Phát triển, phân bố đô thị mạng lưới đô thị ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh sóc trăng (Trang 40 - 48)

Lịch sử hình thành và phát triển đô thị ở Việt Nam

Việt Nam đã có lịch sử phát triển đô thị từ rất lâu đời. Đến thập kỷ 90, số lượng đô thị đã lên đến khoảng 500 đô thị. Từ đó đến nay, số lượng đô thị tiếp tục tăng lên nhanh chóng, năm 2017 cả nước đã có 795 đô thị, với tỉ lệ đô thị hoá đạt 34,1% gồm: 02 đô thị đặc biệt (Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh), 17 đô thị loại I trong đó có 03 đô thị loại I trực thuộc TW (Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ), 25 đô thị loại II, 41 đô thị loại III, 84 đô thị loại IV và 682 đô thị loại V.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế Giới, Việt Nam đang đô thị hóa nhanh chóng, từ đó dẫn tới không gian và dân số tại các đô thị tăng nhanh. Hai thành phố lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang phát triển nhanh hơn nhiều so với tất cả các thành phố khác. Trên thực tế, hai thành phố này chi phối phát triển đô thị của cả quốc gia.

Nguồn: (Tổng Cục Thống kê Việt Nam, 2016)

Các đô thị lớn như ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng đã có phát triển kinh tế nhất định, số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ thương mại cũng tăng mạnh hơn. Tại đây, các động lực phát triển mới đang chuyển dịch mạnh mẽ sang các lĩnh vực giáo dục, dịch vụ tài chính – ngân hàng, bất động sản, viễn thông và truyền thông… Các nơi có điều kiện tự nhiên đặc biệt như Hạ Long, Nha Trang, Đà Lạt, Sa Pa, Phú Quốc… hay các đô thị có di sản văn hóa - lịch sử tầm cỡ quốc gia và quốc tế như Huế, Hội An, Hạ Long, Côn Đảo,…thì du lịch đã trở thành động lực phát triển chính. Hạ tầng xã hội và hạ tầng kĩ thuật các đô thị loại II trở lên đã được tăng cường, đô thị loại IV trở lên đã được nâng cấp, cải thiện điều kiện hạ tầng cơ sở (điện đường, trường trạm, môi trường nước, rác…) nhờ các khoản đầu tư trong và ngoài nước.

Thời kì sơ khai hình thành đô thị: Vùng Việt Trì có trung tâm hành chính kinh tế và quần cư của nước Văn Lang, đồng thời là trạm dịch đầu tiên của người Việt Cổ. Trạm dịch có vị trí thuận lợi ở ngã ba sông Đà, sông Hồng, sông Lô, điểm nối giữa vùng đồi núi có tài nguyên khoáng sản và vùng đồng bằng cấy lúa, tập trung đông dân cư.

Cổ Loa là đô thị kinh thành của nhà nước Âu Lạc cổ đại, đồng thời là đô thị trạm dịch ở giáp ranh giữa trung du và châu thổ đồng bằng sông Hồng,

Cùng với sự ra đời của nền văn hóa Sa Huỳnh, một số cảng trong thành thị phát triển gắn liền với việc mua bán bằng đường biển với nước ngoài như Chiêu Cảng (Hội An), Ốc Eo (An Giang) theo tuyến đường ven biển từ bờ biển Đông Nam Trung Quốc qua vịnh Bắc Bộ, dọc bờ biển miền Trung đến Hà Tiên, vịnh Thái Lan. Các cảng thị sớm hình thành và phát triển do Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi cho tàu thuyền quá cảnh và kết hợp thu mua lâm hải sản phong phú.

Thời kì phong kiến: Khi nước Đại Việt ta giành lại tự chủ, trung tâm kinh đô chính trị được dịch chuyển nhiều nơi từ Cổ Loa đến Hoa Lư (nhà Đinh), đến Thiên Trường (nhà Trần), Tây Đô (nhà Hồ), Phú Xuân - Huế (nhà Nguyễn) và Thăng Long - Đông Đô - Kẻ Chợ trên cơ sở Tống Bình, đô thị cổ Đại La và Thăng Long.

Các đô thị thương mại trạm dịch vẫn tiếp tục được hình thành như Vĩnh Bình (Lạng Sơn), Vân Đồn (Quảng Ninh) thế kỷ XI-XIV, cảng thị Phố Hiến (Hưng Yên),

Hội An (Đà Nẵng), Sài Gòn - Gia Định thế kỷ XVII - XVIII, Hải Phòng, Đà Nẵng thế kỷ XIX.

