Vai trò và phạm vi ảnh hưởng của đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh sóc trăng (Trang 29 - 35)

Vai trò của đô thị

Đô thị phát triển và hình thành mạng lưới đô thị làm chuyển dịch các hoạt động của dân cư từ khu vực I sang khu vực II và III. Đô thị có khả năng làm tăng quy mô của ngành công nghiệp, dịch vụ, thay đổi cơ cấu kinh tế và góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Đô thị hình thành mạng lưới đô thị dẫn đến việc phổ biến lối sống thành thị. Đó là các hoạt động của dân cư mang tính cộng đồng phức tạp, ít có quan hệ huyết

thống và thường xuyên được tiếp cận với nền văn minh của nhân loại. Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị đã tạo ra nhiều việc làm mới. Trên cơ sở đó, đô thị làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động cũng như cơ cấu dân số theo lao động, nghề nghiệp, trình độ và thay đổi lối sống.

Đô thị hình thành mạng lưới đô thị làm thay đổi sâu sắc quá trình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị làm chậm lại việc gia tăng tự nhiên của dân số đô thị, tốc độ gia tăng tự nhiên thấp, kết cấu dân số ổn định.

Phạm vi ảnh hưởng của đô thị

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là yêu cầu tất yếu của quá trình phát triển KT - XH của mỗi quốc gia. Để có một cơ cấu kinh tế hợp lí, mỗi vùng, mỗi quốc gia cần phải xuất phát từ điều kiện lịch sử của mình. Thực tế, trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, sự khác biệt về quá trình ĐTH ở các nước có tác động không nhỏ tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.

Đóng góp của đô thị về phương diện kinh tế là rất lớn. Các đô thị thường là các trung tâm và là động lực cho sự phát triển kinh tế của đất nước, của vùng. Các đô thị đóng góp phần lớn giá trị GDP, giá trị ngành công nghiệp – dịch vụ, và tăng trưởng nền kinh tế.

Một số đô thị lớn về kinh tế nhưng lại có khả năng chi phối và điều khiển đời sống xã hội, đời sống tâm linh của con người, đó là các đô thị có các trung tâm tôn giáo lớn như Ro-me, Je-ru-sa-lem...

Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật, có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm tăng thu nhập cho người lao động. Ở Việt Nam, các cơ quan chính trị quan trọng của Nhà nước thường được đặt ở hai đô thị lớn nhất cả nước là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, các cơ quan chính trị của tỉnh thường được đặt ở các thành phố và thị xã trực thuộc, các cơ quan chính trị của huyện thường được đặt ở các thị trấn...

Đô thị hóa thúc đẩy phát triển kinh tế, đóng vai trò trọng tâm trong tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở nước ta. Các thành phố đã trở thành trung tâm phát triển kinh tế mạnh mẽ. Trong những năm gần đây, tỉ lệ trung bình tăng trưởng kinh tế hằng năm tại các khu vực đô thị luôn gấp từ 1,5 - 2 lần tỉ lệ trung bình của cả nước. Các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch quyết định hướng đi đúng đắn của cả quá trình phát triển.

Chuyển dịch cơ cấu lao động: Hoạt động kinh tế phi nông nghiệp và doanh nghiệp tập trung trong đô thị, là vì công nghiệp hoá tạo ra ưu thế giá thành tương đối to lớn trong đô thị, tạo ra chuyên môn hoá cao độ tổ chức sản xuất, dân số tập trung trên khu vực đô thị, là do kết quả chung của quá trình ĐTH vùng ngoại ô, tạo thành hệ thống và kênh lưu thông của đô thị, tạo cơ hội cho một số lượng lớn người dân rời khỏi nông thôn ra đô thị tìm kiếm việc làm và thu nhập.

Quá trình ĐTH dẫn đến thay đổi tiêu dùng cá nhân và vùng sản xuất nông nghiệp đã liên kết tiêu dùng cá nhân phân tán với sản xuất công trường thủ công, hình thành phương thức sản xuất và phương thức sinh hoạt của đô thị, tạo điều kiện cho việc hợp tác, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và môi trường sinh sống, nghỉ ngơi học tập, vui chơi, giải trí, hưởng thụ của dân cư.

Năng suất lao động cao ở khu vực nông thôn, đặc biệt là nông nghiệp chủ yếu dựa vào máy móc dẫn đến chỗ dư thừa lao động ở nông nghiệp và nông thôn, thúc đẩy sự chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang các khu vực công nghiệp và dịch vụ, một mặt thúc đẩy sự hình thành các thị tứ, thị trấn ở vùng nông thôn, nhưng mặt khác cũng thúc đẩy luồng di cư nông thôn vào đô thị, nơi có cơ sở kinh tế là các hoạt động phi nông nghiệp.

Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất: Đất đai đô thị không còn là tư liệu chính cho sản xuất nông nghiệp có còn sản xuất nông nghiệp hay không cũng chỉ tập trung ở vùng ven đô, mà là tư liệu sinh hoạt, tư liệu phát triển và không thể thiếu được của cư dân đô thị, đất đô thị được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.

Nhu cầu về đất ở cho dân cư đô thị ngày càng tang lên nhanh chống, đất đô thị được sử dụng xây dựng các cơ sở sản xuất, giao thông vận tải, xây dựng các kho tang,

tối thiểu và nhu cầu về chỗ ở tăng lên cùng với quá trình gia tăng quy mô dân số cũng như sự tăng lên của mức sống. Vì vậy, đô thị cần có quỹ đất nhất định và cơ cấu hợp lí, nếu không chất lượng cuộc sống của thị dân không được đảm bảo.

Đất đô thị có giá trị rất cao do nó khan hiếm và nơi sinh kế của người dân đô thị, trong nền kinh tế thị trường, hoạt động giao dịch đất đai mang lại một nguồn thu đáng kể. Do vậy, trong bối cảnh quá trình đô thị hóa, khi quy mô dân số và mật độ dân số đô thị tăng lên, nhu cầu về đất đai cũng tăng theo, đồng thời tạo áp lực rất lớn đến sự thay đổi mục đích sử dụng đất.

Khai thác tối đa diện tích đất tự nhiên, giảm tình trạng đất chưa sử dụng hoặc hoang hóa. Chuyển một phần đáng kể đất đô thị để phát triển hạ tầng kĩ thuật và hạ tầng xã hội. Chuyển mục đích sử dụng đất sang các hoạt động kinh tế đô thị như công nghiệp – xây dựng, dịch vụ. Hoạt động nông nghiệp cũng thay đổi theo hướng phù hợp với đặc thù đô thị. Khai thác cả không gian trên cao và sâu trong lòng đất.

Ảnh hưởng cở sở hạ tầng – kĩ thuật

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật đô thị là những nhân tố quan trọng tạo nên những trung tâm đô thị lớn, đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông và thông tin liên lạc là những nhân tố quan trọng hàng đầu. Việc phát triển các phương tiện giao thông như hàng không, tàu cao tốc, … ở những đô thị lớn đã cho phép rút ngắn thời gian, tạo điều kiện để mở rộng địa bàn hoạt động kinh tế, mở rộng thị trường, thúc đẩy sự mở rộng quy mô của đô thị đó. Các trung tâm đầu mối thông tin liên lạc cũng đảm bảo thông tin cho mọi người trong nước và quốc tế, đã xóa đi rào cản về khoảng cách, góp phần thực hiện các mối giao lưu trong nước và quốc tế. Và hiện nay, mối quan hệ giữa thành phố trung tâm với các thành phố nhỏ và trung bình được liên kết với nhau bằng một hệ thống giao thông hoàn thiện.

Thay đổi chất lượng cuộc sống và lối sống của người dân

Quá trình đô thị hoá và hình thành mạng lưới đô thị kéo theo đó là sự thay đổi lối sống thành thị không chỉ thụ động mà còn có vai trò tác động trở lại đối với chính sự phát triển đô thị. Sự biến đổi của lối sống đô thị trước hết phụ thuộc vào chất lượng phát triển đô thị, mà cốt yếu nhất là vào chất lượng của quá trình đô thị hóa.

Đô thị hóa là xu thế diễn ra mạnh mẽ từ nhiều thập niên trên thế giới, nhưng ở nước ta, quá trình này mới chỉ bắt đầu. Đến nay, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có tỉ lệ dân cư đô thị thấp trong khu vực và thế giới. Phần lớn các đô thị ở nước ta thuộc loại vừa và nhỏ, chưa có siêu đô thị. Những giai đoạn trước, dưới tác động của nhiều nhân tố khác nhau, như: Chiến tranh, cơ chế quản lí KT - XH, chủ trương và chính sách phát triển đô thị cùng những hạn chế trong quy hoạch phát triển đô thị.

