Vùng đô thị nội địa: Bao gồm Sóc Trăng và các thị trấn Kế Sách, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Châu Thành, Thạnh Trị, thị xã Ngã Năm, Diện tích tự nhiên 1.936,64 km2 và 834.053 nghìn người (chiếm 58,48% về diện tích và 62,95% về dân số toàn tỉnh)
TP. Sóc Trăng - đô thị loại III: Sóc Trăng là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Sóc Trăng, đã được Chính phủ quy hoạch để trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa của tỉnh.TP. Sóc Trăng được công nhận là đô thị loại III năm 2005 có diện tích tự nhiên là 7.615,22 ha, với 173.922 nhân khẩu, phía đông giáp huyện Long Phú, phía tây giáp huyện Mỹ Tú và huyện Châu Thành, phía nam giáp huyện Mỹ Xuyên và Trần Đề.
Ngày 8 tháng 2 năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 22/2007/NĐ-CP, về việc thành lập TP. Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của TP. Sóc Trăng.
Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
TP. Sóc Trăng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội và là đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng của tỉnh Sóc Trăng.
TP. Sóc Trăng bao gồm 10 phường với 60 khóm, tổng diện tích tự nhiên là 7.616,21ha, dân số 136.348 người, bao gồm 03 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer cùng sinh sống, mật độ dân số 1.790 người/km2, về cơ cấu lao động: lao động nông nghiệp chiếm 11,73%, phi nông nghiệp chiếm 88,27%.
Giai đoạn 2005 – 2015, TP. Sóc Trăng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Cơ sở hạ tầng được xây dựng vững chắc, hệ thống giao thông phát triển. Nhiều công trình kinh tế, kĩ thuật, văn hoá lớn được xây dựng, nhiều khu đô thị mới đã mọc lên. Kinh tế phát triển ổn định, thường xuyên giữ mức tăng trưởng cao. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao.
Năm 2015, đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp, chính quyền và nhân dân. TP. Sóc Trăng đã nhận thức rõ hơn những thách thức cũng như những điểm khiếm khuyết trong từng ngành, từng lĩnh vực để nỗ lực tiết giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành và nâng chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu hội nhập và cạnh tranh sâu rộng như hiện nay.
Quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất: Năm 2015 là năm. TP. Sóc Trăng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đạt 16,5%, góp phần đưa GDP bình quân đầu người đạt 69.000.000 đồng/người/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn năm 2005 - 2015 là 15,93%. Trong đó: khu vực I là 3,49%, khu vực II tăng 7,92%, khu vực III tăng 35,25%. Cơ cấu kinh tế khu vực I là 5,03%, khu vực II là 42,25%, khu vực III là 52,72%, cơ cấu kinh tế so với năm 2005 có sự chuyển dịch giảm 25,68% ở khu vực II và tăng 28,36% ở khu vực III, phù hợp với xu thế phát triển của đô thị.
Năm 2016, kinh tế Sóc Trăng đã có sự chuyển dịch kinh tế nông nghiệp nông thôn chuyển dần sang nông nghiệp đô thị với chất lượng cao và hiệu quả bền vững,
đồng thời tập trung trong sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh thương mại - dịch vụ, ổn định kinh tế, giải quyết việc làm cho cư dân đô thị, cải thiện thu nhập và chất lượng cuộc sống, giảm nghèo bền vững.
Công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp ước năm 2016 là 4.569,26 tỉ đồng, đạt 45,80%, nhiều sản phẩm chủ yếu tăng trưởng khá cao như: Tôm đông lạnh, gạo, Hiện nay, tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố có 906 cơ sở với 12.820 lao động, tăng 09 cơ sở.
Tình hình tiêu thụ lúa và nông sản tương đối thuận lợi, giá lúa và nông sản ở mức trung bình so với giá sàn, nông dân sản xuất có lợi nhuận trên 40%. Hiện nay thành phố đang nhân rộng mô hình liên kết tiêu thụ lúa, có hợp đồng thu mua và đầu tư vật tư đầu vào mang lại hiệu quả, nổi bật là mô hình liên kết tiêu thụ lúa tại phường 8 năm 2015 là 70 ha, đến năm 2016 tăng lên 120 ha.
