Theo quy hoạch điều chỉnh xây dựng vùng ĐBSCL có vai trò, vị thế quan trọng đối với quốc gia và khu vực Đông Nam Á, được đầu tư phát triển trở thành vùng trọng điểm quốc gia về sản xuất nông nghiệp và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, phát triển mạnh kinh tế biển, du lịch sinh thái cảnh quan sông nước.
Về cầu trúc không gian vùng, ĐBSCL có 3 tiểu vùng: tiểu vùng ngập sâu (15% diện tích), tiểu vùng đồng bằng (38% diện tích), tiểu vùng ven biển và hải đảo (47% diện tích).
Bảng 1.5. Số lượng các đô thị vùng ĐBSCL năm 2016 Vùng/Tỉnh Số lượng Tên thành phố, thị xã Thành phố trực thuộc tỉnh Quận Thị xã Thị trấn Thành phố thuộc TW Thành phố thuộc tỉnh Thị xã Toàn vùng 13 5 13 120 1
Long An 1 1 14 Tân An Kiếng
Tường
Tiền Giang 1 2 7 Mỹ Tho Gò Công,
Cai Lậy
Bến Tre 1 7 Bến Tre
Trà Vinh 1 1 10 Trà Vinh Duyên Hải
Vĩnh Long 1 1 5 Vĩnh Long Bình Minh
Đồng Tháp 2 1 8 Cao Lãnh, Đồng Tháp Hồng Ngự An Giang 2 1 16 Long Xuyên, Châu Đốc Tân Châu
Kiên Giang 1 1 2 Rạch Giá Hà Tiên
Cần Thơ 5 5 Cần
Thơ
Hậu Giang 1 2 10 Vị Thanh Ngã Bảy,
Long Mỹ
Sóc Trăng 1 2 12 Sóc Trăng Ngã Năm,
Vĩnh Châu
Bạc Liêu 1 1 5 Bạc Liêu Giá Rai
Cà Mau 1 9 Cà Mau
Các đô thị Vùng ĐBSCL: Phần lớn các đô thị trên vùng ĐBSCL đều là loại đô
thị chỉnh trang mở rộng, hay nâng cấp từ một thị trấn cũ. Nhiều đô thị chưa tạo ra sự đột phá cho nền kinh tế địa phương một cách rõ nét. Do đó chưa nâng tầm vị trí kinh tế của đô thị, để trở thành đòn bẩy thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng.
Một yếu tố quan trọng khác đó là khi xây dựng một số đô thị mới chưa chọn được địa điểm có nhiều yếu tố thuận lợi nhất. Do đó điều kiện phát triển sẽ bị hạn chế. Trong trường hợp địa điểm đã chọn đúng, nhưng điều kiện giao thông chưa tiện lợi, đầu tư chưa đủ của một đô thị cũng bị hạn chế. Do đó không thu hút được doanh nghiệp đến làm ăn, đưa đến tăng trưởng dân cư thấp vì cơ hội có công ăn việc làm quá ít. Nếu một đô thị nhiều năm liền không tăng dân số cơ học, nghĩa là không thu hút doanh nghiệp, thành phố đó đã có vấn đề. Đây là trọng điểm cần quan tâm cải thiện.
Hệ thống giao thông nối liền đô thị mới đó với vùng chung quanh hay nối đến các trung tâm kinh tế lớn của khu vực còn kém, đô thị đó bị cô lập như vùng sâu vùng xa. Đây là trường hợp của TP. Vị Thanh. Nếu đường từ Cần thơ xuống Vị Thanh mở rộng và từ Vị Thanh có đường bộ đến TP. Cà Mau, Rạch giá, và xuống vùng phía trong của tỉnh Bạc Liêu. Vị trí của Vị Thanh sẽ trở thành điểm trung tâm của các tỉnh lân cận.
ĐBSCL gồm 13 tỉnh thành với diện tích rộng 40.000 km2(chiếm 12 % diện tích cả nước). Dân số 173 triệu dân, chiếm khoảng 20% cả nước. Theo cục thống kê, dân đô thị chiếm 23%, dân nông thôn chiếm 77% (năm 2016)
Theo thống kê của Viện Chính sách và phát triển nông nghiệp và nông thôn, cơ cấu hành chính của 13 tỉnh thành ĐBSCL có: 9 thành phố (thuộc đô thị loại 1, 2), 10 thị xã (thuộc đô thị loại 3, 4), 5 quận, 106 huyện, 182 phường, 124 thị trấn và 1306 xã. Như vậy 23% dân đô thị của ĐBSCL (khoảng 4 triệu người) ắt sống trong 9 thành phố, 10 thị xã và 124 thị trấn và dân nông thôn gồm 13 triệu còn lại sống trong 1306 xã hoặc thị tứ thuộc huyện. Với xu thế phát triển trong tương lai, đô thị hóa sẽ chuyển hóa dân nông thôn trở thành dân đô thị, do cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở các vùng nông thôn thay đổi.
