Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh sóc trăng (Trang 35 - 40)

Vị trí địa lí

Vị trí địa lí kinh tế có tác dụng to lớn đối với sự phát triển và mở rộng quy mô của mạng lưới đô thị. Phần lớn đô thị nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, đô thị vừa là trung tâm kinh tế, công nghiệp, đầu mối giao thông quan trọng.

Vị trí địa lí kinh tế có lợi và mối liên hệ gắn bó trong một vùng kinh tế phát triển của chùm đô thị dẫn đến sự phát triển nhanh của chính nó.

Vị trí địa lí có ảnh hưởng sâu sắc đến tổ chức lãnh thổ nền KT - XH, đặc biệt là trung tâm phát triển kinh tế của vùng, các mối liên hệ kinh tế nội vùng, cũng như các mối liên hệ quốc tế.

Vị trí địa lí ảnh hưởng tới lịch sử hình thành và phát triển đô thị, tính chất đô thị và lối sống đô thị. Các đô thị có lịch sử phát triển lâu đời trên thế giới đều nằm ở những nơi có vị trí địa lí thuận lợi về giao thông vận tải, ở dọc lưu vực sông, có điều kiện thuận lợi.

Trong điều kiện hiện đại, nhiều đô thị lớn nằm ở các dải ven biển của các quốc gia, khi mà nền kinh tế mở và sự giao lưu quốc tế thúc đẩy sự phát triển kinh tế dải ven biển ở hàng loạt quốc gia.

Dân cư, nguồn lao động

Đô thị là nơi tập trung dân số với quy mô lớn và mật độ cao. Quy mô dân số là một trong những chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đánh giá quá trình phát triển đô thị. Quy mô dân số quyết định sự hình thành đô thị và cấp đô thị. Lao động trong các đô thị phần lớn là lao động có kĩ thuật, đây là cơ sở để thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế đô thị. Dân số đô thị có những đặc thù riêng, quy mô dân số tăng thúc đẩy quá trình phát triển và mở rộng đô thị. Như vậy, dân cư và nguồn lao động là yếu tố trực tiếp và quan trọng tác động đến quy mô và sự phát triển đô thị.

Cơ sở hạ tầng, sự phát triển của khoa học kĩ thuật

Kết cấu hạ tầng là bộ phận hết sức quan trọng của quá trình phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời để thu hút đầu tư thì kết cấu hạ tầng thông thường lại trở thành điều kiện tiên quyết. Sự phát triển kết cấu dẫn đến sự hình thành hệ thống các công trình đầu mối, các trung tâm dịch vụ ở ngay tại bản thân của chùm đô thị và ngoài chùm đô thị. Sự hoàn thiện và đồng bộ của hệ thống kết cấu hạ tầng thúc đẩy nhanh quá trình phát triển KT - XH mở rộng thị trường, mở rộng mối quan hệ và trong và ngoài chùm đô thị, đồng thời góp phần mở rộng không gian mạng lưới đô thị.

Ở các nước đang phát triển, cơ sở hạ tầng đô thị luôn tụt hậu so với sự phát triển KT - XH làm nảy sinh nhiều vấn đề của đô thị. Nhiều đô thị tồn tại trong một thời

gian dài mà không bổ sung kịp thời về cơ sở hạ tầng, làm cho nhu cầu phát triển đã vượt quá xa so với khả năng đáp ứng của các đô thị.

Trong những năm gần đây nhờ áp dụng những thành tựu của khoa học kĩ thuật nên hệ thống cơ sở hạ tầng ngày cáng hiện đại và hoàn thiện hơn góp phần phát triển KT – XH, hiện đại hóa cơ sở hạn tầng vật chất cho các đô thị.

