Các khu vực công nghiệp
Đây là những khu vực sản xuất chính của đô thị được tổ chức ở ngoài khu dân dụng thành phố. Những khu đất công nghiệp, thủ công nghiệp xây dựng xen kẽ trong khu dân dụng do hiện trạng hoặc do yêu cầu đặc biệt về đầu tư xây dựng cũng tính vào đất sản xuất công nghiệp. Các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, các khu công nghiệp kĩ thuật cao là những hình thức tổ chức sản xuất mới có quy mô lớn và đồng bộ, là động lực chính của sự phát triển đô thị. Quy mô khu đất công nghiệp tuỳ theo vị trí và khả năng có thể phát triển ở đô thị đó.
Theo đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh Sóc Trăng có 6 khu công nghiệp gồm: Khu công nghiệp An Nghiệp đang hoạt động và các khu công nghiệp Sông Hậu, Trần Đề, Đại Ngãi, Mỹ Thanh, Ngã Năm đã giải phóng một phần diện tích đang xúc tiến kêu gọi đầu tư kết cấu hạ tầng. Đối với các khu công nghiệp này được quy hoạch ở vị trí rất thuận lợi về giao thông, liên kết vùng, lực lượng lao động cùng với chính sách ưu đãi theo quy định sẽ là điều kiện tốt cho các nhà đầu tư đến Sóc Trăng.
Đối với khu công nghiệp hiện có (Khu công nghiệp An Nghiệp), cần bố trí sắp xếp lại cho phù hợp với cơ cấu quy hoạch đô thị, đưa xí nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi khu vực nội thành, quy hoạch sử dụng đất hợp lí, di chuyển dân cư còn ở xen kẽ với công nghiệp, đầu tư chiều sâu phát triển cơ sở hạ tầng và tập trung sự quản lí Nhà nước.
Tại các đô thị nhỏ có thể bố trí một số nhà công nghiệp nhiều tầng hoặc các nhóm xí nghiệp công nghiệp nhỏ không độc hại dưới 5ha. Tại các khu ở hoặc đô thị nhỏ có thể bố trí các xí nghiệp công nghiệp sạch 10-20 ha để thu hút lao động tại chỗ, giảm lưu lượng giao thông.
Đối với các khu công nghiệp trung bình từ 50 -100 ha, lớn từ 100 - 500ha tùy theo mức độ độc hại và khả năng thu hút lao động của từng đô thị mà bố trí ở địa điểm phù hợp với điều kiện tự nhiên và quy hoạch xây dựng đô thị, đảm bảo tốt điều kiện giao thông và khoảng cách ly vệ sinh theo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường của Nhà nước.
Các cơ sở sản xuất có thể tập trung ở một khu vực, nhưng cũng có thể phân tán ở nhiều nơi xen khe với khu ở hay các khu công nghiệp khác với điều kiện không làm ảnh hưởng đến môi trường sống và phát triển của đô thị.
Phát triển các khu công nghiệp thu hút đầu tư, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỉnh Sóc Trăng đã quy hoạch các khu công nghiệp ở các vị trí thuận lợi, theo lộ trình, danh mục đầu tư, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư và đem đến cơ hội phát triển KT – XH thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển đô thị của tỉnh.
Các khu nhà ở và trung tâm phục vụ công cộng trong đô thị
Trong các nhóm nhà ở phải bố trí vườn hoa, sân chơi với bán kính phục vụ, không lớn hơn 300m và đất trồng cây xanh ở đơn vị ở tối thiểu phải đạt 2m2/người trong đó đất cây xanh nhóm nhà phải đạt tối thiểu 1m2/người.
Tại các đô thị nhỏ, khu ở được tổ chức thành các khu chức năng thống nhất, có quan hệ chặt chẽ với các khu chức năng khác, nhằm phục vụ thuận tiện cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của nhân dân.
Mạng lưới các công trình phục vụ công cộng đô thị gồm: Y tế, giáo dục, thể
phân bố và tổ chức gắn liền với mạng lưới đô thị - trung tâm các cấp và việc tổ chức các khu ở trong đô thị theo nguyên tắc.
Các công trình phục vụ hàng ngày: Được bố trí gắn liền với các đơn vị ở hoặc các thị trấn, thị tứ nhằm phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của dân cư.
