Mạng lưới giao thông
Sóc Trăng là tỉnh có vị trị địa lí khá thuận lợi cho việc giao thương và phát triển KT- XH do hệ thống giao kết nối với tất cả các tỉnh trong khu vực ĐBSCL dễ dàng và nhanh chóng với nhiều tuyến quốc lộ được mở rộng và xây dựng mới như ngày nay. Toàn tỉnh có 72 km bờ biển, có 3 cửa sông lớn: Định An, Trần Đề của Sông Hậu và Mỹ Thanh của Sông Mỹ Thanh đổ ra biển Đông rất thuận lợi cho giao thông đường thủy, đường bộ và phát triển kinh tế.
Đường bộ: Hiện nay tỉnh có 4 tuyến Quốc lộ và 14 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài hơn 600 km, hệ thống đường huyện, đường giao thông nông thôn có hơn 3.700km. Khoảng cách từ Sóc Trăng đến các tỉnh, thành lân cận như: Bạc Liêu 50km, . Cần Thơ 63km, Cà Mau 117km, . Hồ Chí Minh 237km. 04 quốc lộ được xem là tuyến đường huyết mạch của khu vực ĐBSCL chạy qua địa bàn tỉnh.
Quốc lộ 1A là quốc lộ dài nhất từ Bắc vào Nam, Đến TP. Hồ Chí Minh ĐBSCL. Đây là tuyến đường đối ngoại chính, quan trọng nhất của tỉnh, hiện tuyến đang được
19,9 14,4 12,6 12,3 12,2 12,0 11,7 11,7 11,6 10,2 10,1 9,9 9,8 9,8 0 5 10 15 20 25 % Đơn vị ĐBSCL Sóc Trăng
đầu tư nâng cấp với quy mô với 4 làn xe cơ giới, tạo điều kiện thuận lợi để kết nối các đô thị lớn giữa tỉnh với vùng ĐBSCL.
Quốc lộ 60 có chiều dài khoảng 110km, bắt đầu từ ngã ba Trung Lương, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, đi qua các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và kết thúc tại TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Quốc lộ 60 được xây dựng giúp rút ngắn đường đi từ TP. Mỹ Tho đến TP. Sóc Trăng trên 50 km so với đi theo tuyến Quốc lộ 1A. Đây là tuyến đường đối ngoại thứ 2 của tỉnh, hiện tuyến đã được đầu tư nâng cấp với quy mô các tuyến đường để phục vụ vận tải trong các tỉnh có quốc lộ đi qua, góp phần hình thành dải đô thị nhỏ của tỉnh.
Quốc lộ Nam Sông Hậu, còn được gọi là quốc lộ 91C, dài 165 km đi từ TP. Cần Thơ qua các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Từ TP. Bạc Liêu đi dọc theo vùng ven biển của tỉnh Sóc Trăng qua các huyện Vĩnh Châu, Trần Đề, Long Phú, rồi theo đường ven sông Hậu qua huyện Kế Sách đến huyện Châu Thành của tỉnh Hậu Giang, sau đó đến quận Cái Răng, TP. Cần Thơ và nối với Quốc lộ 91. Tuyến quốc lộ Nam Sông Hậu đưa vào sử dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu hàng hoá giữa các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ nói riêng với khu vực miền Đông Nam Bộ và cả nước nói chung.
Quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp đi qua 4 tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, chạy song song tuyến kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp. Điểm khởi đầu tại thị xã Ngã Bảy (tỉnh Hậu Giang) và điểm cuối là TP. Cà Mau (tỉnh Cà Mau). Tuyến đường này giúp giảm lượng xe lưu thông trên Quốc lộ 1A và rút ngắn được hơn 40 km từ Cần Thơ đi Cà Mau. Riêng về tỉnh Sóc Trăng, từ đường Bố Thảo đến thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa có thể đi ra Quản Lộ - Phụng Hiệp đi ngang xã Mỹ Phước về huyện Ngã Năm giúp giảm lộ trình và rút ngắn thời gian so với đi tuyến Quốc lộ 1A. Về đường thủy có tuyến đường biển quốc tế và trong nước qua cửa sông Hậu vào cảng Cần Thơ. Từ Sóc Trăng có thể đi đến hầu hết các tỉnh ở ĐBSCL và TP. Hồ Chí Minh, với 8 tuyến đường thủy và 13 chiếc tàu. Xuất phát từ Bến tàu cao tốc tại Bến Ninh Kiều, TP. Cần Thơ về đến Sóc Trăng sẽ rút ngắn lộ trình hơn so với đi bằng đường bộ: Đến thị trấn Kế Sách đường thủy ngắn hơn đường bộ 41km, đến thị trấn Ngã Năm ngắn hơn 44km, đến cảng Trần Đề ngắn hơn 20 km.