Sự phát triển kinh tế - xã hội

Phát triển KT - XH là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa và quản lí nhà nước đối với quá trình đô thị hóa. Trong giai đoạn của nước đang phát triển, các đô thị nước ta chịu tác động của công nghiệp hóa, đồng thời vừa chịu tác động của nền kinh tế tri thức, điều này một mặt tạo thuận lợi cho ĐTH ở nước ta vừa phát triển tuần tự, vừa có thể phát triển nhanh, một mặt có cơ hội để tránh những hậu quả không mong muốn của ĐTH mà nhiều nước đi trước đã mắc phải, nhưng mặt khác lại đứng trước những thách thức to lớn do tính không đồng bộ của quá trình ĐTH gây ra.

Trong nền kinh tế hiện đại, khu vực dịch vụ có cơ cấu và trình độ phát triển hoàn toàn khác giai đoạn cách đây khoảng nửa thế kỉ, Các hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của cư dân đô thị. Ngoài ra, hoạt động dịch vụ góp phần hoàn thiện nền kinh tế, tăng cường sức mạnh nền kinh tế và mức độ hấp dẫn của điểm quần cư đô thị, thúc đẩy luồng chuyển cư vào thành thị ngày càng lớn.

Sự phát triển của hoạt động nông nghiệp và kinh tế nông thôn là tiền đề cho quá trình đô thị hóa. Nền nông nghiệp năng suất cao là điều kiện đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho quy mô dân số lớn và mật độ tập trung cao.

Do vậy quá trình phát triển KT – XH đẩy nhanh phát triển các ngành kinh tế phi nông nghiệp góp phần thúc đẩy vận chuyển hang hóa vào phát triển các đô thị đẩy nhanh quá trình ĐTH và hình thành mạng lưới đô thị, tạo điều kiện cho tích tụ sản xuất của dân cư đô thị lớn, cực lớn và các siêu đô thị.

Xu thế hội nhập và kinh tế thị trường

Đô thị là hệ kinh tế mở, vì vậy, sự hội nhập toàn diện thúc đẩy quá trình ĐTH nhanh hơn. Đô thị là một hạt nhân kinh tế của vùng nên quá trình hội nhập kinh tế

giúp gia tăng nguồn lực phát triển đô thị đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của đô thị.

Đối với đô thị ở nước ta, sự thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, trong đó dòng đầu tư chủ yếu đổ vào các khu vực đô thị làm thay đổi mạnh mẽ KT – XH của đô thị, cả vật chất và tinh thần. Bản chất của quá trình toàn cầu hóa với nội hàm thu hút vốn đầu tư, khoa học kĩ thuật, khu công nghiệp, văn hóa, chính trị trong đó có ảnh hưởng đến việc hình thành kiến trúc và phát triển các đô thị mới, giúp cho việc quản lí đô thị tốt hơn nhờ học tập kinh nghiệm từ các nước khác, góp phần liên doanh xây dựng các đô thị hiện đại văn minh, thương mại hóa các quan hệ, phương pháp quản lí đô thị hiện đại, liên doanh trong xây dựng đô thị đang diễn ra phổ biến ở nhiều quốc gia. Kinh nghiệm phát triển đô thị và quản lí của các nước tiên tiến sẽ giúp các nước đang phát triển có thêm kinh nghiệm trong định hướng ĐTH, giải quyết có hiệu quả việc cải tạo và xây dựng đô thị trong điều kiện thực tế của mỗi quốc gia. Toàn cầu hóa là nhân tố quan trọng làm cho nhiều thành phố có tiềm lực về kinh tế, chính trị, trở thành những thành phố toàn cầu, trung tâm kinh tế quốc tế.

Chính sách của nhà nước

Chính sách phát triển đô thị sẽ hướng vào việc đảm bảo về hạ tầng đô thị, vào việc bảo vệ môi trường và vào việc tạo điểu kiện cho các thị trường phát triển.

Chính sách phải phù hợp với sự phân bố và phát triển của lực lượng sản xuất, tập trung xây dựng cơ sở kinh tế kĩ thuật vững chắc làm động lực phát triển cho từng đô thị.