Các ngành công nghiệp chủ yếu của thành phố bao gồm: Chế biến thực phẩm, đồ uống, chế biến thủy hải sản, dệt may, làng nghề truyền thống, cơ khí, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, sản xuất bao bì, nhựa, giấy… với các sản phẩm được xuất khẩu ra nước ngoài được đánh giá có chất lượng cao: Thủy hải sản, nông sản, dệt may, làng nghề truyền thống….
Hoạt động thương mại diễn ra đa dạng, chất lượng ngày càng cao. Trên địa bàn thành phố đã hình thành và phát triển các trung tâm đầu mối phân phối hàng hóa lớn như: Chợ Sóc Trăng, siêu thị Co.opmart... Trong đó, chợ Sóc Trăng là đầu mối bán lẻ, hàng hóa được phân phối tới các trung tâm thương của các huyện và các tỉnh trong vùng ĐBSCL.
Chức năng TP. Sóc Trăng đối với tỉnh Sóc Trăng
Chức năng đầu tầu tăng trưởng và giải quyết các nhiệm vụ trọng yếu về phát triển kinh tế của tỉnh.
Chức năng trung tâm đào tạo nguồn nhân lực và trọng điểm về khoa học - công nghệ, văn hoá - thể thao và y tế của vùng.
Chức năng trung tâm công nghiệp của tỉnh đối với sự phát triển công nghiệp chung.
Chức năng Trung tâm thương mại, du lịch và các dịch vụ khác có tác động mạnh trên phạm vi của tỉnh.
Thị trấn Kế Sách (Huyện lị Kế Sách) - đô thị loại V: Nằm ở phía Bắc tỉnh Sóc Trăng, thuộc hạ nguồn sông Hậu. Phía Tây Bắc giáp huyện Châu Thành (Hậu Giang), phía Đông Bắc giáp huyện Trà Ôn (Vĩnh Long), huyện Cầu Kè và huyện Tiểu Cần (Trà Vinh), phía Nam giáp huyện Châu Thành, huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng). Kế Sách có diện tích 35.260,09 ha, dân số trên 160.000 người, sinh sống. Huyện có 2 thị trấn, 11 xã, với 86 ấp, mật độ dân số 450 người/km2.
Thị trấn Kế Sách có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển KT - XH. Đặc biệt là vùng đất có nước ngọt quanh năm nên thuận lợi cho phát triển cây ăn trái, Phát huy thế mạnh đó, những năm gần đây, kinh tế địa phương phát triển với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng cao, cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất, kinh doanh được tăng cường ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển của từng lĩnh vực, sớm hình thành đô thị mới.
Thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa (Huyện lị Mỹ Tú) – đô thị loại V: Huyện nằm ở phía tây tỉnh Sóc Trăng, phía bắc giáp huyện Kế Sách, phía tây là tỉnh Hậu Giang, phía nam là huyện Thạnh Trị và huyện Mỹ Xuyên, phía đông là TP. Sóc Trăng và huyện Long Phú, với 36.815,56 ha diện tích tự nhiên và 111.647 người, có 09 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa và 8 xã.
Thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa đã tập trung phát triển lĩnh vực nông nghiệp trên cơ sở khai thác những lợi thế, tiềm năng về điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, nguồn lực lao động... Trong quá trình phát triển, huyện chú trọng mời gọi, tạo thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư hoạt động trên địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.Đó là những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần để hướng tới sự phát triển KT – XH, trong xu hướng hội nhập với cả nước, khu vực và quốc tế.
Thị trấn Mỹ Xuyên (Huyện lị Mỹ Xuyên) – đô thị loại V: Nằm gần Trung tâm tỉnh lị của tỉnh Sóc Trăng, Phía bắc giáp TP. Sóc Trăng và huyện Mỹ Tú, phía nam giáp thị xã Vĩnh Châu và huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, phía Đông giáp huyện Trần Đề, phía Tây giáp huyện Thạnh Trị. Diện tích tự nhiên 37.095,15 ha diện tích tự nhiên. Dân số: 156.370 nhân khẩu.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, trung bình hằng năm đạt 11,55%. Cơ chế chính sách về huy động nguồn lực và thu hút đầu tư bước đầu được tạo lập và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Năng lực sản xuất, kinh doanh và sức cạnh tranh của nền kinh tế tiếp tục được cải thiện, nhiều chỉ tiêu về phát triển KT - XH đạt và vượt kế hoạch, tạo đà thuận lợi cho phát triển ở những năm sau.