Trong thời kì này, mặc dù đã hình thành một số đô thị khá lớn ở những khu vực có vị trí địa lí thuận lợi, những thương cảng hay những làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Nhưng do chưa đặt trọng tâm vào phát triển công nghiệp và thương nghiệp, cùng với những chính sách bài ngoại, bế quan tỏa cảng kéo dài, nên các đô thị chỉ giống như những bến chợ, phố chợ họp theo phiên trải khắp. Nền nông nghiệp tự cung tự túc vẫn còn được coi trọng tại các đô thị.

Thời kì Pháp thuộc: Thực dân Pháp dùng chính sách “chia để trị” với tổ chức các huyện, tỉnh quy mô nhỏ. Một mạng lưới đô thị hành chính nhỏ “lị sở” kèm theo đồn trú được hình thành rãi đều khắp lãnh thổ đất nước, tuy cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, kém phát triển. Một số ít đô thị khai khoáng hình thành ở miền Bắc, một số xí nghiệp công nghiệp nhẹ cung cấp sản phẩm tiêu dùng trong nước, một số xí nghiệp chế biến lương thực thực phẩm được xây dựng các đô thị có chức năng nhất định được hình thành như than Quảng Ninh, dệt Nam Định, cơ khí bia rượu Hà Nội, Sài Gòn, xay xát gạo Hải Dương, Mỹ Tho, Cần Thơ, nước mắm Phan Thiết, Nam Ô, Cát Hải, đồ gốm Thanh Hóa, Bát Tràng, đường Biên Hòa, sửa chữa toa xe Vinh, cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn, cao su Đồng Nai, sơ chế kẽm Quảng Yên, xi măng Hải Phòng.

Đến năm 30 của thế kỷ XX, nổi lên vài đô thị trung bình như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn, Đà Nẵng, tách biệt khỏi nông thôn. Còn lại hầu hết là đô thị hành chính nhỏ, đô thị đồn trú dọc biên giới như Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai. Dân số đô thị chỉ đạt dưới 10% so với tổng dân số cả nước.

Từ năm 1945 đến 1975: Miền Bắc gia tăng tốc độ đô thị hóa, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp đi đôi với hợp tác hóa, cơ khí hóa, thủy lợi hóa. Tại các đô thị lớn nhỏ, chính quyền các cấp xây dựng một hệ thống công trình phúc lợi công cộng khá hòan chỉnh: Nhà trẻ, trường học, bệnh viện, câu lạc bộ, nhà hát, bảo tồn.

Miền Nam, dân cư nông thôn dồn vào ấp chiến lược, xây dựng hệ thống đường giao thông và sân bay chiến lược. Tốc độ đô thị hóa nhanh (những năm 60 của thế kỉ XX) thông qua việc mở rộng đô thị cũ (Sài Gòn, Biên Hòa, Đà Nẵng, Cần Thơ, Buôn

Mê Thuột, Pleiku . . .) hình thành những đô thị mới bên cạnh các căn cứ quân sự (Cam Ranh, Trà Nóc, Vị Thanh, Mộc Hóa, Đắc Tô, Xuân Lộc, Chu Lai, Phú Bài) và các ấp chiến lược theo kiểu “thị tứ” dọc các đường huyết mạch. Tỉ lệ dân số đô thị so với tổng dân số miền Nam từ 10% tăng lên 30%, hệ thống đô thị phát triển nhanh, nhưng mục tiêu chủ yếu là phục vụ chiến tranh.

Từ năm 1975 đến nay: Sau giải phóng, nước ta có hai hệ thống đô thị mà cấu trúc không hoàn toàn giống nhau, cần điều chỉnh cho đồng nhất, từ phân vùng kinh tế, phân bố công nghiệp cho đến phân bố dân cư trên lãnh thổ.

Cần tăng cường hạ tầng cơ sở đô thị để tạo khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, mở rộng một số cảng biển xuất nhập khẩu, một số cửa khẩu biên giới để hòa nhập vào thị trường khu vực, quốc tế, kết hợp chiến lược phát triển mở rộng du lịch, nghỉ dưỡng, giao tiếp đón khách quốc tế.