Thay đổi dân số và sự phân bố dân cư

Trong các xã hội trước đây, hôn nhân chịu sự chi phối rất quan trọng chịu sự ràng buộc của cha mẹ và dòng họ rất nhiều trường hợp trước khi cưới nhau họ không biết mặt nhau. Hôn nhân được mặc định là lẽ tất nhiên và ly hôn cũng ít xảy ra, và đương nhiên tuổi kết hôn thường thấp và mức sinh cao, tỉ lệ người sống độc thân thấp. Trong các gai đoạn của quá trình ĐTH con người sống trong môi trường sống đô thị tham gia nhiều vào đời sống xã hội, trình độ học vấn và văn hóa cao hơn nông thôn. Môi trường đô thị cũng làm thay đổi quan niệm về sinh đẻ, về nhu cầu cá nhân và các của cuộc sống. Nên việc kết hôn dần dần là kết hôn tự nguyện nó trở thành tất yếu, tuổi kết hôn trung bình của cư dân đô thị thường cao hơn so với khu vực nông thôn, số lượng người độc thân ngày càng tăng ở đô thị.

Tỉ suất sinh của dân số đô thị thấp lại chịu ảnh hưởng của gia tăng cơ học nên nhóm dưới tuổi lao động trong dân số ở đô thị thấp hơn khu vực nông thôn, nhưng nhóm trong độ tuổi lao động lại cao hơn. Do tính chọn lọc cao về tuổi, giới tính, trình độ học vấn,… của người di cư vào khu vực đô thị nên cơ cấu dân số đô thị rất khác biệt với nông thôn.

Sự thay đổi phân bố dân cư và cơ cấu dân cư đô thị do quá trình đô thị hóa là tác động KT – XH hàng đầu và sâu sắc nhất, từ đó tác động đến sự phát triển KT – XH của tỉnh, vì cộng đồng dân cư là chủ thể của thành phố.

Sự thay đổi cấu trúc không gian đô thị, phù hợp với quy hoạch không gian đô thị, cũng như sự thay đổi các nhân tố thu hút dân cư.

Các luồng nhập cư vào đô thị và sự phân bố người nhập cư vào các khu vực bên trong đô thị.

Quá trình đô thị hóa không chỉ diễn ra như một sự tăng trưởng dân số đô thị, mở rộng lãnh thổ đô thị và tăng trưởng kinh tế đô thị, mà còn thể hiện cả về chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Thúc đẩy chuyển đổi sinh kế của người dân

Quá trình gia tăng dân số đô thị, mở rộng diện tích và mạng lưới đô thị song hành cùng quá trình phát triển kinh tế đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị thúc đẩy chuyển dịch mục đích sử dụng đất mạnh mẽ ở khu vực đô thị hóa. Người dân trong khu vực đô thị hóa có nguy cơ mất hoặc suy giảm vốn tự nhiên. (Môi trường sản xuất của người nông dân) Đối với người nông dân, đất nông nghiệp bị thu hồi và được đền bù một khoản tiền, bắt buộc họ phải tìm sinh kế khác và ảnh hưởng đến nhiều thế hệ tiếp theo.

Quá trình ĐTH cùng với sự xuất hiện của nhiều hoạt động kinh tế đô thị hấp dẫn. Cơ cấu nghề nghiệp khu vực đô thị hóa trở nên đa dạng hơn. Người dân có xu hướng hòa nhập vào nền kinh tế đô thị nên sinh kế thay đổi.

Một mặt do thu nhập tăng lên so với giai đoạn trước, mặt khác do người dân có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các cơ sở vật chất hiện đại của đô thị dẫn đến có sự thay đổi về nguồn vốn vật chất so với ban đầu.

Có những thay đổi về mục đích sử dụng đất, do mật độ dân số cao hơn nhiều so với trước kia hệ lụy là mất đất sản xuất dẫn đến thay đổi nguồn vốn tự nhiên.

Do môi trường sống thay đổi (nông thôn – thành thị) các mối quan hệ truyền thống bắt đầu phai nhạt không còn thân thiết như ở nông thôn, đồng thời cũng hình thành các quan hệ mới, thay đổi mối quan hệ xã hội vốn có của trước đây.

Khi kinh tế đô thị phát triển mạnh dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo. Mặt khác, các nhóm dân cư khác nhau trong đô thị cũng có thu nhập khác nhau dẫn đến chênh lệch giàu nghèo rất lớn giữa các nhóm dân cư đô thị.

Cách ứng xử của con người trong xã hội đô thị cũng dần thay đổi, do tiếp cận nhiều ngành nghề mới hơn thông qua những kênh thông tin khác nhau dẫn đến sự thay đổi nghề nghiệp của dân cư đô thị so với khu vực nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh sóc trăng (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)