Với hệ thống giao thông như trên các đô thị tỉnh Sóc Trăng có nhiều loại hình giao thông như đường bộ, thủy, biển rất thuận lợi cho phát triển kinh tế. Mạng lư ớ i đường bộ đô thị đã có tương đối hoàn chỉnh, tuy nhiên nhiều đoạn cần cải tạo, nâng cấp, nhiều đường phố cần cải tạo, nâng cấp mặt đường, một số đoạn đường phố không có vỉa hè ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
Hệ thống cấp điện, nước
Hệ thống điện: Toàn bộ lưới điện trung thế là 22 KV và lưới điện phân phối trung hạ thế tương đối hoàn chỉnh, tạo thuận lợi lớn trong cung cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất. Năm 1992, có 21/81 xã trong tỉnh có điện, chiếm tỉ lệ 25,93%, từ năm 1999 đến nay, 100% xã trong tỉnh có điện. Số hộ có điện năm 2011 là 292.670 hộ, tăng 12,2 lần so với năm 1992. Tỉ lệ hộ có điện từ 9,8% năm 1992 tăng lên 96,44% năm 2016.
Hiện trạng, Sóc Trăng có 1 trạm 220 kV Sóc Trăng 2 và tỉnh còn nhận điện từ trạm 220 kV Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) Ngoài ra, trên địa bàn còn có 3 trạm 110 kV mang tải cao là TP. Sóc Trăng, Đại Ngãi – T1 và Vĩnh Châu. Một số khu vực bán kính cấp điện khá lớn, xa vị trí trạm biến áp nên hạn chế khả năng cấp điện ổn định.
Nguồn điện cung cấp cho hiện nay là nguồn điện lưới Quốc Gia với hệ thống đường dây cao thế, biến áp, đảm bảo cung cấp đủ điện cho sản xuất và phục vụ cho sinh hoạt. Hiện nay điện năng cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt đạt mức tiêu thụ bình quân đầu người toàn tỉnh.
Hệ thống cấp nước: Tỉ lệ cấp nước đô thị (đối với những nơi có mạng lưới cấp nước) chiếm khoảng 90%. Đối với khu vực nông thôn: Tỉ lệ số dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh 85,04%, tỉ lệ số dân nông thôn sử dụng nước sạch 25,47% ( năm 2016).
Hiện tại mới chỉ có các hệ thống thoát nước tập trung tại các khu đô thị. Tại các khu dân cư nông thôn đều không có hệ thống thoát nước, chủ yếu là tự thấm, một phần chảy tràn xuống các khu vực trũng và kênh, sông.
Nước thải sinh hoạt: Sóc Trăng hiện tại có một hệ thống thoát nước chung cho cả nước mưa và nước thải sinh hoạt. Mật độ cống thoát không đều chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm, hướng thoát nước ra các sông và kênh xung quanh thành phố.
Thị xã Vĩnh Châu và thị xã Ngã Năm: Chỉ có hệ thống thoát nướcchung cho cả nước mưa và nước bẩn, tập trung ở khu trung tâm, hướng thoát nước ra sông quanh thị xã.
Thị trấn Long Phú, Trần Đề, Cù Lao Dung: Chỉ có hệ thống thoát nước mưa ở một số đường phố chính. Nước thải bẩn qua bể tự hoại rồi tự thấm.
Thị trấn Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Châu Thành, Kế Sách, Phú Lộc: Chưa có hệ thống thoát nước, riêng khu phố chợ có xây dựng cống và mương thoát nước cục bộ.
Nhìn chung hệ thống cấp nước hiện tại vừa đủ phục vụ cho sự phát triển KT - XH của tỉnh, tương lai còn phải xây dựng thêm các nhà máy nước cho các khu công nghiệp, các vùng đô thị mới.
Bưu chính, viễn thông
Đến nay, toàn tỉnh đã có 2 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, mạng phục vụ bưu chính đã phát triển rộng khắp, 100% số xã, phường có điểm phục vụ. Mạng viễn thông được số hóa 100%, giúp tự động hóa hoàn toàn các cuộc gọi, nâng cao về chất lượng chuyển mạch, truyền dẫn. Trên địa bàn tỉnh được đầu tư trang thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu sử dụng hòa mạng quốc gia, quốc tế đến các phường, thị xã, thị trấn và các xã, ấp. Công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh mẽ trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng của tổ chức và cá nhân.
