Giải pháp xây dựng đô thị văn minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh sóc trăng (Trang 124 - 144)

Trên địa bàn tỉnh được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng góp phần làm sôi động thêm quá trình đô thị hóa các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Đô thị

hóa gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã trực tiếp làm thay đổi diện mạo các khu vực nội thi và nông thôn của tỉnh Sóc Trăng. Đô thị hóa kích thích và tạo cơ hội để người dân năng động, sáng tạo hơn trong việc tìm kiếm và lựa chọn các phương thức, hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, kinh tế phát triển, đời sống của người lao động được cải thiện, đó là xu hướng chủ đạo và là mặt tích cực của tiến trình đô thị hóa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nói chung và thành phố Sóc Trăng nói riêng. Nhìn từ góc độ văn hóa làn sóng đô thị hóa cùng với sự phát triển hạ tầng văn hóa xã hội, mở rộng mạng lưới thông tin đại chúng, tăng cường quan hệ làm ăn, buôn bán giữa các vùng miền, v.v, đã làm cho diện mạo nông thôn và đời sống tinh thần của cư dân nông thôn ngày càng phong phú, đa dạng hơn. Ở các vùng nông thôn tỉnh Sóc Trăng đã xuất hiện những yếu tố văn hóa đô thị mới mẻ, hiện đại, sự truyền bá các sản phẩm văn hóa, các loại hình văn học, nghệ thuật có giá trị; sự du nhập lối sống, phong cách giao tiếp, ứng xử văn minh, tiến bộ, làm cho văn hóa làng quê có những sắc thái mới. Tuy nhiên, một bất cập dễ nhận ra đó là sự chuyển dịch dân cư nông thôn đô thị đã tạo ra khoảng trống trong tư duy nông nghiệp của người dân với lối sống mang đậm dấu ấn của nền văn minh nông nghiệp trong môi trường đô thị cần một tư duy đô thị và tác phong công nghiệp. Tiến trình phát triển đô thị tỉnh Sóc Trăng hiện nay cho thấy, tư duy và lối sống nông nghiệp của các cộng đồng dân cư còn phổ biến. Các chính sách nhằm xây dựng một lối sống đô thị phù hợp với tiến trình đô thị hóa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng mới chỉ ở bước khởi đầu. Việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị còn mang tính tự phát, định hướng xây dựng nếp sống văn minh đô thị còn đang trong quá trình xây dựng.

Quy hoạch xây dựng đô thị là nghệ thuật về tổ chức không gian sống cho các đô thi và các khu vực đô thị. Nó không chỉ dừng lại ở việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị. Quan trọng hơn nó còn phải xây dựng được một hệ văn hóa, lối sống cộng đồng trong đô thị. Điều đó thể hiện tầm nhìn chiến lược cho sự phát triển bền vững của đô thị. Công tác quy hoạch đô thị ở Việt Nam nói chung, thành phố Sóc Trăng và tỉnh Sóc Trăng nói riêng hiện chưa thực sự

chú ý tới các yếu tố phát triển nhân văn trong đô thị. Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009 tại khoản 3, Điều 6, Chương I đề cập đến yêu cầu công tác quy hoạch đô thị chú ý yếu tố nhân văn: “Bảo vệ môi trường, phòng ngừa hiểm hoạ ảnh hưởng đến cộng đồng, cải thiện cảnh quan, bảo tồn các di tích văn hóa, lịch sử và nét đặc trưng địa phương thông qua việc đánh giá môi trường chiến lược

trong quá trình lập quy hoạch đô thị”. Yếu tố ý thức xã hội thể hiện qua tư duy, lối

sống, nếp sống cư dân đô thị không được chú ý trong chiến lược phát triển đô thị đã tạo ra một khoảng cách khá xa với yếu tố tồn tại xã hội thể hiện qua chất lượng, số lượng công trình hạ tầng đô thị, cảnh quan, môi trường đô thị và sự phát triển của khoa học, kĩ thuật. Khoảng cách đó là nguyên nhân cơ bản tạo nên bộ mặt đô thị phát triển không đồng bộ hiện nay của các đô thị Việt Nam.

