Kết cấu truyện không có truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn trần nhã thụy (Trang 108 - 115)

Từ trước đến nay, việc nghiên cứu tác phẩm nghệ thuật ngôn từ thông qua hệ thống cốt truyện, từ đó tìm ra mô hình tự sự mang dấu ấn của nhà văn đã được rất nhiều nhà nghiên cứu văn học quan tâm. Cốt truyện theo Từ điển

thuật ngữ văn học là “hệ thống các sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu

tư tưởng và nghệ thuật nhất định” (Lại Nguyên Ân, 1999).

Hiểu đơn giản cốt truyện là một chuỗi các sự kiện, tình tiết, chi tiết...được tạo dựng trong tác phẩm nhằm phục vụ cho việc biểu đạt một nội dung của tác phẩm. Cốt truyện chính là bộ khung sườn của tác phẩm mà dựa vào đó chúng ta phần nào hình dung được diện mạo, những diễn biến cơ bản của tác phẩm. Cốt truyện thể hiện cách hiểu, cách nhìn của nhà văn về cuộc sống con người, cũng như khả năng xâu chuỗi các sự kiện ngẫu nhiên thành những hiện tượng có tính qui luật (Trần Thiện Khanh, 2008).

Cấu trúc của cốt truyện truyền thống gồm có 5 thành phần: trình bày, thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút. Tuy nhiên trong các tác phẩm tự sự hiện đại thường có dấu hiệu phá vỡ cấu trúc truyền thống này, mà có xu hướng thiên về các mối quan hệ liên tưởng, hồi tưởng, tưởng tượng, lắp ghép chi tiết...

Cốt truyện và việc xây dựng cốt truyện có chức năng quan trọng trong tác phẩm, nó không chỉ gắn kết các chi tiết, sự kiện thành một chuỗi làm nền cho sự phát triển tính cách nhân vật mà còn bộc lộ các xung đột, mâu thuẫn của các nhân vật từ đó người đọc sẽ cảm nhận được cuộc sống qua tác phẩm.

Bên cạnh đó, cốt truyện “tạo ra một ý nghĩa về nhân sinh có giá trị nhận thức”. Việc cốt truyện có nhiều tình tiết hấp dẫn, bất ngờ luôn gây được ấn tượng mạnh với người đọc. Do đó việc nắm được cốt truyện của tác phẩm đồng nghĩa với việc người đọc phần nào hiểu được nhân vật, hiểu bức tranh đời sống, hiểu ý nghĩa tác phẩm và thêm phần hứng thú khi tiếp cận tác phẩm. Tuy nhiên, không phải tác phẩm nào cũng có cốt truyện rõ ràng, có nhiều tác phẩm văn học có cốt truyện rất sơ sài, đơn giản hoặc không có cốt truyện. Mỗi nhà văn có cách tìm tòi, tạo dựng cốt truyện của riêng mình. Đơn cử như trường hợp nhiều truyện ngắn của Trần Nhã Thụy tác giả đã lược bỏ yếu tố cốt truyện trong các sáng tác của mình.

Truyện không cốt truyện trước hết thực chất là một quan niệm về dòng truyện ngắn của chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại diễn ra trong văn học - thế kỷ XX và sang đầu thế kỷ XXI. Truyện không có cốt truyện còn gọi là cốt truyện tâm lý. Với cốt truyện này thì sự kiện trở nên mờ nhạt, ý nghĩa truyện nhiều khi không còn nằm ở cốt truyện mà nằm ở cách kể, cách sử dụng các chi tiết truyện để miêu tả nội tâm, miêu tả thế giới cảm giác của con người về cuộc sống. Với sự xuất hiện của kiểu truyện không có cốt truyện này, những dòng cảm xúc, nội tâm của con người, những vui buồn, hờn giận, ghen tuông, sầu tủi, nhớ mong, hạnh phúc... của con người đã được trải rộng ra trên những trang giấy. Như vậy, truyện không cốt truyện là một trong những tên gọi đối lập lại với loại truyện có cốt truyện truyền thống, nhằm đạt tới việc phá vỡ những quy phạm, tuy rất hữu hiệu nhưng dường như gò bó sự kiếm tìm mới mẻ để biểu đạt.

Truyện ngắn không cốt truyện dựa trên một số tiêu chí sau: không có kết cấu theo các tình tiết quan hệ nhân - quả, logic; diễn tả theo cảm quan và ý thức chủ quan của tác giả (tự biểu hiện); thời gian, không gian và nhân vật không cụ thể, không xác định nguồn gốc; nhiều chi tiết, sự kiện ngẫu nhiên phi logic nhưng gây ấn tượng mạnh; thường chuyển tải những ý tưởng nhân

sinh có tính chất toàn nhân loại như sự cô đơn, bế tắc, cái tôi nhỏ bé và hoàn cảnh bức bối, sự phi lý, những điều đáng lo âu về hiểm họa chiến tranh, môi trường,... (Đặng Minh Liên, 2005).

