Con người trốn chạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn trần nhã thụy (Trang 44 - 48)

Cuộc đời luôn có rất nhiều lý do cho một hành động nào đó. Cái nhìn của Trần Nhã Thụy bao giờ cũng là cái nhìn đa chiều về một sự vật, hiện

tượng mà nhà văn bắt gặp trong cuộc sống. Với những thân phận tha hương cũng thế, có nhiều người trong họ chọn cách xa quê hương không hẳn chỉ vì nghèo đói, Trần Nhã Thụy đã có cái nhìn đặc biệt, kĩ lưỡng về từng thân phận con người trong cuộc sống để thấy rằng có những người chọn cách ra đi vì áp lực tiền bạc vật chất nhưng cũng có những người ra đi như là cách để trốn chạy. Trước những biến cố của cuộc đời không phải ai cũng đủ sức để đối diện, để đương đầu với nó, tuy trốn chạy chưa bao giờ là cách hay nhưng với nhiều người đó là cách thức duy nhất mà con người có thể làm được. Và trong muôn ngàn vẻ mặt của những con người ở phố thị tấp nập này Trần Nhã Thụy đã dành khá nhiều tâm huyết của mình để đi sâu khám phá con người ở khía cạnh khác, những góc khuất đằng sau cuộc sống bị ngụy tạo bởi những ồn ào hằng ngày.

Câu chuyện nước đá là một ví dụ như vậy, sự rời bỏ quê hương của vợ

chồng lão Đãng là một ví dụ về sự trốn chạy, vợ chồng lão không nghèo, thậm chí làm ăn rất khá ở quê nhà nhưng vợ chồng phải đến nơi khác làm ăn “Gã là một người đàn ông đã có vợ. Không phải giàu sang, quyền thế gì nhưng nhà cửa, tiền bạc cũng thuộc loại khấm khá. Thế nhưng, vợ chồng gã đã bỏ ngôi nhà của mình để đến nơi này sinh sống. Sau bao nhiêu năm tháng sống dưới mái nhà của mình” (Trần Nhã Thụy, 2004) vì “Sống ở cái nhà đó thì làm ăn lụn bại, mãi không cất đầu lên được. Một ngôi nhà có chướng khí, bùa ám. Thế là, kiếm một nơi khác thuê ở, còn ngôi nhà thì cho người ta mướn. Đến đâu gã cũng tiếp tục nghề bỏ mối nước đá” (Trần Nhã Thụy, 2004). Đó là một lý do để thuyết phục chính mình, nhưng thực sự nếu đọc hết mới hiểu thấu được bi kịch của vợ chồng lão, mới hiểu được nỗi khổ tâm của lão và lí do vợ chồng lão phải rời bỏ chỗ ở cũ mà đến đây. Trước những cái nhìn dò xét vì mãi vợ chồng lão chẳng có con, chẳng thể nào trả lời được câu hỏi ấy, vợ chồng lão chọn cách lập nghiệp ở một nơi khác, dường như đó là cách vợ chồng lão quên đi nỗi buồn không có nổi một mụn con, vì nếu không

đi vợ chồng lão sẽ dằn vặt nhau mãi, vì sự bất lực của chính mình. Chung quy mỗi người đều có những nỗi niềm riêng, đằng sau bàn tay lạnh ngắt như nước đá của Đãng, gương mặt khắc khổ của lão, cái vẻ bất cần, hời hợt của vợ lão là dòng chảy ngầm của một bi kịch con người.

