Mạng lưới đô thị tỉnh Sóc Trăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh sóc trăng (Trang 82 - 86)

Cơ sở để hình thành mạng lưới đô thị

Các nhân tố KT - XH chủ yếu mang tính chất tạo lập đô thị Sóc Trăng bao gồm: Các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, làng nghề và các yếu tố thương mại dịch vụ phục vụ dân sinh và du lịch. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật đầu mối và các cơ sở dịch vụ, quốc phòng, an ninh. Các vùng khai thác đặc biệt về cảnh quan môi trường, tham quan du lịch.

Xây dựng các mô hình phát triển không gian mới đặc sắc cho một loại hình đô thị hóa thích hợp. Các nhân tố về mạng lưới giao thông vận tải các loại ở Sóc Trăng.

Nhân tố về lịch sử hình thành và phát triển mạng lưới đô thị tỉnh, quy hoạch theo hướng chung của vùng ĐBSCL và của cả nước.

Địa hình địa mạo và tình hình sử dụng đất hiện nay ở tỉnh đang có những thuận lợi để phát triển.

Mạng lưới đô thị

Xây dựng mạng lưới đô thị của tỉnh đã thực hiện theo quy hoạch, số lượng đô thị ngày càng tăng, từ 13 đô thị (năm 2005) lên 15 đô thị (năm 2015) và dự kiến năm 2020 là 28 đô thị, những thang bậc đô thị ngày càng được nâng cao. Mật độ đô thị hiện nay

của tỉnh Sóc Trăng đạt 0,57 đô thị/ 100 km2 (có 19 đô thị trên tổng diện tích 3.311,87 km2), cao hơn so với mật độ đô thị của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là 0,24 đô thị/100 km2(99 đô thị trên tổng diện tích 40.000 km2) và mật độ đô thị của cả nước mức trung bình của cả nước là 0,22 đô thị /100 km2 (776 đô thị trên tổng diện tích cả nước 331.212 km2).

Bảng 2.8. Số lượng đô thị và mật độ đô thị tỉnh Sóc Trăng 2005 - 2020

Năm Số đô thị Thành phố Thị xã Thị trấn Mật độ đô thị (đô thị/100km2) 2005 13 - 1 12 0,39 2010 14 1 1 12 0,42 2015 15 1 2 11 0,45 2016 15 1 2 11 0,45 2017 19 1 2 16 0,57 2020 (Dự báo 28 1 5 22 0,85

Nguồn: (Cục Thống kê tỉnh Sóc Trăng, 2016)

Quy mô dân số, tỉ lệ dân thành thị và trình độ đô thị hóa có sự khác biệt lớn giữa các đô thị. TP. Sóc Trăng, thị xã Ngã Năm, thị xã Vĩnh Châu là ba đô thị có quy mô dân số đô thị lớn, tỉ lệ dân thành thị và trình độ đô thị hóa cao. Đây đều là trung tâm kinh tế, xã hội quan trọng của tỉnh.

Phát triển đô thị theo các tiểu vùng nhằm phát huy vai trò hạt nhân thúc đẩy phát triển công nghiệp, dịch vụ của các đô thị, trước mắt, phát triển các đô thị trung tâm các tiểu vùng gồm TP. Sóc Trăng, thị xã Vĩnh Châu, thị xã Ngã Năm. Phấn đấu đến năm 2020, tỉ lệ đô thị hóa đạt trên 30%, toàn tỉnh có 01, 02 thị xã và 19 thị trấn, thị tứ.

Trong những năm gần đây dưới tác động của công cuộc đổi mới, nền kinh tế Sóc Trăng có những bước phát triển khá mạnh mẽ, đã tạo tiền đề cho quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị trên toàn tỉnh. Đến nay ngoài các đô thị hiện có đã được xếp

loại còn có nhiều điểm dân cư đô thị mới được hình thành, nâng dân số đô thị lên đến 401.622 người chiếm tỉ lệ 30,6% dân số toàn tỉnh.

Việc phân bố đô thị cũng không đồng đều trên phạm vi toàn tỉnh. Do đặc điểm địa hình nên các khu đô thị cũng như các cụm dân cư đều tập trung ở vùng đô thị nội địa với mật độ cao còn ở vùng đô thị ven biển dân cư thư thớt.

Quy hoạch không gian đô thị Sóc Trăng hình thành chủ yếu

Theo trục quốc lộ 1A: vùng đô thị nội địa: Bao gồm TP. Sóc Trăng và các thị trấn Kế Sách, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Châu Thành, Thạnh Trị, thị xã Ngã Năm.

Theo đường quốc lộ: Vùng đô thị ven biển nối quốc lộ 1A với quốc lộ Quản lộ Phụng Hiệp và quốc lộ 60, 61, Bao gồm các thị trấn Cù Lao Dung, Long Phú, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu. Quy hoạch phát triển không gian đô thị còn thiếu những điểm nhấn kiến trúc cao tầng, quảng trường, tượng đài, hệ thống cây xanh, công viên mặt nước lớn. Các công trình tạo dấu ấn kiến trúc cảnh quan còn yếu.