Bảng 1.2. Dân số đô thị Việt Nam thời kì 1975 – 2017

Năm Tổng số dân (triệu người) Dân số đô thị (nghìn người) Tỉ lệ dân cư đô thị (%) 1975 48.729 9.236 19,0 1980 54.373 10.566 19,4 1985 61.049 12.061 19,8 1990 68.210 13.957 20,5 1995 75.199 16.866 22,4 2000 80.286 19.715 24,6 2005 84.204 23.175 27,5 2010 88,358 27.064 30,6 2015 93.448 31.372 33,6 2016 94.444 32.247 34,1 2017 95.415 33.121 34,7

Nguồn: (Tổng Cục Thống kê Việt Nam, 2016)

Phân bố đô thị phân tán trong không gian

Mạng lưới đô thị không thuần nhất đó là sản phẩm của những xáo trộn liên tục, của những chính sách nhất thời và khác nhau giữa hai miền. Đến khi thống nhất đất nước (1975) chúng ta kế thừa một mạng lưới đô thị có nhiều loại hình, nhiều tính chất khác nhau:

Đô thị công nghiệp: Thái Nguyên, Việt Trì, Biên Hòa, Cẩm Phả, Hòn Gai, Uông Bí, Phả Lại.

Đô thị tổng hợp: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Nam Định, Vinh, Thanh Hóa, Cần Thơ...

Đô thị cảng: Hải Phòng, Quy Nhơn, Cam Ranh...

Đô thị cửa khẩu: Móng Cái, Lào Cai, Lao Bảo, Lạng Sơn...

Đô thị nghỉ dưỡng: Hạ Long, Sapa, Sầm Sơn, Cửa Lò, Đà Lạt, Vũng Tàu...

Đô thị đầu mối giao thông: Đông Hà, Việt Trì...Đô thị hành chính: Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Đồng Hới, Quảng Ngãi, Tuy Hòa, Bến Tre...

Hiện nay, các mạng lưới đô thị này được liên kết lại bằng hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc, đang góp phần tích cực vào sự phát triển của đất nước.

Đô thị của nước ta có quy luật phân bố không đều, ngoài hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thì đa phần là các đô thị vừa và nhỏ. Ở hai thành phố này đã chiếm 33,8% dân số đô thị của cả nước. Xu hướng tập trung dân vào các thành phố lớn nhất lại đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn là vào các đô thị trung bình và nhỏ. Các thị trấn tuy có nhiều, nhưng quy mô dân số dân trung bình còn thấp, trong đó có một tỉ lệ khá lớn còn làm việc trong nông – lâm – ngư nghiệp. Các đô thị có dân số dưới 50 nghìn người thì ảnh hưởng còn hạn chế, thường là các đô thị hành chính, các trung tâm công nghiệp nhỏ hay các đô thị có chức năng riêng.

Các đô thị ra đời và phát triển trên cơ sở sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, hành chính. Rất ít đô thị phát triển mạnh mẽ dựa vào sản xuất công nghiệp. Tác phong và lối sống nông nghiệp vẫn còn phổ biến trong dân cư đô thị, nhất là ở các đô thị vừa và nhỏ.

Đô thị nước ta có quy mô hạn chế, phân bố phân tán, tản mạn, đa phần là đô thị nhỏ, nửa đô thị, nửa nông thôn. Sự rải đều của các đô thị nhỏ làm hạn chế khả năng đầu tư và phát triển kinh tế, dẫn đến việc nông thôn hóa đô thị, đô thị không đủ sức phát triển.

Phân bố đô thị giữa các vùng

Các đô thị thường phân bố dọc theo các tuyến đường giao thông, theo các thung lũng sông lớn hay dọc theo bờ biển.

Phân bố thành từng cụm (rõ nhất là trong quan hệ giữa các thành phố lớn làm hạt nhân và các đô thị vệ tinh).

Phân bố theo thứ bậc (thể hiện rõ trong quan hệ thứ bậc quản lí hành chính. Xét theo không gian mạng lưới đô thị Việt Nam phân bố rộng khắp các vùng trong cả nước (trước hết là các đô thị hành chính), nhưng không cân đối giữa các vùng, số lượng đô thị nhiều nhất là ở Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, ĐBSCL. Tuy nhiên, các đô thị lớn về quy mô dân số và tiềm lực kinh tế lại phân bố chủ yếu ở hai vùng kinh tế trọng điểm phía bắc và phía nam. Trình độ đô thị hóa và chất lượng cuộc sống dân cư đô thị là khá chênh lệch giữa các vùng và trong từng đô thị.

