Kết cấu theo lối kết thúc mở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn trần nhã thụy (Trang 115 - 135)

Kết cấu tác phẩm văn học là toàn bộ cách thức tổ chức tác phẩm nhằm phục tùng đặc trưng và nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà nhà văn tự đặt ra cho mình để biểu hiện nội dung nhất định. Theo chiều dọc, kết cấu tác phẩm có hai cấp độ: kết cấu hình tượng và kết cấu văn bản nghệ thuật. Cách mở đầu và kết thúc tác phẩm là một phương diện nhỏ của nghệ thuật bố cục và thành phần của trần thuật thuộc cấp độ kết cấu văn bản nghệ thuật, nhưng lại có ý

nghĩa quan trọng trong việc làm nổi bật quan niệm thẩm mỹ, ý đồ nghệ thuật và chủ đề tác phẩm.

Kết thúc là một phần quan trọng trong việc hoàn thiện cấu trúc của một tác phẩm. Trong văn bản nghệ thuật, phần kết thúc có vai trò quan trọng trong việc khái quát nội dung, chủ đề tư tưởng, tăng khả năng nhấn mạnh và biểu cảm cho tác phẩm văn chương, đồng thời góp phần mở ra những tầng ý nghĩa mới. Hình thức kết thúc văn bản có tác dụng tạo cho văn bản tính chất đóng cả về nội dung lẫn hình thức. Tính chất “đóng” được hiểu là điểm dừng có chủ đích của nhà văn, là cách nhà văn giải quyết những xung đột trước đó, là phần kết của một văn bản nhưng không đồng nghĩ với việc chấm dứt mạch tư duy. Phần kết thúc trong văn bản nghệ thuật mang đậm dấu ấn và cá tính sáng tạo của nhà văn. Trong truyện ngắn, phần kết thúc đóng vai trò quan trọng trong sự thành bại của một truyện ngắn.

Kết thúc không chỉ có ý nghĩa giản đơn là sự dừng lại hay chỉ là kết thúc câu chuyện, kết thúc số phận nhân vật, kết thúc mâu thuẫn mà kết thúc truyện còn có vai trò gợi mở ra nhiều vấn đề của cuộc sống của quá khứ, hiện tại và tương lai, tạo nên sự đồng sáng tạo đối với người đọc. Người đọc sẽ thực sự tâm đắc khi thưởng thức phần kết truyện độc đáo ấn tượng. Do đó, phần kết truyện phải tạo ra những âm vang in dấu ấn trong tâm tưởng người đọc, khiến cho họ phải suy nghĩ về các vấn đề mà tác giả đặt ra trong tác phẩm. Một tác phẩm xuất sắc phải là tác phẩm mà sau khi người đọc đã gấp lại xong trang sách mà vẫn không dứt khỏi những ám ảnh, suy tư về câu chuyện. Có thể xem kết thúc là cái đích nội dung của truyện, là nghệ thuật khép truyện của nhà văn. Nhà văn Đỗ Chu đã từng viết:

Còn như kết thúc truyện ngắn: đó là một hành động dễ gây ra những gì xúc động đột ngột. Ta sẽ rất sung sướng nếu cảm thấy vừa khép kín một cái gì hình thành. Và ta sẽ buồn bã biết bao nếu chợt nhận ra mình đã

lầm lẫn. Ở phút dừng lại, có thể biết những gì mình đã viết ra thành công đến đâu” (Tạ Mai Anh, 2002).

Trong các tác phẩm văn học ngày nay, chúng ta gặp không ít những tác phẩm có kết thúc một mặt vừa khép lại vấn đề vừa trình bày, một mặt vừa mở ra một hướng giải quyết mới. Lối kết thúc theo hướng mở là lối kết xuất hiện với mật độ ngày càng đậm đặc trong các tác phẩm văn xuôi hiện đại. Việc chọn kết thúc mở cho tác phẩm của mình đồng nghĩa với việc nhà văn đã mở ra những khoảng trống cần thiết để người đọc tham gia với vai trò quyết định số phận hoàn cảnh của các nhân vật trong tác phẩm hay nói cách khác, đó là sự đồng sáng tạo của nhà văn và người tiếp nhận.

Trong tác phẩm nghệ thuật, tiến trình sự kiện dừng lại đúng vào thời điểm trần thuật kết thúc. Sau đó sẽ không còn gì xẩy ra, và được hiểu rằng, nhân vật còn sống đến lúc ấy thì nói chung sẽ không chết nữa, người đã tìm thấy tình yêu thì không thể đánh mất tình yêu, đã chiến thắng thì về sau không thể thất bại, bởi vì mọi hành động tiếp theo đều bị loại bỏ (IU. Lotman, (Lã Nguyên dịch), 2011).