Tiểu kết chương 1
Dựa trên cơ sở tổng quan nghiên cứu về đô thị và đô thị hóa của nhiều tác giả trên thế giới và Việt Nam, nội dung chương 1 đã đưa ra những khái niệm và những vấn đề cơ bản về đô thị và quá trình đô thị hóa, phân tích những biểu hiện quá trình đô thị hóa, những ảnh hưởng của các nhân tố tới quá trình phát triển và phân bố mạng lưới đô thị. Đánh giá thực trạng quá trình phát triển và phân bố đô thị Việt Nam. Phân tích hiện trạng phân loại và phân bố đô thị ở Việt Nam. Bên cạnh đó, rút ra được những thành tựu và những hạn chế trong quá trình phát triển và phân bố mạng lưới đô thị của Việt Nam và sơ lược sự phát triển và phân bố đô thị của vùng ĐBSCL.
Những kết quả nghiên cứu trong chương này là tiền đề lí thuyết quan trọng trong quá trình nghiên cứu về các vấn đề trong quá trình hiện trạng và phân bố mạng lưới đô thị Sóc Trăng.
Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ ĐÔ THỊ Ở TỈNH SÓC TRĂNG 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng, phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh Sóc Trăng
2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ tỉnh Sóc Trăng
Ngày 26 tháng 12 năm 1991, tại kỳ họp lần thứ 10, Quốc hội khóa VIII, đã ban hành Nghị quyết về việc phân chia địa giới hành chính một số tỉnh, trong đó chia tỉnh Hậu Giang thành hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. Đầu tháng 4 năm 1992, tỉnh Sóc Trăng chính thức đi vào hoạt động theo địa giới hành chính mới (Địa chí tỉnh Sóc trăng, 2012).
Sóc Trăng là tỉnh ven biển nằm ở phía Nam cửa sông Hậu của khu vực ĐBSCL. Diện tích tự nhiên 3.311,87 km2 xấp xỉ 1% diện tích của cả nước và 8,3% diện tích của khu vực ĐBSCL. Dân số trung bình năm 2016 có 1.312.490 người.
Tỉnh hiện có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm TP. Sóc Trăng, hai thị xã Vĩnh Châu, Ngã Năm và các huyện Châu Thành, Kế Sách, Mỹ Tú, Cù Lao Dung, Long Phú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Trần Đề (Quyết định thành lập từ cuối năm 2009), trong đó TP. Sóc Trăng là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa xã hội của tỉnh (Địa chí tỉnh Sóc trăng, 2012).
Sóc Trăng có địa giới hành chính tiếp giáp 4 tỉnh trong vùng ĐBSCL - Phía Tây - Bắc giáp tỉnh Hậu Giang.
- Phía Đông - Bắc giáp tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long qua sông Hậu. - Phía Tây - Nam giáp tỉnh Bạc Liêu.
- Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 72 km. Hệ tọa độ 9º14’40” đến 9º33’56’ độ vĩ Bắc và 105º49’37” đến 106º19’01” độ kinh đông (Địa chí tỉnh Sóc trăng, 2012). Đường bờ biển Sóc Trăng được giới hạn bởi 3 cửa sông lớn là: Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh, hình thành lưu vực sông lớn thuận lợi cho giao thông, nuôi trồng thủy hải sản và làm muối. Nhờ vào địa thế đặc biệt, nơi dòng sông Hậu đổ ra biển Đông, Sóc Trăng có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế biển tổng hợp.
2.1.2. Kinh tế - xã hội
Dân số và sự gia tăng dân số
Dân số và sự gia tăng dân số có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và mạng lưới đô thị nói riêng, và là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá quá trình phát triển đô thị.
Sóc Trăng là tỉnh có dân số thuộc mức thấp ở ĐBSCL. Cuối năm 1991, khi tái lập tỉnh, dân số Sóc Trăng là 1.067.167 người. Năm 1995, dân số tỉnh là 1.149.485 người. Năm 2000, dân số Sóc Trăng đạt 1.191.300 người. Theo Tổng cục Thống kê, năm, 2016 là 1.312.490 người, đứng thứ 7/13 ở khu vực ĐBSCL.
