Giải pháp đầu tư trọng điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh sóc trăng (Trang 115 - 121)

Cải cách hành chính, tư pháp: Đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các lĩnh vực thuộc chức năng quản lí nhà nước ở địa phương nhằm tạo môi trường thông thoáng cho đầu tư phát triển và giảm thiểu phiền hà cho nhân dân, thực hiện tốt nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan quản lí nhà nước ở các cấp, các ngành.

Xây dựng mạng lưới dịch vụ pháp lí trên địa bàn tỉnh để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân dễ dàng tiếp cận các dịch vụ pháp lí, triển khai các biện pháp kiểm tra, giám sát việc chấp hành, thi hành pháp luật nhà nước.

Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng công nghiệp

Phát triển công nghiệp theo hướng tạo điều kiện thu hút đầu tư cho các ngành kinh tế có lợi thế phát triển ổn định và bền vững, chú trọng đến việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ đạo như: Công nghiệp chế

biến nông, thủy sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu, công nghiệp cơ khí sản xuất thiết bị, phụ tùng, lắp ráp máy nông nghiệp, máy chế biến nhỏ, sản xuất động cơ phương tiện vận tải thủy, công nghiệp khai thác sản xuất vật liệu xây dựng.

Tập trung phát triển nhanh, hiệu quả các khu, cụm công nghiệp đã được phê duyệt, gắn liền với xây dựng các công trình xử lí chất thải, trồng cây xanh, bảo đảm môi trường xanh, sạch, đẹp, đồng thời phát triển đồng bộ các dịch vụ, đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho người lao động nhất là nhà ở cho công nhân.

Giải pháp huy động vốn đầu tư: Thực hiện tốt cải cách hành chính, có chính sách ưu tiên, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án phát triển đô thị trong thời đại của cuộc cách mạng 4.0 (đô thị xanh, đô thị sinh thái)

Từ bước xã hội hóa các dịch vụ cấp nước, vận chuyển, thu gom, xử lí chất thải rắn, nhằm giảm chi tiêu ngân sách vẫn đảm bảo việc bảo vệ môi trường.

Tranh thủ và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ phát triển như ODA, mở rộng các hình thức đầu tư theo hình thức hợp đồng, các khoản viện trợ của chính phủ đầu tư vào các lĩnh vực văn hoá, xã hội, phúc lợi công cộng, nhất là các công trình bảo vệ và cải thiện môn trường sống, các dự án dân sinh, cộng đồng.

Cải thiện môi trường đầu tư, môi trường sản xuất, kinh doanh, tiếp tục cải cách thủ tục đầu tư theo hướng gọn, minh bạch, công khai, tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng để sẵn sàng tiếp nhận các dự án đầu tư, ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư trên cơ sở lợi thế về địa kinh tế của địa phương và phù hợp với các quy định của pháp luật.

Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư để thu hút đầu tư nhất là trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, phát thanh, truyền hình, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường,… Củng cố hệ thống ngân hàng, quỹ tín dụng nhằm tăng cường năng lực huy động vốn trong và ngoài địa bàn, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển KT - XH của Tỉnh.

Vốn Nhà nước tập trung đầu tư chủ yếu cho công tác lập quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng công cộng, bảo vệ môi trường và các công trình không trực tiếp thu hồi vốn, hoặc không có khả năng thu hồi vốn.

Các công trình đầu tư bằng vốn Nhà nước phải được quản lí chặt chẽ từ khâu quy hoạch, lập xét duyệt dự án đầu tư đến quản lí khai thác và sử dụng công trình.

Giải pháp huy động nguồn nhân lực: Giáo dục đào tạo con người bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục hướng nghiệp. Đào tạo nhân lực bao gồm giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề, tái đào tạo nguồn nhân lực hiện có. Sử dụng con người, và tạo việc làm là bố trí việc làm phù hợp với khả năng nhằm mang lại năng suất lao động, hiệu quả công việc cao nhất.

