Các nhân tố ảnh hưởng đến nông nghiệp đôthị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố cần thơ (Trang 32 - 36)

- Vị trí địa lý

Vị trí địa lý (tự nhiên, kinh tế, giao thông) có vai trò đặc biệt quan trọng, là một nhân tố tác động đến hướng chuyên môn hóa, đến trình độ, quy mô và hiệu quả sản xuất của NNĐT.

- Các nhân tố kinh tế - xã hội

+ Dân số và lao động

Dân cư và lao động ảnh hưởng tới hoạt động NNĐT dưới 2 góc độ: là lực lượng sản xuất trực tiếp và là nguồn tiêu thụ nông sản. Dân số đô thị ngày càng tăng về số lượng và chất lượng nên cũng đòi hỏi một thị trường tiêu thụ sản phẩm của NNĐT càng lớn, nhất là sản phẩm tươi sống (rau, hoa, quả, thịt, trứng, sữa). Tuy nhiên, người tiêu dùng đô thị rất khắt khe và khó tính, thường có những đòi hỏi, yêu cầu cao về hình thức, mẫu mã, chất lượng và độ an toàn của sản phẩm. Những đặc điểm trên sẽ quy định quy mô, cơ cấu cây trồng, vật nuôi của NNĐT.

Nguồn lao động được coi là nhân tố quan trọng để phát triển NNĐT theo chiều rộng và chiều sâu. Ở các đô thị, lao động nông nghiệp thường thiếu hụt do bị cạnh tranh với các hoạt động kinh tế khác. Đặc biệt, lao động nông nghiệp bị chi phối bởi tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thu nhập bấp bênh là nguyên nhân chính dẫn đến lao động nông nghiệp di cư vào các Thành phố lớn tìm việc làm. Nhưng nông dân ở đô thị lại có sự khác biệt trong việc nắm bắt nhu cầu của thị trường, áp dụng trình độ sản xuất, khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp mà vẫn cung ứng số lượng lớn nhu cầu LT-TP cho số dân đô thị. Vì vậy, họ sẽ trở thành nhân tố thúc đẩy sự phát triển của NNĐT.

+ Vốn đầu tư và thị trường tiêu thụ

Vốn đầu tưvà thị trường tiêu thụ có tác động mạnh đến sản xuất NNĐT và giá cả nông sản. Vốn đầu tư có vai trò to lớn đối với quá trình phát triển và phân bố nông nghiệp. Quy mô và số lượng vốn, việc cung cấp và khả năng tiếp cận vốn đóng vai trò quan trọng để thay đổi giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp, hiện đại hóa công cụ lao động, hệ thống thủy lợi, áp dụng các quy trình kĩ thuật sản xuất mới, mở rộng quy mô cũng như trình độ sản xuất.

Thị trường tiêu thụ không chỉ là nhân tố tích cực thúc đẩy NNĐT phát triển, tác động đến giá cả của nông sản. Thị trường tiêu thụ vừa góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất, vừa có tác dụng điều tiết sản xuất, lại vừa tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp. Nhu cầu của thị trường tiêu thụ sẽ quyết định đến số lượng, chất lượng và chủng loại của sản phẩm nông nghiệp.

+ Khoa học - công nghệ

Khoa học - công nghệ đã thực sự trở thành đòn bẩy thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển NNĐT. Nhờ nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật con người đã tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi cho năng xuất và hiệu quả kinh tế cao. Khắc phục được những hạn chế của tự nhiên, chủ động hơn trong hoạt động sản suất, tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế NNĐT theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Công nghiệp hóa và đô thị hóa

CNH và ĐTH là xu thế tất yếu của mỗi quốc gia trên con đường phát triển. Quá trình CNH và ĐTH có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển NNĐT theo 2 chiều hướng tích cực và tiêu cực. Hiện nay, ở các đô thị lớn các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển nhanh chóng, nhu cầu của người tiêu dùng và nguyên liệu chế biến của công nghiệp tăng nhanh đã kích thích NNĐT phát triển. Thu nhập người lao động được cải thiện, tiết kiệm chi tiêu hộ gia đình cho thực phẩm. Nông nghiệp đô thị có thể cải thiện cả lượng thức ăn (cải thiện khả năng tiếp cận nguồn protein rẻ tiền) và chất lượng thực phẩm có thể cải thiện (các gia đình nghèo thành thị tham gia trồng trọt ăn nhiều rau tươi hơn các gia đình khác trong cùng loại thu nhập). Song quá trình CNH, ĐTH cũng khiến NNĐT đứng trước sức ép rất lớn của việc giảm diện tích đất canh tác, của tình trạng thiếu hụt lao động nông nghiệp và vấn đề ô nhiễm môi trường đô thị đang là vấn đề đáng lo ngại ở các đô thị lớn.