Cốt truyện trong truyện ngắn của Trần Nhã Thụy đóng vai trò khá khiêm tốn trong việc quyết định hay/ dở, hấp dẫn/ nhàm chán của nội dung tác phẩm, bởi nhà văn đã bỏ qua yếu tố cốt truyện trong các sáng tác của mình. Đọc truyện ngắn Trần Nhã Thụy rất ít khi ta thấy những câu chuyện mà cấu trúc cốt truyện đủ năm thành phần như cốt truyện truyền thống, các chi tiết, nhân vật, hành động nhân vật không được xây dựng một nhằm đẩy mạch truyện lên cao trào, cũng không có những xung đột căng thẳng kịch tính cần được giải quyết nhanh chóng. Ngược lại, cốt truyện được nới lỏng ra, các chi tiết được kéo giãn, xuất hiện từ từ một cách ngẫu nhiên, đầy bất ngờ như cái cách ta hay bị bất ngờ trước những sự việc diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Vì thế rất khó tóm tắt được truyện của tác giả này, truyện Trần Nhã Thụy là để đọc không phải để kể. Trong truyện ngắn Mất tích nếu có thể kể chỉ có thể tóm gọn đó là chuyện về một phụ nữ bị cuốn vào dòng người kẹt cứng trên đường, rồi cô đi vào cái hẻm cụt, cô hét lên, sau đó cô bay vút lên phía trước, bên dưới là những tiếng xì xầm có lệ của vài người. Câu chuyện kết thúc ở đó. Không có gì đặc sắc, thậm chí rất phi logic, nhưng đằng sau những chi tiết rời rạc ấy là cái nhìn của nhà văn về những con người trong đời sống hiện đại, cô gái, kiểu người quen thuộc trong đời sống, những con người bị cuốn vào cuộc sống tấp nập, ồn ào, xô bồ của xã hội hiện đại khao khát được tự do, muốn thoát khỏi lối mòn của cuộc sống. Những lời bàn tán của những người nhìn thấy cô gái bay lên trời là hồi chuông cảnh báo của nhà văn trước lối sống vô tâm, hững hờ của những con người hiện đại, mỗi người đều có những bận tâm riêng của mình, cuộc sống riêng của mình, sợi dây liên kết con người với con người ngày càng trở nên mỏng manh, thậm chí dứt lìa. Nếu không tận mắt

tiếp xúc với tác phẩm, không tự đặt ra câu hỏi với các chi tiết, tình huống xuất hiện trong tác phẩm thì ý nghĩa của tác phẩm sẽ là ẩn số.

Những kẻ câu đêm cũng là một câu chuyện với cách viết không có cốt

truyện như vậy, cũng là nhân vật tôi ra khỏi nhà vào một đêm tối và phát hiện ra “không biết ở đó có một cây cầu, nếu như không rời khỏi con đường quen. Không thấy những kẻ đi câu đêm, nếu như đêm không có mặt ở đó” (Trần Nhã Thụy, 2011), mạch truyện tiếp tục phát triển là những phát hiện của nhân vật tôi về Những kẻ câu đêm mỗi người một cuộc sống, mỗi người một bộ mặt ở ban ngày, chỉ có khi đêm đến họ mới được tháo lớp mặt nạ xã hội của mình ra với tên gọi chung chung là những kẻ câu đêm, xen lẫn câu chuyện của những người câu đêm là câu chuyện của riêng tôi và G - người yêu, người tình của tôi. Hai tuyến truyện đan xen nhau, những câu chuyện tưởng chừng rời rạc lại kết dính với nhau vô cùng...

Bên cạnh những tác phẩm có cốt truyện bị tiêu biến thì trong các tập truyện ngắn của Trần Nhã Thụy cũng có những truyện có cốt truyện đảm bảo năm thành phần của cốt truyện truyền thống như truyện ngắn Con bìm bịp.