Các trung tâm chuyên ngành: được bố trí ở địa điểm thuận lợi về mặt đất đai, điều kiện tự nhiên và kết cấu hạ tầng, phục vụ tốt nhất cho nhu cầu sử dụng của người dân đô thị và vùng lân cận.
Các khu ở thuộc các khu phố cũ: Do được hình thành qua nhiều giai đoạn lịch sử, nên phải được nghiên cứu quy hoạch để sắp xếp lại cho phù hợp với cơ cấu quy hoạch chung toàn đô thị, sắp xếp lại các đơn vị ở, khu ở, nâng cấp cơ sở hạ tầng đặc biệt là giao thông, tăng diện tích cây xanh đáp ứng yêu cầu sinh hoạt dân cư.
Các công trình phục vụ không thường xuyên: Cho dân cư đô thịvà các điểm dân cư trong vùng ảnh hưởng, được bố trí tại TP. Sóc Trăng trung tâm cấp tỉnh.
Các công trình phục vụ định kỳ: Được bố trí tại các trung tâm ở đô thị lớn hoặc các đô thị trung bình nhằm phục vụ cho dân cư trong các khu ở đô thị. Đó là mối liên hệ trực tiếp với các khu ở của dân cư nhằm bảo đảm sự hoạt động bình thường và nhu cầu phát triển không ngừng của các cơ sở sản xuất với việc làm của người dân đô thị.
Các khu vực có chức năng chuyên ngành: Mạng lưới du lịch, nghỉ mát được tổ chức gắn với sự hình thành và phát triển hệ thống đô thị của tỉnh Sóc Trăng, nhằm đáp ứng nhu cầu về du lịch của khách trong nước và quốc tế, gồm các vùng nghỉ mát, tâm linh, du lịch phục vụ cho nhu cầu nghỉ hàng ngày.
Các khu vực nghỉ mát, vui chơi, nghỉ dưỡng, sinh thái: Trung tâm Văn hoá Triển lãm Hồ Nước Ngọt, Vườn cò Tân Long, Khu Du lịch Cồn Mỹ Phước, Chợ nổi Ngã Năm, Khu Du lịch Song Phụng, Khu Du lịch Hồ Bể, Bãi biển Mỏ Ó, Rừng Bần An Thạnh. Làng nghề đan đát Phú Tân.
Các khu du lịch, nghỉ mát trong đô thị: Cần được bố trí gắn liền các khu vực có di tích, cảnh quan thiên nhiên đẹp, có khi hậu tốt, có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời, đảm bảo mối quan hệ hữu cơ với các khu ở, khu sản xuất, cơ sở hạ tầng và các khu đô thị khác trong vùng.
Các khu đào tạo: Bố trí các trường trung tâm đào tạo các hệ dạy nghề như: Cao đẳng cộng đồng, Cao đẳng dạy nghề, Cao đẳng Sư phạm, Trung cấp Văn hóa nghệ thuật, Trung cấp Y Dược, trường dạy nghề… được bố trí gần khu vực trung tâm của TP. Sóc Trăng.
Định hướng kiến trúc đô thị: Thiết kế đô thị là một lĩnh vực động và linh hoạt, nó không giống như thiết kế cơ khí hay những hạng mục công trình xây dựng để có thể dễ dàng chuẩn hóa. Nó rất đa dạng và khác nhau, tùy thuộc vào từng nơi chốn với những không gian cụ thể và tại các vùng miền khác nhau.
Cần xác định được hướng bố cục không gian kiến trúc, xác định vị trí và hình khối kiến trúc các công trình chủ đạo, xác định tầng cao, màu sắc và một số chỉ tiêu cơ bản trong quy hoạch, nhằm cân đối việc sử dụng đất đai phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện địa phương, phong tục tập quán và truyền thống dân tộc của đô thị. Tính bền vững của đô thị phải luôn được chú ý trong việc tổ chức không gian kiến trúc quy hoạch đô thị. Việc bảo đảm đô thị phát triển lâu dài, không vi phạm đến môi trường cảnh quan, tạo điều kiện cho mối liên hệ giữa con người và thiên nhiên phải được duy trì và phát triển.
Tổ chức quy hoạch xây dựng: Tổng thể kiến trúc của mỗi vùng và đô thị phải có bản sắc riêng, phù hợp với điều kiện kinh tế, tự nhiên, dân số - xã hội, trình độ khoa học, kĩ thuật, truyền thống văn hóa lịch sử của địa phương.