Sự phát triển nền kinh tế
Sự phát triển kinh tế là yếu tố góp phần thúc đẩy và hình thành phát triển phân bố đô thị, là yếu tố có tính chất quyết định đến quá trình phát triển và phân bố mạng lưới đô thị tỉnh Sóc Trăng. Đặc biệt là sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ. Việc xây dựng nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phát triển của nền kinh tế bắt nguồn từ quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa là tiền đề cho quá trình đô thị hóa.
Đầu tháng 4 năm 1992, tỉnh Sóc Trăng chính thức đi vào hoạt động. Những ngày đầu tái lập tỉnh, Sóc Trăng được biết đến là một trong những tỉnh nghèo nhất nước. Kinh tế chậm phát triển, cơ sở hạng tầng yếu kém, hệ thống giao thông, giáo dục xuống
USD, tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh chiếm 36,7% trong đó hộ thiếu đói từ 4 tháng trở lên phải cứu đói thường xuyên là 27,7%.
Về kinh tế tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 1992 – 2015 là trên 10%, thời kỳ 2000 – 2005, có tốc độ tăng trưởng khá so với một số tỉnh trong cùng khu vực, bình quân đạt 9,8% so với mức tăng trưởng kinh tế chung của khu vực ĐBSCL là 9,2%. Trong đó, giai đoạn 2001 - 2005, tăng trưởng bình quân đạt 10,25% vượt chỉ tiêu của qui hoạch đề ra cho giai đoạn này là 10%.
Nhờ đạt tốc độ tăng trưởng khá, giá trị tổng sản phẩm (GDP) của nền kinh tế tỉnh đã tăng lên gấp hơn 2,5 lần, trong đó giai đoạn 2001 - 2005, GDP tăng lên gấp 1,6 lần. Tỉ trọng GDP của tỉnh trong GDP của khu vực ĐBSCL tăng từ 7% lên 7,4% (năm 2005).
Năm 2016 tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng từ 7-7,5% so với năm 2015, GRDP bình quân đầu người đạt 37,30 triệu đồng/năm, cơ cấu kinh tế Khu vực I, II, III tương ứng là 28,0% - 35,5% - 36,5%.
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh đã chuyển dịch theo hướng tích cực, ưu tiên tập trung chuyển hướng tăng nhanh tỉ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng, đặt cơ sở cho sự phát triển các ngành thương mại - dịch vụ trong những năm tới, các ngành nông - thủy sản sẽ dần điều chỉnh theo hướng giảm tỉ trọng, chuyển đổi nghề nghiệp.
Trong tỉnh tập trung phát triển mạnh các loại hình dịch vụ như: dịch vụ, dịch vụ thông tin – viễn thông, vận tải, du lịch,... ngoài ra còn có các loại hình dịch vụ tài chính ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm, thương mại và dịch vụ khoa học công nghệ.
Trong xu thế phát triển công nghiệp hiện nay, tại những đô thị nhỏ, mới phát triển như thị xã Ngã Năm, thị Vĩnh Châu cũng đã hình thành các khu công nghiệp làm cho bộ mặt đô thị và nông thôn của tỉnh có nhiều thay đổi rõ rệt, thúc đẩy quá trình đô thị hóa phát triển nhanh. Các cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ ở các đô thị phát huy được những lợi thế về vị trí giao thông, nguồn vốn, lao động, nên sản xuất có tính ổn định, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài, có khả năng mở rộng thị trường nước ngoài. Từ đó góp phần tăng trưởng kinh tế công nghiệp của toàn tỉnh.
0F
Sự phát triển mạnh nền kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp và dịch vụ đã làm cho bộ mặt đô thị và nông thôn của tỉnh có nhiều thay đổi rõ rệt. Sóc Trăng từ thị xã lên đô thị loại III, thị trấn Ngã Năm thành thị xã Ngã Năm, thị trấn Vĩnh Châu thành thị xã Vĩnh Châu. Quá trình phát triển hệ thống đô thị tỉnh tỉnh Sóc Trăng đang có nhiều chuyển biến tích cực.
Xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế
Những năm qua, nền kinh tế tỉnh Sóc Trăng phát triển với nhịp độ tăng trưởng cao trên cơ sở đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tình hình thu hút các dự án FDI đầu tư vào Sóc Trăng có nhiều khởi sắc, đặc biệt là đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp để dẫn dắt các dựa án thứ cấp góp phần hình thành hệ thống đô thị của tỉnh Sóc Trăng, tang dân cư thành thị và hoạt động kinh tế phi nông nghiệp.
Báo cáo “Tình hình phát triển doanh nghiệp Sóc Trăng sau 25 năm tái lập” tỉnh, UBDN tỉnh Sóc Trăng Đến cuối năm 2017, ước có khoảng 2.600 doanh nghiệp (trong đó chỉ có khoảng 1% là doanh nghiệp lớn, 14% là doanh nghiệp vừa và 85% là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ) đang hoạt động với tổng vốn điều lệ khoảng 22.000 tỉ đồng, góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 30.000 lao động tại tỉnh.
Số dự án FDI trên địa bàn còn đến 31/12/2016 là 04 với số vốn đăng ký là 11,40 triệu USD và vốn thực hiện là 11,68 triệu USD (Cục Thống kê tỉnh Sóc Trăng, 2016). Môi trường đầu tư, kinh doanh tỉnh Sóc Trăng được cải thiện, biểu hiện qua số lượng doanh nghiệp hoạt động, số vốn bình quân và tổng số vốn đầu tư tăng dần qua các năm.
Bảng 2.1. Số lượng doanh nghiệp hoạt động tại tỉnh Sóc Trăng năm 2010 - 2015
Năm 2010 2012 2013 2014 2015 Số lượng doanh nghiệp 1.310 1.380 1.565 1.518 1.661 Tổng số vốn bình quân (triệu đồng) 26.871.096 37.406.462 36.203.481 43.087.202 51.177.454 Tổng vốn đầu tư (triệu đồng) 5.063.048 5.563.048 6.549.273 7.013.832 7.649.275
Nguồn vốn đầu tư tập trung trong các khu công nghiệp, các đô thị làm cho bộ mặt đô thị và nông thôn của tỉnh có nhiều thay đổi rõ rệt, thúc đẩy quá trình đô thị hóa phát triển tăng nhanh. Các cơ sở sản xuất công nghiệp ở các đô thị phát huy được những lợi thế về vị trí giao thông, nguồn vốn, lao động ... nên sản xuất có tính ổn định, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài, có khả năng mở rộng thị trường nước ngoài. Từ đó góp phần tăng trưởng kinh tế công nghiệp của toàn tỉnh, nhờ đó mà tăng lực lượng lao động trong độ tuổi là 79,27% so với tổng dân số trong độ tuổi lao động, trong đó khu vực thành thị là 158.993 chiếm 74,59% so với tổng dân số khu vực thành thị trong độ tuổi lao động. Mối liên hệ với các tỉnh trong vùng
Với tiềm năng, lợi thế của mình, tỉnh Sóc trăng có vai trò và vị trí khá quan trọng về mặt kinh tế đối với vùng ĐBSCL, vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL và của cả nước.
ĐBSCL là vùng tương đối năng động nhất, là một trong những trung tâm kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học công nghệ của cả nước. Tỉnh Sóc trăng nằm gần TP. Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh nên có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi giao lưu hàng hoá, công nghệ, lao động và liên kết các đô thị hay giao dịch trong vùng và quốc tế theo hướng hội nhập.
Tỉnh Sóc trăng trong vùng ĐBSCL và có hệ thống giao thông đường thuỷ nối liền với khu vực này, nên thuận lợi trong việc tiếp nhận các nguồn lương thực thực phẩm, rau quả.
Theo báo cáo của tỉnh Sóc Trăng, vị trí xây dựng bến cảng nước sâu phục vụ khu vực ĐBSCL nên đặt cách cửa biển Trần Đề khoảng 20 km là phù hợp do ở đây ít bị bồi lấp, không phải nạo vét nhiều.
Việc xây dựng tuyến đê chắn sóng kết hợp bến đậu tàu sẽ giảm được ảnh hưởng của sóng, gió và tiết kiệm được đáng kể chi phí đầu tư xây dựng cảng. Với vị trí nằm ở trung tâm vùng hạ lưu sông Hậu, bến cảng nước sâu xây dựng tại đây sẽ thu hút được hàng hóa đi và đến các nơi trong vùng ĐBSCL thuận lợi góp phần phát triển KT – XH đẩy nhanh quá trình CNH và phân bố đô thị của tỉnh Sóc Trăng.