Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh sóc trăng (Trang 66 - 73)

Địa chất, địa hình

Vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng được hình thành bởi các loại trầm tích độ sâu gần mặt đất ở phía Bắc đồng bằng cho đến độ sâu khoảng 1.000 m ở gần bờ biển. Với cấu tạo địa chất trẻ hình thành trong quá trình lấn biển của châu thổ sông Cửu Long, tính chất địa hình nơi đây thể hiện rõ nét bằng những giồng cát hình cánh cung đồng phương với bờ biển từ TP. Sóc Trăng đến thị xã Vĩnh Châu. Các dạng trầm tích có thể chia thành những tầng chính sau (Địa chí tỉnh Sóc trăng, 2012)

1. Vùng địa hình thấp, vùng trũng: Tập trung ở huyện Mỹ Tú, Châu Thành, Thạnh Trị, thị xã Ngã Năm và một phần phía Bắc huyện Mỹ Xuyên, thường bị ngập dài vào mùa mưa.

2. Vùng địa hình trung bình: Gồm có TP. Sóc Trăng và huyện Kế Sách.

3. Vùng địa hình cao ven sông Hậu và ven biển, gồm thị xã Vĩnh Châu và các huyện Trần Đề, Long Phú, Cù Lao Dung, cao trình từ 1,2 - 2 m, giồng cát cao đến 2m. Với địa hình thấp, bị phân cắt nhiều bởi hệ thống các sông rạch và kênh mương thủy lợi, lại tiếp giáp với biển cho nên dễ bị nước biển xâm nhập (nhiễm mặn), nhất là vào mùa khô.

Sự phong phú đa dạng của địa hình có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế của tỉnh, vùng địa hình thấp, vùng trũng khó khăn cho việc canh tác nông nghiệp và công nghiệp, dịch nên mức độ đô thị phát triển chậm hơn vùng địa hình trung bình có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế của tỉnh. Ngược lại với khu vực đồng bằng ven biển, có nhiều điều kiện thuận lợi để trồng cây lương thực, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Đồng thời phát triển kinh tế biển và hoạt động du lịch. Từ đó địa hình đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến việc xây dựng mạng lưới đô thị của tỉnh về các mặt: quy mô, chức năng, số lượng các đô thị... và có thấy rõ sự khác biệt giữa các đô thị trong mạng lưới đô thị tỉnh Sóc Trăng.

Khí hậu

Tỉnh Sóc Trăng có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm mang tính chất cận xích đạo chịu ảnh hưởng của biển, phân hai mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng V đến tháng XI, mùa khô kéo dài từ tháng XII đến tháng IV năm sau.

Nhiệt độ trung bình hàng năm 26,5 – 27,2ºC, biên độ nhiệt theo mùa trung bình 5 - 6ºC, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng I) trong năm có thể xuống 23 - 24ºC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (tháng IV) có thể lên đến 31 - 32ºC.

Độ ẩm trung bình cả năm khoảng 83% - 84,4%, cao nhất trên 89% vào mùa mưa và thấp nhất dưới 80% vào mùa khô.

Lượng mưa trung bình hàng năm là 1660 - 2.230 mm/năm. Vào mùa mưa (thường bắt đầu từ tháng V đến tháng X, nhiều nhất vào các tháng IX và X), có tháng lượng mưa trên 550 mm, mùa khô từ tháng XII đến IV lượng mưa rất ít.

Nguồn: (Trạm khí tượng, 2016)

Hình 2.3. Biểu đồ lượng mưa và nhiệt độ trong của tỉnh năm 2016

Tỉnh Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hướng gió chính như sau: Tây, Tây Nam, Đông Bắc, Đông Nam và gió được chia làm hai mùa rõ rệt: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam là chủ yếu, còn mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, Tốc độ gió trung bình là 1,77 m/s (Cục Thống kê tỉnh Sóc Trăng, 2016).