Thị trấn Châu Thành (Huyện lị Châu Thành) – đô thị loại V: Diện tích tự nhiên 23.632,43 ha, dân số 103.518 người. Toàn huyện có 07 xã và 01 thị trấn, gồm 56 ấp.
Thị trấn Châu Thành có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển KT - XH của tỉnh Sóc Trăng. Là cửa ngõ của tỉnh, là đầu mối giao thông quan trọ ng, là nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp cùng với tài nguyên thiên nhiên đa dạng phong phú, Châu Thành có lợi thế để phát triển đa dạng các ngành sản xuất và dịch vụ. Cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực, gắn nền sản xuất hàng hoá của huyện với thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh theo hướng hiện đại. Đồng thời với phát triển kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2010 - 2015 khoảng 14,23%, cơ cấu kinh tế khu vực: nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm khoảng 38%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 26%, khu vực dịch vụ chiếm khoảng 36%. GDP bình quân đầu người tính theo giá thực tế đạt khoảng 81,52 triệu đồng/người/năm.
Thị trấn Thạnh Trị (Huyện lị Thạnh Trị) – đô thị loại V: Nằm ở phía Tây của tỉnh Sóc Trăng, cách TP. Sóc Trăng 32 km. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 284 km2, phía Bắc huyện giáp với huyện Mỹ Tú, phía Nam giáp với huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu, phía Đông giáp với huyện Mỹ Xuyên và phía Tây giáp với huyện Ngã Năm. Đến cuối năm 2013, dân số toàn huyện là 89.636 người. Về tổ chức đơn vị hành chính, huyện có 08 xã và 02 Thị trấn.
Thạnh Trị có hệ thống kênh, rạch khá dày đặc nối vào sông Mỹ Thanh, hệ thống kênh đào dẫn nước ngọt Quản Lộ - Phụng Hiệp. Đây là nguồn cung cấp nước ngọt dồi dào cho sinh hoạt, nước tưới cho đồng ruộng và nuôi trồng thủy sản.
Kinh tế, tốc độ tăng trưởng đạt bình quân 10% trong 3 năm (2010 - 2015). Riêng năm 2015, đạt 14%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực và đúng hướng, (khu vực 1: kinh tế nông nghiệp giảm 10,1%, khu vực 2: công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng
8,5%, khu vực 3: thương mại, dịch vụ tăng 1,6%), giá trị sản xuất nông nghiệp đạt trên 100 triệu đồng/ha. kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển KT - XH ngày càng hoàn thiện, 10 xã - thị trấn có lộ nhựa về trung tâm huyện, 100% ấp có lộ bê tông, (lộ nhựa) về trung tâm xã, tỉ lệ điện khí hóa hộ dân đạt trên 98%, tỉ lệ hộ nghèo hiện nay chỉ còn 11%, Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 30 triệu đồng, ngang mặt bằng chung của tỉnh Sóc Trăng.
Thị xã Ngã Năm - đô thị loại IV: Thị xã Ngã Năm có 24.224,35 ha diện tích tự nhiên, 84.022 nhân khẩu, 8 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 3 phường. Địa giới hành chính thị xã Ngã Năm có Đông giáp huyện Mỹ Tú và huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng, phía Bắc giáp huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Thị xã Ngã Năm tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển kinh tế mới trong đó thế mạnh lợi thế vị trí trung tâm có tuyến đường giao thông kết nối với các trung tâm đô thị lớn bằng hệ thống giao thông đường bộ lẫn đường thủy. Các lợi thế đó đã giúp cho Ngã Năm đẩy nhanh giao thương hàng hóa, giảm giá thành, tăng giá bán, tiếp cận thị trường rộng và tiềm năng, để thu hút đầu tư vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ.
Năm 2016 Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,64%, tỉ trọng nông nghiệp khoảng 46,51%, thương mại dịch vụ 14,35%, công nghiệp xây dựng 39,14%.
Vùng đô thị ven biển: Bao gồm các thị trấn Cù Lao Dung, Long Phú, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu. Diện tích tự nhiên 137.522 km2 và 478.437 nghìn người (chiếm 41,52% về diện tích và 30,05% về dân số toàn tỉnh)
Khai thác lợi thế về biển, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - kĩ thuật ven biển, tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển các ngành kinh tế gắn với biển như hàng hải, thương mại đường biển, các ngành công nghiệp, dịch vụ gắn với biển, du lịch biển, kinh tế thủy sản.