Dân số tăng chủ yếu là gia tăng tự nhiên. Những năm 90 của thế kỷ XX, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của tỉnh khá cao trên 2%/năm (năm 1992: 2,14%, năm 1993: 2,11%, năm 1994: 2,06%). Nguyên nhân chủ yếu khiến dân số tăng nhanh là mức sinh cao (năm 1992: 2,5%, năm 1993: 2,5%). Từ năm 1995 về sau, tốc tộ gia tăng dân số giảm rõ rệt (năm 1995: 2,0%, năm 2005: 1,3%, năm 2015: 0,81%). Nguyên nhân chủ yếu là do tỉnh thực hiện công tác kế hoạch hoá gia đình, dẫn đến tỉ lệ gia tăng tự nhiên xuống thấp (năm 2016: 0,68%).
Nguồn: (Cục Thống kê tỉnh Sóc Trăng, 2016)
Hình 2.1. Biểu đồ dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tỉnh Sóc Trăng năm 2005 - 2016
Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp
Theo quy luật khách quan, đô thị hóa phải bắt nguồn từ phát triển nền kinh tế phi nông nghiệp (công nghiệp, thương mại, dịch vụ...) dần dần thay thế cho nền kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, khác với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, đô thị hóa của nước ta có đặc điểm là quá trình đô thị hóa nông thôn thành thành thị, không gắn liền với quá trình CNH mà ĐTH phát triển còn mang tính tự phát.
Năm 2016, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên khoảng 820.900 lao động, cơ cấu lao động năm 2016 trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 59%, công nghiệp và xây dựng là 15%, dịch vụ là 26%.
Sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ đã làm gia tăng nhanh số lượng lao động trong các ngành này, làm thay đổi nhanh chóng tỉ lệ lao động phi nông nghiệp.
Trong đó, đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, công nhân lành nghề tăng khá nhanh phù hợp với nền kinh tế mở. Đội ngũ lao động trong tỉnh có khả năng tham gia hợp tác lao động quốc tế.
Số lượng lao động hoạt động trong ngành công nghiệp và dịch vụ tập trung ở các đô thị tăng đã làm nâng cao đời sống của người dân, nhất là dân cư thành thị. Thu nhập bình quân của người dân đô thị cao hơn nhiều so với thu nhập ở nông thôn.
Cơ cấu lao động phân theo các nhóm ngành kinh tế có sự khác nhau giữa các huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh, vì vậy đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư thành thị.
Trong những năm gần đây, xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động tương đối nhanh, nguyên nhân là do sức hút từ khu công nghiệp, đô thị hóa trên địa bàn thành phố đã thu hút thanh niên từ nông thôn chuyển sang làm việc trong khu công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Nguồn lao động
Sóc Trăng có dân số trẻ nên nguồn lao động dồi dào. Dân số trong độ tuổi lao động năm 2016 là 818.142 người (chiếm 62,16% tổng số dân số). Trong đó nam có 434.218 người, chiếm 53,07%, nữ có 383.924 người, chiếm 46,93%. Khu vực thành thị có 213.149 người, chiếm 26,05%, nông thôn có 604.993 người, chiếm 73,95%.
Trong đó, số người thuộc nhóm tuổi từ 15 -39 tuổi có 541.846 người, chiếm 66,23% so vơi tổng số dân số trong độ tuổi lao động (Báo cáo sở Lao động, 2016).
Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động trong độ tuổi là 79,27% so với tổng dân số trong độ tuổi lao động, trong đó khu vực thành thị là 158.993 chiếm 74,59% so với tổng dân số khu vực thành thị trong độ tuổi lao động, khu vực nông thôn là 489.519 người, chiếm 80,91% so với tổng dân số khu vực nông thôn trong độ tuổi lao động (Báo cáo sở Lao động, 2016).
Tốc độ tăng trưởng dân số thành thị trong những năm gần cao hơn so với tốc độ tăng trưởng dân số nông thôn. Nguyên nhân của hiện tượng này là sự gia tăng cơ học, chủ yếu là sự chuyển cư từ nông thôn ra thành thị trong phạm vi của tỉnh. Quá trình chuyển cư này được giải thích dựa trên các yếu tố sức hút của các yếu tố KT - XH đô thị như là khu vực có thể tạo ra nhiều việc làm có thu nhập cao, có điều kiện cơ sở hạ tầng tốt, chất lượng cuộc sống cao.
Trong quá trình ĐTH, ngành công nghiệp và dịch vụ đang thu hút ngày càng nhiều lao động nông thôn và lao động các hộ nông nghiệp, nhất là ở TP. Sóc Trăng và các địa phương có khu công nghiệp như thị xã Ngã Năm, Vĩnh Châu, xu hướng hoạt động đa dạng hóa ngành nghề của lao động cũng ngày càng tăng. Trong thời gian nông nhàn, người lao động có xu hướng tham gia nhiều hoạt động sản xuất phi nông nghiệp, nhất là ở những địa phương có diện tích đất nông nghiệp thấp, vùng ven thành thị, khu vực xung quanh các khu công nghiệp.
