” (Trần Nhã Thụy, 2008). Không ai biết tại sao nhân vật nam lại thích mùi nước mắm, chỉ biết rằng việc quan hệ thể xác với cô gái không chỉ là vấn đề sinh lý mà nó còn là việc thỏa mãn những xúc cảm sâu kín nhất của nhân vật. Nước đá là một câu chuyện khác. Đãng là một người làm nghề giao nước đá, Đãng thích Linh - cô nhân viên quán cà phê. Lúc nào đến giao nước đá cho quán Đãng luôn dành cho Linh một cái nhìn đầy sắc dục. Đãng muốn ăn nằm với cô nhưng bao giờ cũng vậy, vừa chạm vào người Linh, cô đã la lên vì bàn tay lạnh như người chết của Đãng, Đãng ghét cái tiếng la thất thanh của Linh. Đãng vô tình quen biết nhân vật tôi, sau vài lần nói chuyện, Đãng rủ tôi cùng đi chơi gái, Đãng làm tình với một cô gái làng chơi để giải tỏa những bức bối không thể giãi bày cùng ai. Đãng ghét cảm giác bị xa lánh, bị người ngoài dò xét sau tiếng la của Linh. Nhắc nhiều đến yếu tố tình dục, nhưng Nước đá lại là một câu chuyện đầy tính nhân văn, sự khao khát được làm tình với một cô gái không chỉ là nhu cầu của một người đàn ông mà nó còn bao gồm cả mong muốn mãnh liệt của Đãng, mong muốn có một đứa con. Trong khi vợ Đãng gần như buông xuôi trước việc mình không thể sinh nở, thì Đãng chưa bao giờ nguôi suy nghĩ về một đứa trẻ xinh xắn, một gia đình hạnh phúc hoàn chỉnh.

Viết về con người với những khao khát bản năng “thân xác” là viết về con người trong toàn bộ tính phức tạp, đa dạng đầy đủ của nó. Khía cạnh đa chiều của con người cũng được nhà văn Trần Nhã Thụy hé mở trong những truyện ngắn của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn trần nhã thụy (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)