Tập trung đầu tư xây dựng cảng Trần Đề cửa sông Hậu, cảng Đại Ngãi và cảng cửa sông Mỹ Thanh để hình thành các khu công nghiệp, cụm kinh tế biển tổng hợp tạo đột phá phát triển kinh tế biển. Ưu tiên phát triển thương mại đường biển, xuất nhập khẩu hàng hóa đường biển, dịch vụ hậu cần, thông tin hàng hải, dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển ở khu vực ven biển vùng ĐBSCL là vùng có tiềm
năng phát triển đô thị nhưng cần phải có sự quy hoạch, đầu tư chủ điểm về cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng cho vùng.
Thị trấn Cù Lao Dung (Huyện lị Cù Lao Dung) – đô thị loại V: Là huyện giữa sông, ven biển thuộc tỉnh Sóc Trăng. Phía Đông và Bắc giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây giáp huyện Long Phú và huyện Trần Đề, phía Nam giáp Biển Đông. Huyện như một hòn cù lao lớn, nằm giữa 2 tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh, bao gồm 3 hòn cù lao nhỏ gộp lại: Cù lao Tròn, Cù lao Dung và Cù lao Cồn Cộc. Huyện Cù Lao Dung gồm có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 1 thị trấn và 7 xã, diện tích tự nhiên là 24.944 ha với dân số 62.931 người.
Sản xuất nông nghiệp, thủy sản chủ yếu đã nuôi trồng được 1.971,1 ha thủy sản, đạt 65,49%, trong đó, diện tích nuôi tôm là 958,9 ha, đạt 56,41% kế hoạch, diện tích nghêu và các loại thủy sản khác là 1.012 ha, đạt 77,27% kế hoạch. Tổng sản lượng thủy hải sản thực hiện đạt 9.610 tấn, bằng 50,58%, bao gồm: Khai thác biển 3.050 tấn, đạt 50,83% kế hoạch, nuôi trồng, khai thác nội địa 6.560 tấn, đạt 50,46% kế hoạch (trong đó, sản lượng tôm là 3.500 tấn). phát triển một nền kinh tế phong phú đan xen công – nông – lâm nghiệp và thuỷ sản nhằm phát huy nội lực, tiềm năng và thế mạnh của thị trấn. Trong đó, với đặc điểm của một thị trấn đang trên đà phát triển theo hướng CNH.
Thị trấn Long Phú (Huyện lị Long Phú) – đô thị loại V: Nằm ở phía đông tỉnh Sóc Trăng, phía bắc giáp sông Hậu và huyện Cù Lao Dung, phía đông là biển Đông, phía tây là TP. Sóc Trăng và huyện Trần Đề, phía tây bắc là các huyện Châu Thành và Kế Sách, phía nam là huyện Trần Đề.
Huyện Long Phú có diện tích tự nhiên là 26.382 ha, dân số toàn huyện là 113.090 nhân khẩu, mật độ dân số 429 người/km2
Với điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, có tuyến quốc lộ Nam Sông Hậu, tuyến quốc lộ 60 đi qua, đang được đầu tư trung tâm điện lực Long Phú, đây là những tiềm năng, lợi thế để huyện thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ và du lịch.Thị trấn xác định phát triển thương mại là khâu đột phá, phát triển nông nghiệp ở vùng ven theo hướng nâng cao chuỗi giá trị, phát triển
bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, Tìm giải pháp tiêu thụ nông sản, bảo hộ sản xuất cho người dân, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.
Thị trấn Trần Đề (Huyện lị Trần Đề) – đô thị loại V: Là thị trấn ven biển của tỉnh Sóc Trăng, nằm ở cuối dòng sông Hậu, nằm trên trục giao thông Quốc lộ Nam sông Hậu mới mở nối liền TP. Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang, với tỉnh Bạc Liêu, phía đông giáp Cù Lao Dung, phía tây giáp Mỹ Xuyên, phía nam giáp Vĩnh Châu, phía bắc giáp Long Phú và TP. Sóc Trăng.
Diện tích tự nhiên của huyện Trần Đề là 378,7598 km2. Tuy nhiên, đây là một huyện ven biển, phần lớn diện tích đất bị nhiễm mặn, với độ cao 1,0 – 1,2 m so với