Sự chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đang đi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Giảm dần lao động nông nghiệp, tăng lao động công nghiệp và dịch vụ.
Tuy nhiên, Sóc Trăng cũng là tỉnh có chất lượng lao động thấp, với 9,8% lao động đã qua đào tạo, số lượng lao động nông thôn cao nhưng có trình độ văn hóa thấp và không được đào tạo cơ bản. Điều này càng đòi hỏi tỉnh cần có những biện pháp đào tạo nghề cho người lao động để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng lao động trong quá trình CNH và ĐTH.
Nguồn: (Tổng Cục Thống kê Việt Nam, 2016)
Hình 2.2. Biểu đồ tỉ lệ lao động đã qua đào tạo vùng ĐBSCL năm 2016
Xét theo độ tuổi, Sóc Trăng có kết cấu dân số trẻ. Nhóm người dưới 15 tuổi chiếm tỉ lệ cao, nhóm người từ 60 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ thấp. Dân số trong độ tuổi lao động luôn chiếm khoảng 59% dân số của tỉnh.
2.1.3. Cở sở hạ tầng
Mạng lưới giao thông
Sóc Trăng là tỉnh có vị trị địa lí khá thuận lợi cho việc giao thương và phát triển KT- XH do hệ thống giao kết nối với tất cả các tỉnh trong khu vực ĐBSCL dễ dàng và nhanh chóng với nhiều tuyến quốc lộ được mở rộng và xây dựng mới như ngày nay. Toàn tỉnh có 72 km bờ biển, có 3 cửa sông lớn: Định An, Trần Đề của Sông Hậu và Mỹ Thanh của Sông Mỹ Thanh đổ ra biển Đông rất thuận lợi cho giao thông đường thủy, đường bộ và phát triển kinh tế.
Đường bộ: Hiện nay tỉnh có 4 tuyến Quốc lộ và 14 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài hơn 600 km, hệ thống đường huyện, đường giao thông nông thôn có hơn 3.700km. Khoảng cách từ Sóc Trăng đến các tỉnh, thành lân cận như: Bạc Liêu 50km, . Cần Thơ 63km, Cà Mau 117km, . Hồ Chí Minh 237km. 04 quốc lộ được xem là tuyến đường huyết mạch của khu vực ĐBSCL chạy qua địa bàn tỉnh.
Quốc lộ 1A là quốc lộ dài nhất từ Bắc vào Nam, Đến TP. Hồ Chí Minh ĐBSCL. Đây là tuyến đường đối ngoại chính, quan trọng nhất của tỉnh, hiện tuyến đang được
19,9 14,4 12,6 12,3 12,2 12,0 11,7 11,7 11,6 10,2 10,1 9,9 9,8 9,8 0 5 10 15 20 25 % Đơn vị ĐBSCL Sóc Trăng
đầu tư nâng cấp với quy mô với 4 làn xe cơ giới, tạo điều kiện thuận lợi để kết nối các đô thị lớn giữa tỉnh với vùng ĐBSCL.
Quốc lộ 60 có chiều dài khoảng 110km, bắt đầu từ ngã ba Trung Lương, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, đi qua các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và kết thúc tại TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Quốc lộ 60 được xây dựng giúp rút ngắn đường đi từ TP. Mỹ Tho đến TP. Sóc Trăng trên 50 km so với đi theo tuyến Quốc lộ 1A. Đây là tuyến đường đối ngoại thứ 2 của tỉnh, hiện tuyến đã được đầu tư nâng cấp với quy mô các tuyến đường để phục vụ vận tải trong các tỉnh có quốc lộ đi qua, góp phần hình thành dải đô thị nhỏ của tỉnh.
Quốc lộ Nam Sông Hậu, còn được gọi là quốc lộ 91C, dài 165 km đi từ TP. Cần Thơ qua các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Từ TP. Bạc Liêu đi dọc theo vùng ven biển của tỉnh Sóc Trăng qua các huyện Vĩnh Châu, Trần Đề, Long Phú, rồi theo đường ven sông Hậu qua huyện Kế Sách đến huyện Châu Thành của tỉnh Hậu Giang, sau đó đến quận Cái Răng, TP. Cần Thơ và nối với Quốc lộ 91. Tuyến quốc lộ Nam Sông Hậu đưa vào sử dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu hàng hoá giữa các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ nói riêng với khu vực miền Đông Nam Bộ và cả nước nói chung.