Thời sơ khai của vùng ĐBSCL: ĐBSCL là vùng đất mới được khai phá. Nhà Nguyễn tiến hành xây dựng bộ máy quản lí hành chính kinh tế xã hội trên toàn bộ Vùng ĐBSCL, đã tạo điều kiện thuận lợi phát triển nhanh ngành nông nghiệp, thương mại dịch vụ, và từ đó các đô thị bắt đầu hình thành.
Nhưng những kế hoạch đào kênh mở rộng giao thông, nối liên thông các dòng sông với nhau, và đào kênh dẫn thủy nhập điền phục vụ cho khai hoang lập ấp, từ đó kinh tế phát triển nhanh, và đô thị bắt đầu hình thành. Sự xuất hiện của đô thị và hệ thông giao đường thủy thuận lợi đã gắn kết sức mạnh các vùng rời rạc vào, đã nhanh chóng hình thành một Nam Kỳ Lục Tỉnh trù phú của Miền nam Việt Nam.
Thời kỳ Pháp thuộc và chiến tranh chống Mỹ: Là sự xuất hiện của các thị trấn cận đại ở ĐBSCL lại gắn mật thiết với việc phát triển nhảy vọt của sản xuất lúa gạo theo hướng xuất khẩu, vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Ngay sau khi đánh chiếm Nam Bộ và thiết lập chế độ thuộc địa, người Pháp đã lập tức hướng sự quan tâm của họ tới việc thúc đẩy vượt bậc sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL nhằm mục tiêu xuất khẩu. Trong mấy thập niên cuối thế kỉ trước cho đến nên 1939, người Pháp đã xuất khẩu qua cảng Sài Gòn hàng năm ngót một triệu tấn gạo của toàn Đông Dương, trong đó phần đóng góp của vựa lúa ĐBSCL là rất to lớn.
Thời kỳ thống nhất đất nước đến nay: Sau ngày đất nước thống nhất, so với cả nước thì cơ sở hạ tầng của vùng ĐBSCL tương đối tốt. Do đó nhà nước với chính sách ưu tiên cho những vùng có kinh tế kém phát triển. Vùng ĐBSCL trong một thời gian dài không được đầu tư thêm. Từ đó hạ tầng cơ sở kinh tế kĩ thuật của ĐBSCL trở thành lạc hậu so với yêu cầu phát triển. Gần đây với những chính sách từ TW đã có sự tập trung đầu tư thêm cầu đường, nhưng đã chậm mất cơ hội thu hút đầu tư ngay thời kì nước ta vừa mở cửa.
Trong vòng hai thập kỉ trở lại đây, từ khi đất nước thống nhất, các đô thị ĐBSCL thành phố phát triển tương đối nhanh, Hệ thống đô thị phân bố theo các hành lang dọc thệ thống sông chính và các trục giao thông quan trọng của vùng.
Các đô thị trung tâm (đô thị hạt nhân là TP. Cần Thơ với các đô thị vệ tinh độc lập là TP. Long Xuyên, Cao Lãnh và Vĩnh Long), đô thị lân cận (bao gồm các đô thị Ô Môn, Cái Răng) An Châu, Phú Hội thuộc TP. Long Xuyên, An Hữu, Cái Tàu Hạ thuộc tỉnh Vĩnh Long, Mỹ Tho và Thanh Bình thuộc tỉnh Đồng Tháp), các đô thị còn lại (các đô thị tỉnh lị Rạch Giá, Cà Mau, Bạc Liêu, Vị Thanh, Mỹ Tho, Tân An, Gò Công, Bến Tre và đô thị Tân Thạnh) đã hình thành.
Các đô thị vùng ĐBSCL đã có nhiều thay đổi, diện mạo, kiến trúc cảnh quan đã và đang không ngừng thay đổi theo hướng hiện đại, có bản sắc. Một số di sản văn hóa, các lễ hội văn hóa đặc trưng và các công trình kiến trúc có giá trị tiêu biểu đã được đầu tư, khai thác và bảo tồn làm tăng thêm giá trị và sự hấp dẫn của các đô thị. Đồng thời, các hành lang phát triển không gian đô thị đã được xác lập như hành lang Tây sông Hậu, hành lang Tây sông Tiền và sông Cổ Chiên, hành lang Đông sông Tiền, hành lang đô thị ven biển Đông, hành lang ven biển Tây, hành lang Quốc lộ 1 từ . Hồ Chí Minh tới Cà Mau.