Việc quy hoạch, mở rộng địa giới hành chính của các đô thị, hình thành các phường và thị trấn mới vừa là kết quả vừa là điều kiện thúc đẩy quá trình đô thị hóa. Sự điều chỉnh địa giới hành chính theo hướng này ở nước ta trong nhiều trường hợp gắn với sự nâng cấp đô thị, đánh dấu sự phát triển của đô thị, đồng thời cũng làm thay đổi quan trọng trong quy hoạch đô thị, định hướng phát triển không gian, cấu trúc đô thị. Sự điều chỉnh địa giới hành chính không chỉ ảnh hưởng đến quy mô dân số và diện tích đô thị nói chung và các đơn vị hành chính trực thuộc nói riêng, mà còn làm thay đổi phân bố dân cư, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng và thay đổi cơ cấu kinh tế và nghề nghiệp của người dân trong khu vực đô thị được mở rộng.

Địa hình và tài nguyên đất đai

Địa hình là yếu tố xác định trạng thái bề mặt của một khu vực đất đai nào đó, được đặc trưng bởi các thông số: hướng dốc, độ dốc, cao độ và hình dáng. Sự đa dạng của địa hình sẽ tạo cho mỗi đô thị có nét độc đáo riêng với cảnh quan thiên nhiên và nhân tạo phong phú.

Trong quy hoạch và thiết kế đô thị, yếu tố địa hình cần phải được quan tâm xem xét một cách toàn diện và đúng mức từ bước phân tích, đánh giá đến khai thác, sử dụng và cải tạo, hoàn thiện.

Quỹ đất để xây dựng, mở rộng, phát triển, môi trường địa chất: Địa chất khu vực, địa chất kĩ thuật, địa chất thủy văn, những thiên tai như bão, lũ lụt, tài nguyên khoáng sản, các trường địa vật lí, địa hình và tài nguyên đất có tác động trực tiếp vào công tác lựa chọn địa điểm xây dựng hoặc mở rộng các đô thị, xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, quy hoạch sử dụng đất… và địa hình đóng vai trò quan trọng trong định hướng phát triển không gian và phát triển bền vững của chùm đô thị.

Nguồn nước và khí hậu

Nguồn nước và khả năng đáp ứng nhu cầu dùng nước hiện tại và tương lai phát triển, không có, gần hay xa nguồn nước đều có tác động nhất định tác động trực tiếp đến hình thành và phát triển đô thị.

Tài nguyên nước có ảnh hưởng rất quan trọng đối với sự phát triển của đô thị, đặc biệt ở các khu vực khô hạn hoặc nửa khô hạn. Nhu cầu sử dụng nước trong các đô thị là rất lớn, chủ yếu cho các hoạt động công nghiệp, cho sinh hoạt dân cư và cho nông nghiệp của vùng ngoại ô. Việc cung cấp nước không đủ cho các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt sẽ làm giảm hiệu quả cho các ngành kinh tế của đô thị, suy giảm chất lượng môi trường và chất lượng cuộc sống dân cư đô thị. Khi đó vấn đề sử dụng nước sẽ trở nên căng thẳng. Vì vậy, việc nghiên cứu khả năng cung cấp nước là nhiệm vụ quan trọng trọng quy hoạch và phân bố dân cư, kinh tế đô thị.

Các đô thị thường được xây dựng ở các khu vực có khí hậu mát mẻ, thuận lợi cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của người dân. Các đô thị có chức năng du lịch dựa trên cơ sở khí hậu mát mẻ, ôn hòa, phong cảnh đẹp, đặc trưng như Sapa, Tam Đảo, Đà Lạt...

Như vậy có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố mạng lưới đô thị, mỗi một nhân tố trong từng trường hợp cụ thể lại có những ảnh hưởng nhất định. Vì vậy, trong quá trình quy hoạch phát triển và phân bố mạng lưới đô thị, ta cần nghiên cứu tổng hợp các nhân tố trên để tìm ra các biện pháp quy hoạch hiệu quả nhất, phù hợp nhất với sự phát triển KT- XH của đô thị cũng như sự phát triển của vùng và đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh sóc trăng (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)