Bảng 2.9. Diện tích, dân số, tỉ lệ dân thành thị tỉnh Sóc Trăng năm 2016

Đơn vị hành chính Diện tích (km2)

Dân số (người) Tỉ lệ dân thành thị (%) Tổng số Thành thị Toàn tỉnh 3.311,87 1.312.490 401.622 30,6 TP. Sóc Trăng 76,01 138.087 138.088 100 Thị xã Ngã Năm 242,15 80.885 40.594 50,2 Thị xã Vĩnh Châu 468,71 166.286 73.808 44,4 Huyện Thạnh Trị 387,47 86.864 27.407 31,6 Huyện Trần Đề 377,98 134.409 29.719 22,6 Huyện Long Phú 263,72 113.856 25.402 22,3 Huyện Kế Sách 352,83 160.181 24.443 15,3 Huyện Mỹ Xuyên 373,71 157.772 20.996 13,3 Huyện Châu Thành 236,29 102.288 8.750 8,6 Huyện Mỹ Tú 368,18 107.976 7.151 6,6

Huyện Cù Lao Dung 264,82 130.816 5.264 4,0

Tuy nhiên, việc phân bố quy hoạch mạng lưới đô thị trong tỉnh chưa thật cân đối.

Các đô thị có tiềm lực kinh tế lớn, các đô thị cấp tỉnh, có khả năng tập trung phát triển và nâng cấp thành đô thị cấp cao hơn đều nằm ở vùng đô thị nội địa của tỉnh (TP. Sóc Trăng và các huyện Kế Sách, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Châu Thành, Thạnh Trị, thị xã Ngã Năm.) Trong khi đó, các thị trấn thuộc vùng đô thị ven biển ít được đầu tư phát triển và mở rộng. Sự chênh lệch về trình độ phát triển và lợi thế trong việc thực hiện mối giao lưu kinh tế giữa các tiểu vùng đã tạo nên sự chênh lệch lớn về khả năng phát triển và liên kết, hỗ trợ giữa các đô thị trong các tiểu vùng. Việc mở rộng không gian đô thị và vùng ảnh hưởng cũng như hình thành các đô thị vệ tinh còn hạn chế. Sự phát triển cũng như đóng góp và lan tỏa của các đô thị trung tâm chưa xứng tầm với kỳ vọng đầu tư và thế mạnh của lãnh thổ. Những hạn chế này đòi hỏi việc quy hoạch mạng lưới đô thị của tỉnh trong tương lai phải quan tâm khắc phục..4. Một số đô thị chính của tỉnh

Phân loại đô thị của tỉnh: Theo tiêu chuẩn phân loại đô thị của Việt Nam, năm 2017 tỉnh Sóc Trăng có 19 đô thị các loại bao gồm: Một đô thị loại III là TP. Sóc Trăng, hai đô thị loại IV là thị xã Ngã Năm, thị xã Vĩnh Châu, còn lại có 16 đô thị loại V là thị trấn của các huyện. Sự phát triển của hệ thống đô thị tỉnh Sóc Trăng gắn liền với sự phát triển của kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh, là nơi đáp ứng các nhu cầu giao lưu hàng hoá, giao lưu văn hoá, là nơi đặt bộ máy quản lí hành chính của chính quyền các cấp.

Khai thác điều kiện thuận lợi về giao lưu kinh tế, thương mại, khoa học - công nghệ, đào tạo với TP. Cần Thơ và các tỉnh, trong vùng ĐBSCL, thu hút đầu tư phát triển các ngành dịch vụ quan trọng như vận chuyển đường bộ, viễn thông, tài chính - ngân hàng, thương mại, các dịch vụ đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế với trung tâm đầu mối là TP. Sóc Trăng. Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hình thành các hành lang kinh tế theo các trục lộ đồng thời tiếp tục phát huy vai trò là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp nông thủy sản cho chế biến, xuất khẩu của Tỉnh.

Đối với các thị trấn: Huyện lị hoặc trung tâm các tiểu khu kinh tế của huyện, phải căn cứ vào quy hoạch phát triển KT - XH trên địa bàn lãnh thổ, để xác định hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư trên cơ sở khai thác triệt để các thế mạnh ở địa phương, liên kết với các nơi khác, làm cơ sở thu hút các nguồn đầu tư phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ và du lịch, sớm tạo ra động lực phát triển để các thị trấn, thị tứ có thể đảm nhiệm được chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ của khu vực.

Chức năng các đô thị tỉnh: Quá trình đô thị hoá và phân bố mạng lưới đô thị ở tỉnh Sóc Trăng giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa của tỉnh và là các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch và đầu mối giao thông.

Các đô thị là thị xã: Ngã Năm, Vĩnh Châu là các trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, du lịch, dịch vụ của khu vực.

Các đô thị khác (Kế Sách, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Châu Thành, Thạnh Trị, Cù Lao Dung, Long Phú, Trần Đề) là thị trấn huyện lị giữ vai trò là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, của huyện. Ngoài ra các đô thị mới (tương đương đô thị loại V) giữ vai trò theo từng chức năng cụ thể của từng vùng.

Các thị tứ là trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ cho xã hoặc cụm xã đóng vai trò đẩy mạnh quá trình đô thị hóa của tỉnh và xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh sóc trăng (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)