Sóc Trăng ít có nhiều hiện tượng thời tiết bất thường ít gây thiệt hại lớn cho đời sống và sản xuất chỉ có mùa khô kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất của nhiều ngành kinh tế. Có nhiều năm lũ lụt, bão và hạn hán gây ra mất mùa, thiệt hại lớn đến nhiều ngành sản xuất, đặc biệt là nông nghiệp. Khí hậu nhiệt đới cũng gây khó khăn trong việc xây dựng, bảo vệ các công trình đô thị, đặc biệt vào mùa mưa vấn đề thoát nước gặp nhiều khó khăn, đường xá trong các đô thị dễ bị ngập, khó khắn cho giao thông vận tải.

Điều kiện thời tiết không khắc nghiệt, có tính ổn định, giúp cho việc thực hiện các hoạt động khai thác, sản xuất, thương mại, dịch vụ diễn ra thuận lợi, là cơ sở để nâng cao đời sống cho nhân dân, hình thành hệ thống dịch vụ rộng khắp, là điều kiện thuận lợi cho quá trình đô thị hóa của tỉnh.

Nguồn nước

Hệ thống sông, rạch tỉnh Sóc trăng đa phần thuộc vùng ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, cao độ mực nước của hai đỉnh triều và hai chân triều không

0 0.4 0 0 270.4263.3266.4181.8 160.6 306.7 201.3 66.8 27.1 26.8 27.429.5 29.4 28 28 27.7 27.5 27.1 27.126.5 0 5 10 15 20 25 30 35 0 50 100 150 200 250 300 350

I II II IV V VI VII VIII IX X XI XII 0c

mm

Tháng Lượng mưa Nhiệt độ

VIII), chân triều cao nhất là -24 cm (tháng XI), thấp nhất là -103 cm (tháng VI), biên độ triều trung bình từ 194 - 220 cm (UBND tỉnh Sóc Trăng, 2009).

Do ảnh hưởng bởi thủy triều và hải triều nên nước trên sông trong năm có thời gian bị nhiễm mặn vào mùa khô, mùa mưa nước sông được ngọt hóa có thể sử dụng cho tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, vào mùa mưa, 1 phần của 2 huyện Mỹ Tú và Thạnh Trị do nằm ở vùng trũng thường bị ngập úng, mùa khô thì các huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, thị xã Vĩnh Châu, một phần huyện Long Phú, Mỹ Tú, ...bị nhiễm mặn. Riêng vùng sông rạch giáp biển thì bị nhiễm mặn quanh năm, do đó không thể phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, bù lại nguồn nước mặn, lợ ở đây lại tạo thuận lợi cho hoạt động thuỷ sản.

Ven biển tỉnh Sóc Trăng chịu ảnh hưởng của chế độ chảy của sông Mêkông, triều cường của Biển Đông và dòng hải lưu ven biển dọc bờ biển dài chịu ảnh hưởng mạnh bởi gió mùa, tạo ra một quá trình bồi lắng và xói lở liên tục dọc bờ biển. Dòng sông Mêkông mang theo trầm tích đến vùng Châu thổ gây ra hiện tượng bồi lắng tại các vùng ven biển. Diện tích vùng bãi bồi và bãi cát ven biển huyện Cù Lao Dung mở rộng đến 45 m/năm. Biến đổi khí hậu sẽ làm nghiêm trọng hơn quá trình này, đặc biệt đối với hiện tượng xói lở khi tần suất và cường độ các trận bão cũng như mực nước biển tăng lên.

Có thể thấy phân bố cũng như chất lượng của nguồn nước có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của các đô thị. Trước hết, nước dùng cho nhu cầu sinh hoạt, sau đó cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, du lịch dịch vụ. Tuy nhiên tình trạng thừa nước hay thiếu nước ở một số khu vực trong những khoảng thời gian nhất định gây khó khăn cho cuộc sống của người dân. Rõ ràng xét ở nhiều góc độ, việc nghiên cứu khả năng cung cấp nước là nhiệm vụ quan trọng trong việc quy hoạch phát triển dân số và kinh tế đô thị.