Hay như trong Miền Đông lại là một câu chuyện xúc động khác về những con người tha hương nơi đất khách quê người. Truyện kể về gã Phùng - một người làm nghề bán đồ SIDA trên chiếc xe Toyota cũ tàng và Sanh, đứa nhỏ có một tuổi thơ đầy ám ảnh. Phùng là một người Sài Gòn chính gốc “trôi dạt xuống miền Đông một thân một mình sau khi bị vợ bỏ” (Trần Nhã Thụy, 2004), nhưng bi kịch với Phùng chưa dừng lại ở đó “Có thằng con nhỏ, Phùng gởi bên nội. Thỉnh thoảng Phùng có tạt về nhà thăm nó. Cách đây ba tháng thằng bé té xuống kênh nước đen sau nhà, rồi mất. Phùng bỏ đi không về nữa”. (Trần Nhã Thụy, 2004). Câu chuyện của thằng Sanh cũng đau thương không kém. Sanh là đứa bé “ở Lâm Hà thuộc xã Phi Liêng. Nhà nó làm rẫy, nó học ở trường dân tộc bán trú. Học không cần biết chữ mà cần lãnh được gạo. Cha nó uống rượu như cái hũ hèm không đáy. Mẹ nó thường ngày chịu trận” (Trần Nhã Thụy, 2004). Trong một cơn say của cha nó, mẹ nó bị chính tay cha nó chém chết còn cha nó thì kinh hoàng nhảy xuống giếng nước cạn mà chết. Hai nhân vật một lớn một nhỏ gặp nhau, nương tựa vào nhau bởi ngoài cái việc họ phải lay lắt nơi xứ lạ quê người thì giữa hai con người ấy có một điểm chung là những người muốn tìm quên đi quá khứ, rời bỏ mảnh đất mình sinh ra để vùi chôn đi những hồi ức đau buồn mà số phận đã nghiệt ngã dành cho họ. Phùng không về lại nhà sau những chuyện không vui và thằng Sanh thì không bao giờ muốn nhắc lại về người cha mất nhân tính ấy của nó. Với hai nhân vật này việc rời bỏ quê hương là cách tốt nhất để họ vùi chôn những nỗi đau, những mất mát quá lớn, ra đi là một liệu pháp để có thể lãng quên và xoa dịu nỗi đau.

Hy trong truyện ngắn Quán trà cũng là một nhân vật tương tự. Hy từng có suy nghĩ không bao giờ trở lại vùng đất đấy, về lại căn nhà đó vì những lí do

Đời hắn không biết rồi sẽ làm được gì. Sẽ đi về đâu. Nhưng trước sau hắn dứt khoát không nghĩ đến chuyện quay trở lại. Mẹ hắn ngoại tình. Cha hắn điên dại, thường đi lơ thơ, lảm nhảm một mình, đầu đường, góc chợ. Hắn vẫn thường thấy cha hắn trong khu vườn um tùm cỏ dại. Một cái giếng rộng không xây bờ thành. Cha hắn trần truồng đứng dún chân vào bụi sả. Kéo giật chiếc gầu lên. Vừa xối nước vừa cười ha hả (Trần Nhã Thụy, 2000).

Những tổn thương về mặt tinh thần khiến con người muốn quên đi xuất thân của chính mình, một gia đình không toàn vẹn, với người mẹ phản bội, người cha dở dại thật sự chính là một đả kích không hề nhỏ, những dư chấn tâm lý tác động sâu sắc đến suy nghĩ và hành động của Hy, Hy nhớ quê, nhưng Hy không thể trở về hay chính xác hơn là không muốn trở về, Hy đang chạy trốn bi kịch của chính mình.

Nhân vật “anh” trong câu chuyện Người mẹ là một người ra đi để quên đi cuộc đời đáng quên của mình. Anh làm nghề thợ mộc, muốn đi đây đi đó chứ không ở mãi trong làng, tháng ngày rong ruổi từ nơi này sang nơi khác một phần là vì cuộc sống nhưng hơn hết anh chọn cách ra đi để quên đi nỗi đau mà “mỗi lần nghĩ đến cuộc đời trầm luân, hao khuyết của mình, anh cảm thấy nhói đau nơi lồng ngực” (Trần Nhã Thụy, 2000). Đó là một cuộc đời

Sống với người mẹ cô độc muộn phiền. Sau này lớn lên anh mới biết người ấy không phải là mẹ ruột của anh. Đó là một bà góa, sống bằng công việc quét chợ và xin tiền. Một buổi sớm mùa đông, bà nhặt được một

ngoài ngõ chợ. Ngày ngày bà ôm đứa bé đi bú nhờ. Có người tốt bụng mang cho bà tấm chăn, cái áo, lon sữa. Bà nuôi thằng bé khôn lớn lần hồi. Rồi một ngày kia bà qua đời vì một cơn đau tim (Trần Nhã Thụy, 2000).

Nhìn chung dù mỗi nhân vật có một hoàn cảnh khác nhau, nhưng tựu chung giữa những con người đó là sự quyết liệt thoát ly khỏi những uẩn khuất, đau buồn của quá khứ họ chọn sự ra đi, trở thành những người con xa xứ, thậm chí như với nhân vật Sanh trong Miền Đông là sự chối bỏ hoàn toàn nguyên quán của mình.

Trần Nhã Thụy đã tạo nên những số phận thật trớ trêu, để rồi từ trong những hoàn cảnh nhân vật mới bộc lộ hết suy nghĩ, tính cách của mình. Việc khám phá và khai thác những bí ẩn của con người trong truyện ngắn đã góp phần tạo nên sự thành công của văn chương Trần Nhã Thụy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn trần nhã thụy (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)