Theo tác giả Đào Thu Hằng: “Cuộc sống không bao giờ là hoàn thiện hoàn mỹ. Với những kết thúc mở, mơ hồ, người kể chuyện đã biết dừng lại đúng lúc để kích thích trí tưởng tượng của độc giả, tạo cơ hội cho họ trở thành người đồng hành trên quá trình sáng tạo nghệ thuật” (Đào Thị Thu Hằng, 2007).

Nó khiến cho câu chuyện chẳng những không “đóng” lại một cách đơn thuần mà lại giống như một “cánh cửa mở” dành cho độc giả. “Trong cuộc sống cũng như trong văn chương, một kết thúc bất ngờ bao giờ cũng chứa đựng kịch tính và sự thú vị, đặc biệt sẽ gây ấn tượng và sự liên tưởng sâu xa,

Thông qua các sáng tác của mình Trần Nhã Thụy đã làm được điều đó, biến tác phẩm văn chương không chỉ là trò chơi của nhà văn với ngôn từ mà nó còn mang âm hưởng cuộc sống. Khép lại truyện ngắn của Trần Nhã Thụy người đọc sẽ còn đau đáu về số phận các nhân vật, đau đáu về chính cuộc đời mình. Dường như bốn mươi truyện trong bốn tập truyện ngắn không một câu truyện nào có kết thúc hoàn chỉnh, nó mở ra một khoảng trống, một kết thúc mở, thông qua những cuộc ra đi của các nhân vật. Đó có thể là cuộc ra đi không có đích đến của người pê - đê già trong Người pê-đê già, là thằng Sanh trong Miền Đông, là chàng trai bảo vệ kiêm giữ xe ở Chàng trẻ măng ở phố

treo đầu, là hai người ăn mày trong Câu chuyện tình yêu, là cô gái phục vụ

trên tàu tên Xinh trong Cô gái trên tàu... Điểm chung của các nhân vật trên là họ xuất hiện rất ngẫu nhiên, không ai biết họ là ai từ đâu đến và đã đi đâu. Chỉ có câu chuyện của họ khiến người đọc phải suy ngẫm và khi kết thúc câu chuyện bao giờ người đọc cũng phải tự hỏi họ đã đi đâu, những dự định, ước mơ, cuộc đời họ có trở nên tốt đẹp hơn? Số phận của các nhân vật được nhà văn bỏ ngỏ. Đó cũng có thể là một chủ ý của nhà văn khi muốn người đọc sẽ chính là người quyết định cuộc đời của các nhân vật ấy. Hoặc đôi khi cái kết mở còn cho thấy sự bất lực của nhà văn trước những nhân vật của mình. Bởi đây là những con người đang tồn tại, hiện hữu trong cuộc sống, và cuộc sống không thiếu những điều bất ngờ đến bất thường mà chúng ta không thể nào lý giải được, do đó chẳng có cái kết nào thực sự dành cho những con người ấy.

Nhiều truyện ngắn của Trần Nhã Thụy lại kết thúc bằng những câu hỏi đầy day dứt. Câu hỏi nhân vật tự hỏi mình nhưng cũng chính là câu hỏi nhà văn tự hỏi bản thân, và câu hỏi ấy cũng dành cho người đọc. Đó cũng là yếu tố làm nên kết thúc mở trong truyện ngắn của nhà văn. Ghi chú về những tấm gương kết thúc bằng câu hỏi rất có sức nặng của nhân vật tôi “kính, gỗ, nước đá và không khí đó là những thứ cần thiết cho nơi chốn tôi trở về. Có thật một nơi chốn như thế?” (Trần Nhã Thụy, 2008). Truyệnngắn Xảy ra ở thị trấn thứ

ba cũng được kết lại bằng một câu hỏi “Tôi cũng không còn nhớ gương mặt sư già, chỉ nhớ chung chung một phong cảnh chùa nơi đó, cùng vị chát chè xanh và mùi thơm đậu phộng muối mè. Thêm điều nữa, đó là một câu hỏi, thỉnh thoảng lại như một cơn sóng gợn lên, đánh lấn vào trong đầu: “cái gàu đã ở đâu trong buổi sáng hôm đó?” (Trần Nhã Thụy, 2008). Câu hỏi của nhân vật Ngoan trong truyện ngắn Thèm...hôn được nhà văn để ngỏ và câu chuyện cũng khép lại tại đó, “trên môi cô nàng là một nụ cười tươi tắn lạ lùng. Không biết là vì đang mơ thấy nụ hôn của Ngoan hay vì mấy miếng thịt heo quay hồi nãy?!” (Trần Nhã Thụy, 2008). Kết thúc truyện ngắn Dưới cơn mưa tầm tã

cũng thế, tác giả chọn kết lại tác phẩm của mình bằng những câu hỏi “nàng đi đâu rồi? Đi trước hay trong cơn mưa? Bao giờ thì nàng về? Anh biết tìm vợ ở đâu? Có chuyện gì đã xảy ra chăng?!...” (Trần Nhã Thụy, 2011). Truyện ngắn