Khuyến khích phát triển hệ thống giáo dục mầm non theo các hình thức công lập và dân lập, phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi. Đẩy nhanh tiến độ kiên cố hóa phòng học, nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông. Tiếp tục phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú ở các vùng tập trung đồng

bào Khmer, triển khai dạy tiếng dân tộc cho học sinh dân tộc ở các trường vùng đồng bào dân tộc, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Về mặt số lượng lực lượng lao động tăng thêm đủ để cân đối cho nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh theo các mục tiêu quy hoạch. Vấn đề cần quan tâm là chất lượng lao động, chất lượng nguồn nhân lực. Về cơ bản lực lượng lao động tăng thêm của tỉnh có một mặt bằng kiến thức phổ thông cao, chỉ cần đào tạo thêm cho họ về chuyên môn, tay nghề là họ có thể tiếp cận được với công việc.

Đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề theo hướng gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo, chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, củng cố mạng lưới các trường dạy nghề.

Coi nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là khâu đột phá, vấn đề then chốt để phát triển nhanh KT - XH trên địa bàn tĩnh trong giai đoạn tới. Chú trọng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lí trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh tạo mọi điều kiện để thu hút, phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật và phát huy phương tiện cơ sở vật chất hiện có trên địa bàn. Có chính sách đãi ngộ thoả đáng nhằm giữ và thu hút nhân tài nhất là các chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực quản lí nhà nước và kinh doanh.

Mở rộng các hình thức giải quyết việc làm, phân bố lại lao động giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, dạy nghề trên địa bàn, thị xã và các thị trấn huyện lị, phối hợp với các trường, cơ sở dạy nghề trong và ngoài tỉnh để đào tạo nghề cho người lao động của (chú trọng phát triển thương mại - dịch vụ, phát triển ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp).

Đẩy mạnh xã hội hóa, mời gọi các nhà đầu tư xây dựng các trường, cơ sở đào tạo, mở rộng thêm các ngành nghề mới, chú ý đến đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ dạy nghề, nhằm nâng cao chất lượng và số lượng đào tạo đi đôi với việc liên kết, thu hút đội ngũ giảng viên có chuyên môn về giảng dạy.

Có kế hoạch cập nhật kiến thức mới về tiến bộ khoa học công nghệ cho đội ngũ công nhân. Tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích người có khả năng được

học tập, có chính sách khuyến khích tài năng trẻ đi vào nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng những thành quả công nghệ mới.

Thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, kiện toàn, xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục đáp ứng với yêu cầu đổi mới, tiếp tục biên soạn chương trình, giáo trình theo hướng chuẩn hóa theo quy định và tiếp cận dần với trình độ tiên tiến của khu vực, đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, triển khai thực hiện tốt các chính sách của Trung ương, đồng thời, nghiên cứu ban hành và thực hiện kịp thời các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nguồn nhân lực của tỉnh như chính sách đào tạo, bồi dưỡng, chính sách nghỉ hưu, thôi việc trước tuổi,…

Mở rộng quy mô ngành, nghề đào tạo, tăng số lượng và hiệu qua đào tạo theo yêu cầu sử dụng lao động, phát triển các hình thức đào tạo theo đơn đặt hàng, theo mô hình liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, trong đó, tập trung vào các hoạt động như

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức gắn với quy hoạch, bố trí, sử dụng, tuyển chọn cán bộ đưa đi đào tạo đúng đối tượng, đảm bảo tiêu chuẩn.

Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, quản lí, cán bộ khoa học, kĩ thuật, công nghệ có trình độ chuyên môn trên đại học trong nước và ngoài nước để hình thành đội ngũ chuyên gia ở một số ngành, lĩnh vực chủ yếu của tỉnh.

Phát triển liên kết hợp tác với các tỉnh và quốc tế về phát triển nguồn nhân lực trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có các liên kết hợp tác giữa hệ thống các bệnh viện, trường đào tạo, quản lí Nhà nước, công nghệ thông tin, khoa học công nghệ.

Thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Giải pháp phát triển khoa học công nghệ, môi trường: Đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, sáng chế cải tiến kĩ thuật trong sản xuất, kinh doanh, thực hiện đúng quy định quyền sở hữu công nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp dành vốn cho nghiên cứu đổi mới công nghệ, cải tiến kĩ thuật nâng cao năng suất lao động, hợp tác chặt chẽ với các viện nghiên cứu, các trường đại học để thực hiện tốt việc nghiên cứu gắn với ứng dụng vào sản xuất, đời sống.

Ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong các khâu chế biến nông thuỷ sản và các ngành công nghiệp chế tác khác. Có các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư đưa các công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất.

Có các biện pháp quản lí, khuyến khích các doanh nghiệp, làng nghề đầu tư xây dựng các cơ sở xử lí chất thải rắn, lỏng, khí trước khi thải ra môi trường. Không nhập các thiết bị có công nghệ lạc hậu cũng như thiết bị gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Ban hành các quy chế, áp dụng các biện pháp ngăn ngừa xử lí các hành vi huỷ hoại hoặc gây ô nhiễm môi trường, nhất là đối với khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, khu dân cư tập trung, khu vui chơi giải trí, du lịch, bệnh viện, bến xe.

Đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, truyền thông, phổ biến, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân và cộng đồng, đặc biệt là doanh nghiệp. Ban hành quy chế để cộng đồng tham gia giám sát môi trường các dự án đầu tư trên địa bàn các xã, phường trong Tỉnh.

Giải pháp điều hành vĩ mô: Ở các đô thị cần phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp, huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới. Khuyến khích phát triển mô hình chăn nuôi tập trung, trang trại. Xác định lại vùng nuôi tôm theo hướng chuyên canh.

Thúc đẩy, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường lành mạnh: Tập trung thực hiện tốt các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư - thương mại và du lịch, cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Tạo điều

kiện phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, trước hết là cung cấp thông tin và hỗ trợ nâng cao năng lực quản lí cho các doanh nghiệp.

Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, quản lí đầu tư công: Kiểm soát chặt

chẽ và nâng cao hiệu quả đầu tư công. Thực hiện đồng bộ các giải pháp vận động tài trợ và đẩy nhanh giải ngân vốn ODA. Tăng cường quản lí đầu tư, bảo đảm chất lượng và tiến độ công trình. Tập trung chống thất thu ngân sách, thực hiện triệt để tiết kiệm, kiên quyết cắt giảm các khoản chi chưa thật cần thiết.

Nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, thông tin, giáo dục, y tế: Tích cực

thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa. Thực hiện tốt công tác quản lí, bảo vệ, giữ gìn vệ sinh, phát huy giá trị các di tích văn hóa trên địa bàn tỉnh, trước hết là đối với các di tích cấp Quốc gia. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền đúng đường lối, chính sách, tạo sự đồng thuận, phát huy sức mạnh cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển KT - XH. Triển khai thực hiện Nghị quyết của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và giảm quá tải bệnh viện.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách an sinh xã hội: Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Thực hiện đồng bộ các giải pháp giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của người lao động, nhất là lao động ở nông thôn. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và khuyến khích người dân vươn lên thoát nghèo. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công, trợ giúp xã hội, các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, khắc phục triệt để tình trạng cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế.

Tăng cường quản lí nhà nước về khoa học công nghệ và tài nguyên môi trường: Tăng cường ứng dụng và nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến phù hợp với địa phương, trước hết là trong sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, bảo quản và chế biến nông - thủy sản, hỗ trợ phát triển các ngành nghề ở nông thôn.

Tăng cường quản lí quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng đất sau khi Nhà nước giao, cho thuê. Xử lí triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường đi đôi với kiểm tra, xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm.

Thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh, xử lí kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm, nhất là tại các địa bàn trọng điểm, chú trọng bảo đảm an ninh nông thôn. Tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp đồng bộ đã đề ra về an toàn giao thông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh sóc trăng (Trang 115 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)