Tổ chức thực hiện các đồ án quy hoạch được duyệt như công bố công khai, rộng rãi các đồ án quy hoạch cho dân biết, kiểm tra và thực hiện, công bố mốc giới đường đỏ, công khai các thủ tục hành chính trong việc quản lí quy hoạch.

Nghiên cứu đổi mới và ban hành đồng bộ các văn bản quản lí kiến trúc và quy hoạch đô thị như: chính sách bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hóa dân tộc và phát triển kiến trúc đô thị hiện tại, xây dựng quy hoạch chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị, kết hợp với xây dựng mô hình đô thị mới và đơn vị ở phù hợp với điều kiện thực tiễn tỉnh nhà, hoàn chỉnh bộ máy quản lí kiến trúc quy hoạch ở địa phương, đánh giá kết quả tổ chức thực hiện chế độ kiến trúc sư trưởng để mở rộng phạm vi áp dụng cho một số đô thị khác.

Triển khai các biện pháp thiết lập lại trật tự kỷ cương trong quản lí quy hoạch xây dựng đô thị, tổ chức công bố các vùng cấm xây dựng trong đô thị theo quy định của pháp luật để nhân dân biết, thực hiện, tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm thiết lập lại trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông trong đô thị.

Chính sách quản lí môi trường đô thị: Tiếp tục tổ chức thực hiện Luật bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn luật bảo vệ môi trường trong đô thị, xây dựng chính sách về xử phạt hành chính và thu thuế hoặc lệ phí đối với các chất thải ô nhiễm môi trường đô thị, xây dựng chính sách sử dụng lao động công ích, huy động sự đóng

góp của cộng đồng vào việc đảm bảo vệ sinh đô thị. Nghiên cứu xây dựng các mô hình đô thị đơn vị cư trú theo quan điểm sinh thái học.

Giải pháp phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, bền vững: Đổi mới phương pháp lãnh đạo, điều hành và nâng cao năng lực của các cấp chính quyền tỉnh, quan tâm giải quyết kịp thời, triệt để những vấn đề bức xúc trong nhân dân.

Tăng cường bộ máy và công tác quản lí đô thị. Quản lí toàn diện các lĩnh vực gồm quy hoạch, kiến trúc, môi trường, trật tự an toàn đô thị.

Quan tâm xây dựng hạ tầng giao thông, các hạ tầng kĩ thuật và xã hội khác trong các khu đô thị.

Có biện pháp quản lí các ngành nghề nhạy cảm, đảm bảo môi trường văn hoá, tinh thần lành mạnh, hạn chế phát triển các tệ nạn xã hội.

Di dời các nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm môi trường, các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp xen lẫn khu dân cư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và có công trình xử lí ô nhiễm.

Thường xuyên rà soát các quy hoạch để phát triển đồng bộ mạng lưới kết cấu hạ tầng, nhất là mạng lưới đường vành đai, đường xuyên tâm, cấp điện, cấp thoát nước, hệ thống cây xanh, công viên.

Đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các huyện trọng điểm của tỉnh, nhất là trong các lĩnh vực, áp dụng khoa học, kĩ thuật trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, đào tạo nghề, xây dựng các tour du lịch, các khu xử lí chất thải rắn, nghĩa trang... quy mô lớn phục vụ chung cho thành phố và các huyện.

Tăng cường công tác quản lí các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên đất, nước, rừng, biển, khoáng sản. Bổ sung, hoàn chỉnh các quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên, phối hợp các Bộ, ngành Trung ương tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên, môi trường biển, lập quy hoạch quản lí tổng hợp vùng đới bờ.

Đầu tư xây dựng đồng bộ các công trình phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng. Triển khai các dự án tái định cư, bố trí, sắp xếp ổn định dân cư ở các khu vực ven biển, ven sông chịu ảnh hưởng thiệt hại nặng nề từ thiên tai lũ lụt gắn với quy hoạch xây dựng các xã nông thôn mới.

