Định hướng phát triển đô thị ở tỉnh Sóc Trăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh sóc trăng (Trang 100 - 103)

Dự báo phân bố đô thị (Xem phụ lục 3)

Tỉnh Sóc Trăng là tỉnh không lớn về diện tích, tuy nhiên xét về các điều kiện tự nhiên, hiện trạng phát triển có thể chia tỉnh thành 2 vùng đô thị khác nhau, đó là:

Vùng đô thị ven biển: Bao gồm các thị trấn Cù Lao Dung, Long Phú, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu.

Khai thác lợi thế về biển, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - kĩ thuật ven biển, tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển các ngành kinh tế gắn với biển như hàng hải, thương mại đường biển, các ngành công nghiệp, dịch vụ gắn với biển, du lịch biển, kinh tế thủy sản.

Tập trung đầu tư xây dựng cảng Trần Đề cửa sông Hậu, cảng Đại Ngãi và cảng cửa sông Mỹ Thanh để hình thành các khu công nghiệp, cụm kinh tế biển tổng hợp tạo đột phá phát triển kinh tế biển. Ưu tiên phát triển thương mại đường biển, xuất nhập khẩu hàng hóa đường biển, dịch vụ hậu cần, thông tin hàng hải, dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển ở khu vực ven biển vùng ĐBSCL.

Vùng đô thị nội địa: Bao gồm TP. Sóc Trăng và các thị trấn Kế Sách, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Châu Thành, Thạnh Trị, Ngã Năm.

Khai thác điều kiện thuận lợi về giao lưu kinh tế, thương mại, khoa học - công nghệ, đào tạo với TP. Cần Thơ và các tỉnh, trong nội ĐBSCL, thu hút đầu tư phát triển các ngành dịch vụ quan trọng như vận chuyển đường bộ, viễn thông, tài chính -

ngân hàng, thương mại, các dịch vụ đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế với trung tâm đầu mối là TP. Sóc Trăng. Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hình thành các hành lang kinh tế theo các trục lộ đồng thời tiếp tục phát huy vai trò là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp nông thủy sản cho chế biến, xuất khẩu của Tỉnh.

Bên cạnh những đô thị đang ngày càng phát triển và hoàn thiện, trong tương lai dự kiến TP. Sóc Trăng sẽ mở rộng ra các vung lận cận vời diện tích tự nhiên là 7.616,21 ha và khu vực mở rộng có diện tích tự nhiên là 10.823,8 ha, liên quan đến 13 xã 35.000 người, định hướng đến năm 2025 TP. Sóc Trăng sẽ trở thành vùng kinh tế động lực chủ đạo, đô thị trọng điểm mang tính đầu tàu của hệ thống đô thị trong Tỉnh và là trung tâm phát triển kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của tỉnh Sóc Trăng và ĐBSCL.

Định hướng phát triển không gian đô thị: Hệ thống đô thị theo dạng chùm đô thị, phân bố đều trên địa bàn, trong đó các vùng động lực là các trung tâm đô thị: TP. Sóc Trăng và các trung tâm thị trấn, đặc biệt là cảng cá Trần Đề.

Các điểm dân cư nông thôn phân tán theo các tuyến lộ, tuyến kinh và các giồng đất cao, bao gồm vùng ngoại thành TP. Sóc Trăng, các cụm, tuyến dân cư miệt vườn, đất giồng, rẫy ruộng, dọc sông, kênh, rạch, đường bộ và ven 32 tuyến tỉnh lộ, huyện lộ.

Riêng đối với bờ sông Hậu (cửa Trần Đề) từ thị trấn Đại Ngãi đến xã Mỏ Ó và dọc tuyến đê biển Vĩnh Châu, bố trí các cụm tuyến dân cư nông thôn gắn với việc dành đất xây dựng các cụm công nghiệp dịch vụ - chế biến nông sản - thủy hải sản vùng nuôi tôm, rừng phòng hộ.

Hình thành hệ thống các đô thị vệ tinh phát triển trong vùng đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh có quy mô dân số 14 ngàn đến 16 ngàn dân. Phát triển vùng duyên hải theo hình thái đô thị du lịch sinh thái xen kẽ điểm đô thị du lịch. Phát triển các thị trấn, thị tứ dịch vụ hành chính và sản xuất nông lâm nghiệp theo hình thái đô thị điểm.

Phát triển hệ thống hạ tầng kĩ thuật liên vùng phục vụ phát triển công nghiệp tập trung và đô thị lớn trung tâm. Bảo vệ các vùng sinh thái trọng yếu là sinh thái duyên hải, sinh thái rừng quốc gia, sinh thái biển - đảo và sinh thái nông nghiệp.

Xây dựng cụm, tuyến, ấp, dân cư, trong đó có ấp người Khmer gắn với di sản văn hóa kết hợp hạ tầng kinh tế - xã hội, đường, trường, trạm, trại gắn với các đô thị, các thị tứ, các cụm kinh tế kĩ thuật, chợ nông sản, thương mại dịch vụ.

Khu vực đô thị của tỉnh: Quy mô dân số: 36.020 người năm 2005, 530.010 người năm 2025. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,5% năm 2000 và 1,45% năm 2025. Tỉ lệ tăng dân số cơ học: 0,20% năm 2005 và 0,20% năm 2005. Chỉ tiêu đất xây dựng đô thị (nội thị): 100 - 110 m2/người. Chỉ tiêu đất dân dụng: 65 - 75 m2/người. Đất xây dựng công nghiệp, kho tàng: Đảm bảo cụm công nghiệp có quy mô 10 - 15ha/cụm, khu công nghiệp có quy mô 51-150ha/khu công trình hạ tầng: theo phân loại đô thị.

Khu vực nông thôn của tỉnh: Quy mô dân số: 938.330 người năm 2005 và 935.063 người năm 2025. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,50% năm 2005 và 1,45% năm 2025. Tỉ lệ giảm dân số cơ học: - 0,20% năm 2005 và - 0,20% năm 2025.

Công trình hạ tầng: đảm bảo 100% hộ sử dụng nước sạch và có điện lưới, hố vệ sinh tự hoại. Nhu cầu sử dụng đất đô thị và khu công nghiệp (kể cả đất đã có)

Đất ở/đất đô thị: Năm 2005 là 3.600ha/ tăng lên 5.300ha năm 2025. Đất xây dựng công nghiệp và kho tàng: 500ha năm 2005, 1.000 ha năm 2025. Đất giao thông đối ngoại và hành lang bảo vệ đô thị: 500ha năm 2005, 800 ha năm 2025. Nhu cầu xây dựng cụm tuyến dân cư nông thôn (đã có và phát triển). Đất ở và đất cây xanh môi trường: 6.500ha/10.000ha năm 2005 và 6.800ha/11.000ha năm 2025.

Năm 2005 đô thị Sóc Trăng đạt chuẩn đô thị loại III. Năm 2015 đô thị Sóc Trăng đạt chuẩn loại II, là thành phố thuộc tỉnh, trung tâm vùng duyên hải phía Đông bán đảo Cà Mau. Đến 2025 dân cư đô thị khoảng 530.010 người (chiếm tỉ lệ 36,18% dân số toàn tỉnh), nếu kể cả các thị tứ, cụm dân cư công nghiệp dân số có thể đạt đến 610.000 người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh sóc trăng (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)