Thổ nhưỡng

Bảng 2.2. Các nhóm đất chủ yếu của tỉnh Sóc Trăng 2016

Stt Loại đất Diện tích (ha)

Tỉ lệ

(%) Phân bố

1 Đất cát 8.491 2,65 Dọc ven biển thuộc huyện Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên

2 Đất phù sa 6.372 2,0 Tập trung ở các huyện Kế Sách, Mỹ Tú

3 Đất gley 1.076 0,33 Các xã phía bắc huyện Kế Sách

4 Đất mặn 158.547 49,5

Tập trung với diện tích lớn ở các huyện Vĩnh Châu, Long Phú và Mỹ Xuyên

5 Đất phèn 75.823 23,7

Tập trung với diện tích lớn ở các huyện Mỹ Tú, Ngã Năm, Mỹ Xuyên và một phần ở Thạnh Trị, Vĩnh Châu. 6 Đất tác nhân 46.146 21.82 Tập trung nhiều nhất ở Kế Sách,

Long Phú

Nguồn: (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, 2016)

Hình 2.4. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất tỉnh sóc trăng năm 2016

76% 5% 8% 3%8% Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở Đất chưa sử dụng

Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Sóc Trăng Trong tổng quỹ đất 331.187 ha, đất nông nghiệp chiếm 75,50% diện tích tự nhiên, đất chuyên dùng chiếm 7,39%, đất ở chiếm 3,13%, đất lâm nghiệp 5,20% còn lại 8,09% là đất chưa sử dụng.

Như vậy quỹ đất ở và đất chuyên dùng (bao gồm đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, đất có mục đích công cộng, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp,...) chiếm một diện tích tương đối, đây là cơ sở cho việc phát triển mạng lưới đô thị và mở rộng không gian một số đô thị của tỉnh.

Tài nguyên biển

Tỉnh Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 3 cửa sông lớn là Trần Đề, Định An (sông Hậu) và cửa sông Mỹ Thanh. Tỉnh có nguồn hải sản đáng kể bao gồm cá đáy, cá nổi và tôm, trữ lượng khoảng 1,2 triệu tấn, cho phép khai thác khoảng 630 nghìn tấn/năm. Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế biển tổng hợp: thuỷ hải sản, nông – lâm nghiệp biển, công nghiệp hướng biển, thương cảng, cảng cá, dịch vụ cảng biển, xuất nhập khẩu, du lịch và vận tải biển.

Với chiều dài bờ biển như trên đã tạo cho tỉnh không những có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, mà còn tạo ra một tiềm năng to lớn để phát triển các ngành kinh tế biển với sự đa dạng các loài sinh vật biển.

Nguồn sinh vật biển phong phú của biển rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai tác, chế biến hải sản góp phần thúc đẩy quá trình CNH và ĐTH hình thành mạng lưới đô thị của tỉnh.

Vùng biển và cồn trên song (cù lao) của tỉnh có những bãi tắm đẹp, có thể làm nơi nghỉ dưỡng kết hợp du lịch như: Hồ Bể (thị xã Vĩnh Châu), Mỏ Ó (Trần Đề) cồn Mỹ Phước (Kế Sách), khu vực cửa biển Cù Lao Dung... Đây là địa điểm lí tưởng để phát triển các loại hình sinh thái, tham quan, nghỉ ngơi và nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, Sóc Trăng còn có tiềm năng phát triển du lịch văn hóa đặc trưng của ba dân tộc Kinh – Khmer – Hoa với nhiều công trình chùa chiền nguy nga đồ sộ, mỗi năm diễn ra nhiều lễ hội nổi tiếng, tiêu biểu thu hút nhiều du khách.

Sóc Trăng nổi tiếng với những ngôi chùa đẹp, có lịch sử lâu đời. Ngoài ra, tỉnh còn có các cù lao xanh tốt trên sông Hậu. Ngoài các di tích, thắng cảnh, Sóc Trăng còn có những đặc trưng văn hoá độc đáo của các dân tộc Kinh, Hoa,

Khmer. Tiềm năng du lịch Sóc Trăng rất lớn nhưng những năm qua chưa được khai thác bao nhiêu là các địa điểm tốt để xây dựng điểm, tuyến du lịch, thu hút rất đông du khách về tế lễ kết hợp với tham quan, tắm biển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh sóc trăng (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)