Đưa các quan điểm phát triển đô thị xanh và các tiêu chí đô thị xanh vào các công trình quy hoạch, thiết kế và xây dựng các cơ sở hạ tầng kĩ thuật của đô thị.
Khuyến khích đầu tư phát triển không gian đô thị xanh, trong các dự án phát triển đô thị, khuyến khíc doanh nghiệp, cộng đồng và các hộ gia đình tham gia phát triển đô thị xanh có lối sống văn minh hoà hợp và bảo vệ môi trường.
Cần có các giải pháp hạn chế ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu và nước biển dâng chống ngập đến các đô thị Vĩnh Châu, Ngã Năm và các thị trấn ở vùng ven biển.
Tận dụng lợi thế về vị trí địa lí, nằm trên hướng hành lang kinh tế Bắc – Nam của vùng kinh tế ĐBSCL.
Giải pháp phát triển và phân bố mạng lưới đô thị tỉnh Sóc Trăng cần tập trung vào các nhóm giải pháp tiền đề để hoàn thiện chính sách, cơ sở pháp lí, nhóm giải pháp trọng điểm là hoàn thiện kết cấu hạ tầng, phát triển các ngành lĩnh vực then chốt, đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu lao động, nhóm giải pháp chuyển đổi mục đích sử dụng đất, hoàn thiện nâng cấp mạng lưới đô thị hiện tại và đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cấp hệ thống thị tứ.
Quy hoạch phát triển KT - XH tỉnh Sóc Trăng đến năm 2025 phải phù hợp với Chiến lược phát triển KT - XH của cả nước, quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH vùng đồng bằng sông Cửu Long, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch các ngành, lĩnh vực.
Phát huy nội lực kết hợp với việc tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài để phát triển KT - XH bền vững, cân đối, hài hòa giữa chiều sâu và chiều rộng, tạo sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước, sớm đưa tỉnh Sóc Trăng tiến kịp nhịp độ phát triển chung của cả nước.
Khai thác lợi thế về biển để phát triển mạnh kinh tế ven biển và kinh tế biển làm động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới về chính sách quản lí, cải cách hành chính, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng tạo điều kiện thu hút đầu tư nhất là các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao.
Phát triển kinh tế gắn với phát triển y tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, giảm dần tỉ lệ hộ nghèo, tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.
Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KT - XH với xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Chủ động phòng ngừa những ảnh hưởng, tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Để thực hiện các phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ trên cần có một số giải pháp cụ thể tích cực về quy hoạch phát triển đô thị trong thời gian tới, đó là
Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên: Đất đai, nguồn nước,
năng lượng...
Khuyến khích thay đổi mô hình sản xuất: theo hướng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, an toàn môi trường, tập trung cao cho phát triển công nghiệp sạch, ưu tiên cho sản xuất các hàng hoá có thể tái sử dụng, tái sản xuất và tái sinh.
Tiếp cận và ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kĩ thuật – công nghệ:
Trong phát triển đô thị của thời kì hiện đại, như các công trình xanh, đô thị xanh, khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, khai thác tối đa các nguồn năng lượng gió, năng lượng mặt trời, đổi mới và sử dụng các vật liệu, công nghệ, kĩ thuật trong xây dụng các khu đô thị mới.
Ưu tiên phát triển hạ tầng đô thị xanh: Tiết kiệm năng lượng giảm chất thải.
Khai thác tiềm năng để phát triển nông nghiệp kĩ thuật cao, tăng cường mối liên kết giữa đô thị và nông thôn theo hướng bền vững.
Điều chỉnh và phân bố lại dân cư: Phát triển dân số phù hợp với phát triển KT- XH của tỉnh và bảo vệ môi trường, gìn giữ tài nguyên cho phát triển bền vững. Tạo dựng cách quan, mội trường văn hoá phù hợp với môi trường sinh thái địa phương. Khuyến khích các hộ sống trên các nhà sàn ven sông, kênh rạch di dời vào các các khu tái định cư nhằm xoá bỏ khu định cư trên sông rạch tạo cảnh quan cho môi trường đô thị. Thống kê và quy hoạch duy tu, bảo dưỡng, bảo tồn các khu di tích, cảnh quan đô thị.