Phổ biến thông tin, hỗ trợ kĩ thuật để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất áp dụng hệ thống tiêu chuẩn môi trường quốc gai. Giám sát chặt chẽ các hoạt động sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, kiên quyết xử lí các trường hợp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như khu công nghiệp An Nghiệp, xung quanh những con kênh thoát nước ở TP. Sóc Trăng kênh Vành Đai 2, kênh Cô Bắc ở Phường 3, kênh Cầu Xéo ở Phường 5, kênh 8 Thước ở Phường 2…

Kinh nghiệm từ nhiều quốc gia cho thấy một trong những nhân tố thành công của quá trình đô thị hoá phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lí đô thị. Tỉnh đã xác định đây là nhiệm vụ của nhiều cấp ngành và của mọi người trong toàn xã hội bằng cách.

Thay đổi một cách căn bản tư duy quản lí đô thị theo hướng đô thị hoá với các tiêu chuẩn quốc tế. Với quan điểm này tỉnh đang chủ động dần vai trò của quản lí nhà nước sang vai trò là điều hành, bảo vệ và hỗ trợ.

Tiến hành phân quyền quản lí đô thị, phân rõ nhiệm vụ, nội dung, quy trình của công tác quản lí đô thị của các cấp chính quyền từ thành phố đến các phường, xã cùng bộ máy chuyên môn, tránh chồng chéo trong quản lí đô thị.

3.3.5. Giải pháp quy hoạch các điểm dân cư phi nông nghiệp

Tái cơ cấu nông nghiệp là tổ chức lại sản xuất để có giái trị tăng cao hơn, đưa thu nhập của người làm nông nghiệp cao hơn, thu hẹp khoảng cách về thu nhập, phát triển giữa người dân nông thôn và người dân đô thị. Tái cơ cấu nông nghiệp thành công cần ứng dụng mạnh mẽ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lí nông nghiệp và đẩy nhanh công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Về mặt kinh tế, tái cơ cấu nông nghiệp cần tập trung khai thác và tận dụng tốt lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn theo hình thức trang trại, gia trại, khu nông nghiệp công nghệ cao, đạt các tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về an toàn vệ sinh thực phẩm. Cơ cấu lại hệ thống tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản

phẩm; khuyến khích doanh nghiệp liên kết, kí kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân, phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Phát triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp sử dụng nhiều lao động, giải quyết việc làm đảm bảo cho người lao động nông thôn có thu nhập, đời sống ổn định theo tinh thần li nông, bất li hương.

Mặt khác tái cơ cấu nông nghiệp phải gắn liền với xây dựng nông thôn mới, đây là hai vấn đề gắn kết chặt chẽ trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội. Cùng với phát triển sản xuất cần phát triển hạ tầng nông thôn, kết nối các làng xã đến thị trấn, trung tâm tỉnh, thành phố. Phát triển các khu đô thị nhỏ, các cụm dân cư với cách thức tổ chức cuộc sống tương tự như dân cư thành thị. Như vậy tái cơ cấu nông nghiệp – xây dựng nông thôn mới sẽ liên quan đến một số mặt trong tổ chức không gian khu vực nông thôn như: Tổ chức các vùng chuyên canh trong sản xuất nông nghiệp. Tổ chức các điểm sản xuất công nghiệp dịch vụ nông nghiệp, chế biến nông sản. Tổ chức các điểm dịch vụ khuyến nông và khoa học công nghệ trong nông nghiêp. Tổ chức các điểm dịch vụ thị trường sản phẩm nông nghiệp. Tổ chức hệ thống các đô thị nhỏ, thị tứ, điểm dân cư tập trung hoặc cụm dân cư và cơ sở hạ tầng xã hội phục vụ dân cư nông thôn theo hướng đô thị hóa tại chỗ. Tổ chức hạ tầng kĩ thuật khung phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất dân cư nông thôn.