Nhân vật chính của truyện là một sinh viên bị trượt tốt nghiệp tên Hoài. Hoài cũng có một cuộc sống khá khó khăn, sống biệt lập, vất vả trong khu trọ nghèo. Đến khi mẹ mất, Hoài nợ một số tiền “khá lớn” và sống trong cảnh trốn nợ. Sau đó Hoài đến sống với gia đình ông Chín. Bị chủ nợ phát hiện Hoài bỏ đi với quyết tâm kiếm tiền trả nợ. Cuối cùng, Hoài trở về sau cái chết của ông Chín và Hoài cũng hiểu được ý nghĩa của cuộc sống. Câu chuyện kết thúc với cái chết của ông Chín và cảnh Hoài trả được nợ, chú Cốc tìm được con. Đó là cốt truyện của tác phẩm này, cốt truyện ấy chưa đủ để nói lên nhiều điều trong lớp nghĩa mênh mang mà nó đang ẩn kín đằng sau tác phẩm: con người có thể bị cuộc sống vùi dập, tha hóa nhưng những giá trị tốt đẹp vốn có của một thuở nhân chi sơ tính bổn thiện vẫn luôn sáng ngời. Và qua tác phẩm chúng ta tin hơn vào sự tồn tại của tình người giữa cuộc sống

khi mà sự nghi kị, ghen ghét đang ăn dần ăn mòn vào lối sống của những người hiện đại. Như vậy rõ ràng, cốt truyện của tác phẩm không tham dự quá nhiều vào việc thể hiện nội dung cơ bản của tác phẩm.

Việc cốt truyện được nới lỏng không có nghĩa là tác phẩm của Trần Nhã Thụy rơi vào cảnh mạch truyện bị gãy, vỡ. Ngược lại, tác giả dành khá nhiều tâm sức cho việc chắt lọc, bày trí các chi tiết như thế đã phát huy tác dụng nghệ thuật một cách tối đa. Trong các truyện ngắn Trần Nhã Thụy dễ nhận thấy một điều là nhà văn không chủ định dồn nén các chi tiết hoặc sắp xếp chúng một cách dày đặc mà lại cho chúng lắp ghép với nhau trong một trật tự vốn có của nó, đôi khi phi lý nhưng khi đặt trong tác phẩm lại rất có lý. Trong khi các sự kiện, tình huống diễn ra trong truyện khá đơn giản, không có nhiều bước ngoặc, biến cố thì các chi tiết lại rất phong phú, phức tạp...

Trong vài truyện ngắn của Trần Nhã Thụy ta sẽ bắt gặp một dạng viết khá lạ đây cũng có thể coi là một sự sáng tạo của tác giả ở lĩnh vực truyện ngắn. Đó là giữa các nhân vật của tác phẩm về mặt hình thức không hề có một sự liên quan nào với nhau cả, họ gặp nhau một cách tình cờ, họ có thể vô tình biết về nhau thông qua một câu chuyện ở quán cà phê nào đó, không đối thoại, chỉ có những cái nhìn thoáng qua nhau bắt gặp ánh mắt của nhau như trong các truyện ngắn Thằng nhỏ và con Quỷ, Người pê- đê già, Chú bé trên cầu hay Chàng trẻ măng ở phố treo đầu... Trong truyện ngắn Người pê- đê già giữa người dẫn chuyện là nhân vật tôi và người pê- đê già thấy nhau trên “mố cầu của một cây cầu cũ bỏ hoang, vào khoảng chín giờ tối. Nằm cách con đường chính chừng hai mươi mét” (Trần Nhã Thụy, 2008). Mối liên hệ giữa nhân vật tôi và người pê đê già chỉ nằm ở hình ảnh “ông ta có vẻ bối rối khi nhìn thấy tôi, khẽ mỉm cười” (Trần Nhã Thụy, 2008). Hình ảnh người pê- đê trong hình dạng đứa trẻ khi nhìn xa xăm, khi nằm trên mố cầu, hay mùi nước hoa được nhà văn miêu tả rất cẩn thận như cách lý giải cho mối dây liên kết giữa hai nhân vật trong tác phẩm. Trong truyện ngắn Chú trên cầu

cũng vậy, vẫn là sự bắt gặp vô tình giữa hai nhân vật, không một lời chào hỏi, chỉ là một sự quan sát từ xa của nhân vật tôi. Nhân vật tôi thật ngỡ ngàng về hình ảnh chú bé có nụ cười trong sáng đi trên cầu với người phụ nữ trẻ. Nhưng “chú bé đi trên thành cầu, chậm rãi tiến về phía tôi với ánh mắt rạng ngời. Mãi mãi tôi không thể quên được ánh mắt như vì sao ấy” (Trần Nhã Thụy, 2008). Chú bé lại có tác động to lớn đến nhân vật tôi, “nửa đêm tôi một mình bước lên thành cầu, trang bị cho mình bằng một nụ cười rạng ngời của đứa bé, tôi tập thăng bằng chậm rãi tiến tới. Và, tôi cũng bắt đầu tập tước bỏ những thứ xung quanh, kể cả gió” (Trần Nhã Thụy, 2008). Chàng trai làm công việc giữ xe ở quán ốc lại gây ấn tượng qua chi tiết anh chàng hằng ngày vẫn “vẫn loay hoay nhấc đít xe, dựng chống đứng, xịch qua xịch lại. Khi hàng xe ngay thẳng hoàn hảo rồi, anh chàng lại đổi vị trí từng chiếc xe, dắt qua dắt lại, rồi nhấc đít xe dựng chống đứng xịch qua chỉnh lại... Nhảy qua xe, nằm dài yên xe, cảm giác anh chàng rất nhẹ, có thể từ từ theo gió bay lên” (Trần Nhã Thụy, 2008). Sợi dây kết nối các tuyến nhân vật của tác phẩm nằm ở việc nhà văn đầu tư vào việc đặc tả các chi tiết về các nhân vật, chọn ra những nét độc đáo của nhân từ ánh mắt, hình dáng, tư thế, hành động... từ đó người đọc sẽ tìm thấy được điểm gặp nhau giữa những nhân vật được ẩn sau lớp ngôn từ hiển ngôn của tác phẩm, việc chú trọng xây dựng các chi tiết đã mang lại gây hiệu quả đặc biệt, rất đáng suy ngẫm trong thế giới nhân vật của Trần Nhã Thụy.