Hệ thống đô thị được hình thành trên cơ sở các đô thị trung tâm như: TP. Sóc Trăng, thị xã Ngã Năm, thị xã Vĩnh Châu, các đô thị trung tâm là huyện lị trực thuộc. Các đô thị trung tâm hành chính kinh tế của các huyện đóng vai trò là trung tâm huyện lị phải mở rộng, phát triển trên cơ sở chức năng phù hợp phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Các thị tứ được hình thành, phát triển trên cơ sở là đầu mối giao thông, trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ, du lịch của xã, trung tâm cụm xã.
Quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch xây dựng hệ thống đô thị phải đảm bảo diện tích đất xây dựng các khu chức năng, các cơ sở hạ tầng có mối quan hệ chặt chẽ, đảm bảo các nhu cầu về sinh hoạt, khu vui chơi giải trí, văn hóa, thể thao ngày càng cao.
Dự kiến trong giai đoạn tới, đất nông nghiệp ở các độ thị của tỉnh sẽ giảm mạnh và được chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp (đất ở, đất chuyên dùng, đất công cộng). Tại khu đô thị phía Nam nhằm thu hút các nhà đầu tư trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, đào tạo, viễn thông. Quy hoạch, bố trí quỹ đất để thu hút đầu tư, đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực y tế, giáo dục – đào tạo, văn hóa – thể thao.
Định hướng phát triển kinh tế hạ tầng xã hội
Giáo dục – đào tạo: Hiện nay toàn tỉnh có 223/556 trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt tỉ lệ 40,1%. Trong đó, Mầm non có 44 trường, Tiểu học có 111 trường, THCS có 63 trường, THPT có 05 trường. Để đạt được chỉ tiêu của tỉnh giao năm 2017 là 43% đến cuối năm, ngành giáo dục phải phấn đấu công nhận thêm 16 trường. (Báo cáo của Sở GD-ĐT Sóc Trăng, 2016 - 2017)
Quy mô các cấp học, ngành học phát triển ở tất cả các vùng. Các trường tiểu học được đưa về tận bản vùng cao. Các trường THCS được đưa về các phường, xã. Các trường THPT được bố trí đều khắp trên địa bàn các huyện, thành, thị với số lượng và quy mô trường lớp phù hợp, đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh.
Các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các trung tâm học tập cộng đồng xây dựng đáp ứng nhu cầu học tập.
Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Ngành y tế nâng cấp cơ sở vật chất cho các đơn vị khám chữa bệnh theo hướng hiện đại, tạo thuận lợi cho người bệnh đến khám, chữa bệnh. Công trình Bệnh viện Đa khoa tỉnh được đầu tư nâng cấp, sửa chữa Bệnh viện chuyên khoa Sản - Nhi nâng cấp, xây mới các bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế cấp huyện, thị xã, như: Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Kế Sách, Thạnh Trị, thị xã Ngã Năm, thị xã Vĩnh Châu.
Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân ngày càng tốt hơn, chất lượng khám và điều trị bệnh từng bước được nâng lên. Công tác phòng, chống dịch bệnh được thực hiện tốt, việc chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng chính sách, người nghèo được quan tâm thực hiện mạng lưới y tế cơ sở được tập trung đầu tư phát triển nhằm nâng cao thể lực cho người dân.
Văn hóa, thể thao, thông tin, phát thanh truyền hình: Trong các lĩnh vực báo chí, xuất bản, phát thanh, truyển hình, thông tin điện tử, thông tin đối ngoại, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin,… Xây dựng hệ thống hạ tầng thông tin đồng bộ, hiện đại.
Chỉnh trang đô thị và xây dựng các công trình văn hóa, xây dựng hệ thống sân vận động, công viên vui chơi cho thanh thiếu niên.
Xây dựng hệ thống thông tin, báo chí, xuất bản, đài phát thanh truyền hình phục vụ kịp thời nhu cầu của các tầng lớp nhân dân nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân, định hướng tư tưởng cho người dân.