Các mặt trên đây trong tổ chức không gian khu vực nông thôn chỉ được giải quyết cơ bản ở quy hoạch vùng huyện hoặc liên huyện, vì trong quy hoạch vùng tỉnh chỉ giải quyết các định hướng chung cho khu vực nông thôn, không tổ chức mạng lưới cụ thể cho khu vực này, chưa tạo cơ sở định hướng cho việc tổ chức không gian trên địa bàn xã về các mặt trên.

Các vấn đề đặt ra đối với công tác quy hoạch và quản lí xây dựng theo tiêu chí quy hoạch trong trong thời gian tới.

Qua thực trạng công tác quy hoạch và quản lý xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch trên địa bàn xã, thực trạng và triển vọng phát triển khu vực nông thôn trong vùng, một số vấn đề chủ yếu được đặt ra đối với công tác quy hoạch và quản lí xây dựng khu vực nông thôn trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp – xây dựng nông thôn mới vùng miền trong cả nước sau đây.

Về định hướng phát triển không gian khu vực nông thôn

Hoạch định các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện hoặc liên huyện.

Tổ chức sản xuất công nghiệp từ nông nghiệp, dịch vụ khoa học trong nông nghiệp và xác định mạng lưới các điểm sản xuất, dịch vụ phù hợp với tổ chức sản xuất, dịch vụ từ nông nghiệp trên địa bàn huyện hoặc liên huyện;

Hoạch định mạng lưới thị trấn, thị tứ, điểm dân cư tập trung trên địa bàn huyện hoặc liên huyện. Gắn kết hệ thống này với các điểm sản xuất, dịch vụ từ nông nghiệp. Tạo điều kiện cho quá trình đô thị hoá tại chỗ, phát triển dân cư phi nông nghiệp trên địa bàn cấp huyện, xã.

Quy hoạch mạng lưới hạ tầng khung phục vụ sản xuất và liên kết giữa địa bàn sản xuất với khu dân cư, giữa các khu dân cư với nhau trên địa bàn cấp huyện.

Rà soát, hoàn thiện quy chuẩn, tiêu chuẩn phù hợp với thực tế và phát triển qua kinh nghiệm quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn quốc. Rà soát nâng cao chất lượng tiêu chí các đồ án quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới trên cơ sở các hoạch định của quy hoạch xây dựng vùng huyện mang tính đa ngành, do các hoạch định này không thể được đề xuất khi lập quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới cho từng xã riêng biệt.

Quản lí xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch cần dựa trên việc xây dựng Quy định quản lí xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới và cập nhật thay đổi theo các hoạch định của quy hoạch xây dựng vùng huyện có liên quan đến xã đó.

Tiểu kết chương 3

Để có hướng đi đúng đắn về phát triển đô thị và các điểm dân cư trong quá trình phát triển KT - XH và đô thị hóa, hiện đại hóa. Việc quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và điểm dân cư Sóc Trăng đến năm 2025 và xa hơn là một trong những yêu cầu và là một nhiệm vụ quan trọng nhằm định hình tổng thể cho quá trình đô thị hóa phù hợp với sự phát triển chung của đất nước.

Các định hướng, mục tiêu và các giải pháp phát triển mạng lưới đô thị tỉnh Sóc Trăng được xây dựng dựa trên cơ sở các mục tiêu chung trong quá trình phát triển KT - XH và môi trường của tỉnh. Các giải pháp này tập trung vào việc hoàn thiện kết cấu hạ tầng, đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển các ngành và các lĩnh vực trọng điểm. Thực hiện điều chỉnh tổng thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất Sóc Trăng đến năm 2025 và định hướng cho phát triển chức năng đô thị. Hoàn thiện, mở rộng ảnh hưởng của hệ thống các đô thị hiện tại cũng như các điểm thị tứ trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh sóc trăng (Trang 124 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)