Bên cạnh việc lược bỏ cốt truyện, các truyện ngắn của Trần Nhã Thụy

như Những bước châm của thời gian, Lặng lẽ rừng mai, Dưới cơn mưa tầm

tã, Con Quỷ và thằng nhỏ cũng là những truyện mà ở đó tác giả chọn hướng

chú tâm vào con người - những nhân vật ở khía cạnh diễn biến tâm lý hơn là chú tâm vào phát triển cốt truyện. Những chi tiết, những nhân vật cứ từ từ bước vào trang sách một cách hết sức tự nhiên. Trong truyện ngắn Đường

văn rất chú ý, thứ tình cảm mà nhân vật tôi dành cho Quyên được người đọc bắt gặp qua những suy nghĩ của nhân vật trong suốt câu chuyện về Quyên trước khi nhân vật thừa nhận “tôi cảm thấy xót xa cho Quyên, đắng cay cho tình cảm của mình. Một tình cảm gần giống như là tình yêu” (Trần Nhã Thụy, 2004). Đó còn là chút cảm xúc xao xuyến khi nhân vật tôi gặp lại Quyên, “chính sự thất thường của Quyên mới để lại trong tôi ấn tượng mạnh nhất. Mà cũng có thể tôi nhớ Quyên vì những lý do khác nữa” (Trần Nhã Thụy, 2004), hay những nghĩ ngợi rất lung về câu nói của Quyên “không xa đâu. Nếu đi đường chim bay thì rất gần” (Trần Nhã Thụy, 2004), “tôi còn nhớ lời Quyên nói về đường chim bay. Con đường rút ngắn khoảng cách, nhưng cũng có khi thật, có khi mơ hồ”, “con đường chim bay mà em nói, nó có thật hay không. Có lẽ điều bí mật ấy cũng chỉ một mình em biết” (Trần Nhã Thụy, 2004). Qua những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật tôi, Trần Nhã Thụy đã phác họa một định nghĩa về người nghệ sĩ: “Tôi nghĩ về điều kiện sống và những mối quan hệ. Không phải ai cũng có điều kiện tốt và quan hệ đẹp; nhiều người sống trong sự triển hạn và bỏ rơi. Nếu sống trong sự triển hạn và bỏ rơi mà không cảm thấy bất hạnh thì người đó chính là một nghệ sĩ” (Trần Nhã Thụy, 2004). Truyện ngắn Thời gian xao động lại là cái nhìn của một người nghệ sĩ già về thời gian, về cuộc sống. Cả câu chuyện là những mảnh ghép, những suy nghĩ về thời gian, về đời người. Thời gian có thể mang những thứ trở lại như kiểu tóc, một mốt quần áo, nhưng thời gian cũng có thể cuốn trôi đi nhiều thứ đó là tuổi trẻ, là vẻ đẹp một thời trong quá khứ, “trong dòng thời gian, có những người đang bước chậm ngược về quá khứ, có nhiều người đang trang bị phương tiện để phóng đến tương lai” (Trần Nhã Thụy, 2008). Đó cũng chính là những cảm nhận của nhà văn trước cuộc đời khi thời gian cứ âm thầm trôi qua từng phút, từng giờ, trước biến đổi của cuộc sống ta không ngừng cảm thán trước sự ra đi vút ngang của những điều tốt đẹp từng có. Đi sâu vào khắc họa, miêu tả đậm nét những trạng thái tâm lý của các nhân vật

trong các tình huống cụ thể, trong những hoàn cảnh đặc biệt hàm chứa một cách nhìn, một cách đánh giá và năng lực tưởng tượng, phân tích của Trần Nhã Thụy về cuộc sống và đặc biệt là về con người.

Mỗi truyện ngắn của Trần Nhã Thụy là một mạch cảm giác sâu kín, vi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn trần nhã thụy (Trang 108 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)