Định hướng phát triển hạ tầng kĩ thuật phát triển đô thị
Hệ thống giao thông đường bộ (quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và hương lộ) có tổng chiều dài 2.837km, dạng hình quạt, trung tâm là TP. Sóc Trăng có Quốc lộ 1A và Quốc lộ 60 đi qua, do đó liên hệ giữa các trung tâm huyện lị phần lớn phải đi qua.
Đường thủy là lợi thế về vận tải hàng hóa của tỉnh, bao gồm tuyến cấp 1 với 157km, tuyến cấp 2 với 61,5km, tuyến cấp 3 với 119,5km, tuyến cấp 4 với 109,5km, tuyến cấp 5 với 78,5km. Hiện nay đã lập quy hoạch quản lí, nâng cấp, kè bờ, xây cảng, thả phao tại các đoạn xung yếu, quan trọng. Ngoài chức năng vận tải, hệ thống sông - kênh - rạch của tỉnh còn có chức năng thủy lợi, cải tạo đất, cải thiện cảnh quan, môi trường cho đô thị và các cụm tuyến dân cư.
Tập trung ưu tiên xây dựng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của cả tỉnh và các vùng trọng điểm, bao gồm những công trình có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển các đô thị, làm cầu nối liên hệ giữa đô thị với các tỉnh trong khu vực như bến cảng, đường bộ, đường sông và các bến xe liên tỉnh. Nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tại các đô thị, các vùng và địa phương, tạo điều kiện đô thị hóa các vùng nông thôn và điều hòa quá trình tăng trưởng các đô thị lớn.
Các công trình cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đi qua các đô thị phải được bố trí quy hoạch hợp lí, qua các đô thị lớn không được giao cắt đồng mức, đồng thời phải đảm bảo lộ giới hành lang an toàn giao thông theo quy định, từng bước sắp xếp
lại các khu dân cư phát triển tự phát triển phát dọc các đường giao thông ngoài đô thị.
Giao thông đô thị: Đối nội là giao thông trong ranh giới đô thị, đối ngoại là giao thông tới các nơi khác. Một đô thị lớn thường có đầy đủ các chủng loại giao thông, cấu trúc hệ thống giao thông gắn với cấu trúc đô thị. Không thể có đô thị đa trung tâm khi không có đường giao thông thuận lợi đến các trung tâm đó.
Đầu tư xây dựng giao thông và khai thác đất, điều kiện thuận lợi để giao thông làm tăng giá trị đất trong vùng ảnh hưởng của các tuyến đường, xây dựng hệ thống giao thông vận tải góp phần mở rộng không gian đô thị tỉnh Sóc Trăng.
Công trình giao thông và kiến trúc đô thị, các công trình giao thông có thể làm đẹp hoặc phá vỡ mỹ quan đô thị. Nếu bố cục không gian hợp lí giữa công trình giao thông với các công trình dân dụng khác thì sẽ tạo được cảnh quan cho đô thị.
Hoàn chỉnh mạng lưới đường đô thị: Tại các khu đô thị hiện có cần tiến hành phân loại mạng lưới đường, tổ chức lại giao thông hợp lí, tại các khu đô thị mới phát triển, phải đảm bảo mật độ lưới đường và xây dựng đồng bộ với mạng lưới các công trình cơ sở hạ tầng kĩ thuật khác.
Có biện pháp chống ách tắc giao thông như: Giải phóng long đường, vỉa hè, hạn chế xây dựng chất thải tại các khu vực trung tâm, mở các nút giao thông hay gây tai nạn, chuyển dịch cơ cấu phương tiện vận tải, lắp đặt các hệ thống tín hiệu đèn, biển báo, uyên truyền phổ cập kiến thức và luật lệ về giao thông…
Tăng cường đầu tư phát triển phát triển giao thông công cộng: Đối với TP. Sóc Trăng, thị xã Ngã Năm, thị xã Vĩnh Châu, tỉ lệ giao thông công cộng phải đạt 20- 30% vào năm 2025.
Xây dựng và sửa chữa công trình trong đô thị phải thực hiện nguyên tắc chung là càng hạn chế, càng thu nhỏ trạng thái công trường càng tốt.
Phát triển giao thông công cộng, hạn chế sự phát triển giao thông cá nhân, khắc phục được tình trạng tắc nghẽn, lãng phí nguyên liệu và nhiên liệu, ô nhiễm môi trường và đảm bảo an toàn cho nhân dân. Chống ách tắc giao thông.