Câu chuyện nước đá được kết thúc bằng hàng loạt các câu hỏi của Thạo “thời

gian qua không biết ai đã đi lấy nước đá về cho bà Hạnh? Bà có đi thay Đãng bỏ nước đá lòng vòng? Tôi tò mò kéo tấm bao bố lên, thấy một lớp nước đá vừa tan ra dưới đáy thùng xe. Tay tôi chạm vào đó, cảm giác lạnh buốt kinh hồn. Tôi kêu lên một tiếng xuýt xoa. Có lẽ nào bàn tay của Đãng cũng lạnh như thế này khi gã đụng vào người em Linh?...”(Trần Nhã Thụy, 2004). Những câu hỏi được nhân vật đặt ra, không thấy câu trả lời, rõ ràng người đọc cũng sẽ đồng thắc mắc như nhân vật và cũng tự nhiên muốn giải đáp, cũng như tham gia vào việc giải mã, đi tìm lời đáp cho các câu hỏi đó. Tính chất đối thoại giữa người viết và người tiếp nhận mở ra vô hạn, bởi những câu đố luôn cần lời giải, một sự im lặng cần lên tiếng, một chỗ trống cần điền cho hoàn chỉnh. Số phận các nhân vật sẽ do người đọc tự quyết định. Chính vì thế khi đọc truyện Trần Nhã Thụy dấu chấm kết thúc tác phẩm như một dấu chấm báo hiệu nhà văn đã kết thúc vai trò của mình với nhân vật nhưng mở ra vai trò của người đọc, như nhà văn Aitmatov đã từng nhận định rằng: “Một tác phẩm chân chính không bao giờ kết thúc ở trang cuối cùng”. Bởi lẽ khi trang

sách đóng lại, tác phẩm mới thực sự đang sống, sống với những trăn trở và tình cảm của người đọc.

Trong một vài tác phẩm Trần Nhã Thụy cũng chọn kết thúc truyện bằng một tình huống, điều đó đồng nghĩa với việc thế giới của nhân vật, của câu chuyện chắc chắn sẽ không dừng lại ở dòng chữ cuối cùng. Những tình huống sẽ gợi mở cho người đọc những câu chuyện mới, câu chuyện đó vui hay buồn tùy vào cái nhìn tích cực hay tiêu cực và tùy thuộc vào cách nghĩ của đọc giả. Ví dụ như trong Phong cảnh Tây Liêu truyện kết lại bằng tình huống nhân vật tôi trở lại Tây Liêu và không tìm thấy hai cây sồi già như bạn mình đã khăng khăng khẳng định là có. Truyện ngắn Băng đầu trọc cũng kết thúc truyện là hình ảnh tôi ngồi trong tiệm hớt tóc với quyết tâm đẩy một cái đầu trọc.

Chỉ là những kết thúc ngắn gọn, có khi rất đột ngột nhưng Trần Nhã Thụy lại tạo ra sức nặng lớn, khiến cho người đọc phải “đứng ngồi không yên” với hàng loạt câu hỏi, được đặt ra, như một dòng chảy ngầm miên man không dứt bởi bao sự bất thường. Đây chính là một trong những đặc trưng rõ nét của nhà văn trong việc thể hiện bút pháp tối giản ở cuối mỗi câu chuyện. Từ đó, vai trò đồng sáng tạo của độc giả được đề cao hơn bao giờ hết. Bằng những nỗ lực cách tân, Trần Nhã Thụy đã tạo được những dấu ấn nhất định trong văn học đương đại Việt Nam bằng việc giảm nhẹ vai trò của cốt truyện nhưng ý nghĩa của truyện lại tầng tầng lớp lớp. Nó chân thực như cuộc sống với đầy đủ các tính chất: nhạt nhẽo, xô bồ, phi lí, nghiệt ngã… Tuy nhiên, khi tiếp cận cuộc sống ấy, chúng ta lại phải tiếp cận nó dưới một hình thức khác, bởi vì mỗi một kết thúc cốt truyện như vậy đã làm cho truyện ngắn Trần Nhã Thụy mang một ý vị thâm trầm về thân phận con người, qua đó bộc lộ quan điểm của mình.