Ở vùng núi và cao nguyên quá trình đô thị hóa nói chung gặp khó khăn hơn, thành phố mạng lưới đô thị dày đặc nhất cả nước, nhưng lại chủ yếu là các thị trấn nhỏ, nên tỉ lệ dân số đô thị vẫn rất thấp 27,3%, thấp hơn mức trung bình cả nước.

Vùng Đông Nam Bộ là vùng có tỉ lệ đô thị hóa, tỉ lệ dân số đô thị của vùng so với dân số đô thị của cả nước và mật độ phân bố đô thị cao nhất cả nước.

ĐBSCL chủ yếu là các thị xã, thị trấn nhỏ, phân bố rải đều. Ở đây có đô thị lớn nhất là TP. Cần Thơ – đô thị loại 1, thành phố trực thuộc trung ương.

Bảng 1.3. Tỉ lệ dân số thành thị và tốc độ đô thị hóa bình quân từng giai đoạn phân theo vùng, thời kì 1999 – 2015

(Đơn vị: %)

Vùng

Tỉ lệ dân số thành thị Tốc độ đô thị hóa bình quân giai đoạn 1999 2009 2015 1999 - 2009 2009 - 2015

Cả nước 23,7 29,6 32,8 2,63 2,0

Đồng bằng Sồng Hồng 13,8 15,9 16,6 5,28 4,2

Trung du và miền núi

Bắc Bộ 21,1 29,3 33,6 3,12 3,2

Bắc trung bộ và

Duyên hải Miền Trung 19,1 24,0 26,9 3,09 1,8

Tây Nguyên 27,2 28,2 28,6 4,38 4,2

Đông Nam Bộ 55,1 57,2 61,9 4,11 1,9

Đồng bằng sông Cửu

Long 17,2 22,8 24,5 4,07 3,4

Nguồn: (Tổng Cục Thống kê Việt Nam, 2016) Theo tiêu chuẩn phân loại đô thị Việt Nam, cho đến năm 2016, nước ta có 770 điểm dân cư đô thị được phân chia theo các vùng như sau:

Bảng 1.4. Đô thị và dân số đô thị Việt Nam phân theo vùng năm 2016 Vùng Số lượng đô thị Trong đó Số dân đô thị (nghìn người) Tỉ lệ dân đô thị so với cả nước (%) Quận Thành phố thuộc tỉnh Thị Thị trấn Cả nước 770 49 67 51 603 31986,1 100 Đồng bằng Sồng Hồng 155 19 13 6 117 7645,3 23,90 Trung du và miền núi Bắc Bộ 159 0 15 4 140 2195,2 6,86 Bắc trung bộ và Duyên hải Miền Trung 181 6 15 16 144 5692,1 17,78 Tây Nguyên 58 0 5 4 49 1656,0 5,18 Đông Nam Bộ 65 19 5 8 33 10346,7 32,35 Đồng bằng sông Cửu Long 152 5 14 13 120 4450,8 13,93

Nguồn: (Tổng Cục Thống kê Việt Nam, 2016) Như vậy mạng lưới đô thị nước ta vừa rải đều trên các vùng lãnh thổ, vừa tập trung vào các vùng phát triển hơn. Phần lớn các thành phố, thị xã ở nước ta phân bố ven các dòng sông lớn, các vùng cửa sông ven biển. Trong khi đó, ở các khu vực như Tây Nguyên, Tây Bắc thì mạng lưới đô thị rất thưa thớt, quy mô đô thị nhỏ, ảnh hưởng của các đô thị rất hạn chế.

Định hướng phát triển không gian đô thị cả nước theo hướng bảo đảm phát triển hợp lí các vùng đô thị gắn với việc phát triển các cực tăng trưởng chủ đạo và thứ cấp quốc gia. Đồng thời, bảo đảm phát triển theo mạng lưới, có sự liên kết theo từng cấp, loại đô thị. Trong tương lai sẽ ưu tiên phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng

đô thị lớn và các khu kinh tế tổng hợp đóng vai trò là cực tăng trưởng chủ đạo cấp quốc gia, ưu tiên phát triển các vùng đô thị hóa cơ bản, giảm thiểu sự phát triển phân tán, cục bộ, đầu tư xây dựng, nâng cấp các đô thị đóng vai trò là trung tâm vùng, tiểu vùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh sóc trăng (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)