+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng bao gồm đường giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống điện nước ảnh hưởng rõ rệt tới việc phát triển NNĐT. Để có thể phát triển NNĐT theo hướng sản xuất hàng hóa, thì một trong những điều kiện quan trọng đầu tiên là cơ sở hạ tầng. Thực tiễn cho thấy, ở những vùng có cơ sở hạ tầng tốt, được trang bị hiện đại, đồng bộ, được xây dựng và phân bố hợp lý thường là những vùng NNĐT phát triển mạnh và ngược lại.

Cơ sở vật chất kỹ thuật gồm có hệ thống thủy lợi, khuyến nông, trạm, trại giống, các cơ sở chế biến, giết mổ, thu gom nông sản. Nơi nào có cơ sở vật chất kĩ

thuật tốt thì NNĐT sẽ đạt hiệu quả cao, phát triển mạnh theo hướng về sản xuất hàng hóa. Và ngược lại, khi hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật kém hoặc thiếu thì sẽ khó có thể hình thành và phát triển NNĐT một cách hiệu quả.

+ Đường lối chính sách phát triển nông nghiệp

Đường lối chính sách phát triển nông nghiệp có tác động rất mạnh đến việc hình thành và phát triển NNĐT. Sự điều hành vĩ mô của Nhà nước với các chính sách, chế độ, biện pháp đúng đắn sẽ thúc đẩy NNĐT phát triển, khai thác tốt nhất mọi tiềm năng thế mạnh của khu vực đô thị, thúc đẩy phát triển NNĐT theo hướng hàng hóa (theo yêu cầu của thị trường). Ngược lại, nếu hệ thống chính sách không phù hợp sẽ kìm hãm, thậm chí đẩy lùi quá trình phát triển NNĐT.

-Các nhân tố tự nhiên

+ Địa hình

Địa hình cũng ảnh hưởng đến phát triển NNĐT. Ở đô thị, nơi nào có địa hình thấp, bằng phẳng thì thường có điều kiện thuận lợi phát triển NNĐT, hình thành các vùng sản xuất tập trung. Ở những nơi có địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn, ít sức hấp dẫn thì sẽ gây khó khăn cho phát triển NNĐT

+ Đất

Đất đai được coi là tư liệu sản xuất chủ yếu của NNĐT. Quy mô sản xuất, trình độ phát triển, mức độ thâm canh, phương hướng sản xuất và cả việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp lệ thuộc vào số lượng và chất lượng của đất đai. Sự phân hóa các loại đất trồng khác nhau là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố cây trồng, vật nuôi. Hiện nay, do quá trình CNH và ĐTH phát triển mạnh trên thế giới, là nguyên nhân khiến cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp để phát triển các khu công nghiệp và đô thị. Vì vậy, ở các thành phố lớn, việc áp dụng khoa học công nghệ để cải tạo đất trồng, nâng cao năng xuất, giá trị và hiệu quả cao cho cây trồng và vật nuôi là rất cần thiết.

+ Khí hậu

Khí hậu với các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm, chế độ gió và cả những bất thường của thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán, gió nóng…có ảnh hưởng rất lớn với việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, khả năng xen canh,

tăng vụ và hiệu quả sản xuất NNĐT. Tính mùa của khí hậu quy định tính mùa trong sản xuất và cả trong tiêu thụ sản phẩm. Mỗi loại cây trồng, vật nuôi chỉ thích hợp với những điều kiện khí hậu nhất định (Nguyễn Minh Tuệ, 2010). Ngày nay, dù khoa học - công nghệ phát triển, chúng ta vẫn chưa thể tách được ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, phát triển NNĐT cùng với áp dụng khoa học công nghệ sẽ hạn chế được tác động xấu của thời tiết gây ra như trồng rau trong nhà kính…

+ Nước

Nước ngọt là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu của nông nghiệp vì nước cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển của cây trồng, vật nuôi.

Nước ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi và hiệu quả sản xuất NNĐT. Tuy nhiên, ở khu vực đô thị, nguồn nước dễ bị ô nhiễm do phải tiếp nhận một lượng lớn chất thải sinh hoạt, y tế, công nghiệp và từ các ngành dịch vụ khác. Đó có thể là nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước tưới, ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng LT-TP sạch, an toàn ở các đô thị hiện nay.

+ Sinh vật

Sinh vật là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi. Sự đa dạng, phong phú về thảm thực vật và hệ động vật là tiền đề hình thành và phát triển các giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao và tạo khả năng chuyển đổi cơ cấu NNĐT phù hợp với điều kiện tự nhiên và sinh thái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố cần thơ (Trang 32 - 36)