Tiểu kết: Bằng những tìm tòi, khám phá không mệt mỏi, Trần Nhã Thụy trong suốt những năm cầm bút đã tạo được cho riêng mình một chất văn rất đặc trưng, vừa nao nao, vừa sâu lắng, vừa mang hơi thở hiện đại của cuộc

sống. Lối kể chuyện chậm rãi, không quá chú trọng vào việc tạo những xung đột gay gắt hay quan trọng hóa vai trò của cốt truyện làm cho sáng tác của nhà văn trở thành “của lạ” đối với độc giả. Qua những dấu ấn về mặt nghệ thuật, cách nhìn về thân phận con người trong truyện ngắn của tác giả này càng trở nên đậm nét, góp phần tạo nên dư ba cho tác phẩm, nghĩa là lời văn đã ngừng mà những con người và câu chuyện của họ vẫn còn vang vọng đâu đây, từ đó chúng ta có thể cảm nhận được quan niệm nghệ thuật của Trần Nhã Thụy.

KẾT LUẬN

1. Quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù quan trọng của thi pháp học, sự thay đổi quan niệm này trong sáng tác văn học được xem là một trong những bình diện cốt lõi làm nên diện mạo của văn học Việt Nam hiện đại và đương đại. Sự thay đổi này là thành quả cộng hưởng tâm sức của nhiều thế hệ nhà văn Việt Nam, đặc biệt là các nhà văn trẻ trong nỗ lực tìm tòi đổi mới trong tư duy sáng tác và trong số những nhà văn ấy phải kể đến Trần Nhã Thụy là một nhà văn có nhiều đóng góp cho văn học Việt Nam đương đại. Dấu ấn phong cách của Trần Nhã Thụy để lại trên từng sáng tác truyện ngắn không lạ nhưng cũng không thể nói là quen thuộc. Đó là cả một sự vận động từ nội lực, bắt nhịp với cuộc sống, được quyết định bởi tầm nhận thức, khả năng khám phá và tấm lòng của nhà văn gửi gắm cho con người, cuộc đời và cả những thẳm sâu mà bản thân tác giả đã nung nấu, ấp ủ từ những phút giây “lặng lẽ”, trong “những bước chậm của thời gian”.

2. Khảo sát bốn tập truyện ngắn của Trần Nhã Thụy: Mùi, Những bước chậm của thời gian, Lặng lẽ rừng mai Chàng trẻ măng ở phố treo đầu, luận văn đi sâu tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong những va đập với cuộc sống để có cơ sở hiểu hơn giá trị của truyện ngắn Trần Nhã Thụy với tinh thần không ngừng làm mới mình, làm mới các sáng tác văn chương, các tác phẩm của Trần Nhã Thụy đã mạnh dạn nhìn thẳng vào những vấn đề của cuộc sống với khát vọng thành thực, khám phá và phản ánh những nhức nhối, nhạy cảm. Dưới góc nhìn từ các kiểu loại nhân vật, sáng tác Trần Nhã Thụy khơi dậy những khát vọng chân thành, sâu sắc của những con người tha hương. Bên cạnh đó là những con người phức cảm hiện lên với những ám ảnh day dứt, gây niềm cảm thương sâu sắc cho người đọc. Điều đáng nói, đọc truyện ngắn Trần Nhã Thụy ta thấy dậy lên những khát vọng nhân bản. Cùng với đó nhà văn cũng phần nào khái quát được những con

người nghệ sĩ cùng thế giới của riêng họ. Với niềm yêu thương, cảm thông sâu sắc cho những cuộc đời bất hạnh, nhà văn đã có cái nhìn xuyên thấu nỗi đau, lý giải nguyên nhân bi kịch và khơi dậy ý thức phản tỉnh cho mỗi con người.

3. Về phương diện nghệ thuật, truyện ngắn Trần Nhã Thụy đã tạo được nét riêng, nó lôi cuốn người đọc bởi sự gần gũi, mộc mạc, tự nhiên. Có được điều này là do cái duyên cũng như cái tài của nhà văn. Để làm nổi bật hình ảnh con người trong những truyện ngắn của mình Trần Nhã Thụy đã sử dụng các phương thức biểu hiện: tạo dựng xung đột, giọng điệu, kết cấu, nhằm giúp người đọc thâm nhập vào thế giới nghệ thuật, đồng cảm, trăn trở cùng nhân vật. Thông qua nghệ thuật xây dựng xung đột, truyện ngắn Trần Nhã Thụy đã đưa người đọc đến với thế giới nội tâm vô cùng phong phú, bí ẩn của con người; khám phá những tầng sâu ẩn khuất từ đó giúp người đọc nhận ra giá trị nhân bản bên trong mỗi nhân vật. Gắn liền với tổ chức các xung đột là ý thức tạo giọng điệu riêng ở truyện ngắn của Trần Nhã Thụy với vẻ đặc sắc của giọng trữ tình tha thiết và giọng triết lí suy ngẫm. Cách xây dựng kết cấu trong tác phẩm cũng là một phương diện độc đáo làm nên chất văn Trần Nhã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn trần nhã thụy (Trang 115 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)