Thực trạng phát triển nông nghiệp đôthị theo ngàn hở TP Cần Thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố cần thơ (Trang 94)

3.2.1. Ngành chăn nuôi

- Khái quát chung

Thời kỳ 2007-2017, chăn nuôi ở TP. Cần Thơ không ổn định, tăng trưởng chậm dù Thành phố đã thực hiện các chương trình lai tạo và nhập nội giống mới để cải thiện chất lượng đàn giống tại địa phương.

Số lượng đàn gia súc có xu hướng giảm, trong đó giảm nhiều nhất là trâu (giảm từ 518 con năm 2007 xuống 160 con năm 2017, tính ra đã giảm hơn 3,2 lần), đàn bò (giảm từ 6.094 con xuống 4.680 con, xấp xỉ 1,3 lần), đàn heo giảm từ 142.935 con xuống 131.162 con, xấp xỉ 1,1 lần. Xu hướng giảm nói trên là phù hợp với điều kiện của nông nghiệp đô thị (các loại đại gia súc không phù hợp để chăn nuôi ở các đô thị).

Về gia cầm: đàn vịt, ngan, ngỗng giảm, giảm từ 1.575.180 con năm 2007 xuống 1.228.144 con năm 2017 (xấp xỉ 1,3 lần); ngược lại, số lượng đàn gà tăng từ 273.110 con năm 2007 lên 614.459 con năm 2017 (tăng gần 2,3 lần). Hiện tượng tăng giảm của gia cầm cũng phản ánh xu hướng tất yếu gắn chặt với điều kiện sản xuất. Trong điều kiện của thành phố (liên quan đến diện tích mặt nước ngày càng thu hẹp), chăn nuôi gà sẽ thuận lợi hơn nhiều so với vịt, ngan và ngỗng nhờ có thuận lợi cả nhu cầu và khả năng sản xuất.

Về sản phẩm (thịt, trứng): Ngược với sự tăng giảm khác nhau của đàn gia súc và gia cầm nói trên thì sản phẩm thịt, trứng các loại nói trên đều tăng (Bảng 3.3). Trong đó tăng nhiều nhất là thịt trâu, bò (ngược với xu hướng giảm của chăn nuôi các loại này, nguyên nhân sẽ được phân tích ở phần sau).

Về giá trị sản xuất: quy mô giá trị sản xuất ngành chăn nuôi có xu hướng tăng nhưng thấp và không đều trong giai đoạn nghiên cứu, nhất là giai đoạn 2012-2017 (năm 2012 đạt 1.065 tỷ đồng tăng lên 1.194 tỷ năm 2015 và sau đó giảm còn 1.005 tỷ đồng năm 2017).

Tốc độ bình quân tăng trưởng giá trị sản xuất của chăn nuôi cả thời kì thấp và giai đoạn sau thấp hơn giai đoạn trước: giảm từ 7,1% (thời kỳ 2007-2011) xuống 1,6% (thời kỳ 2012-2017), tuy nhiên vẫn cao hơn tốc độ tăng trưởng trồng trọt trong cùng thời kỳ (0,2% và 1,3%). Giá trị chăn nuôi ngày càng lớn, đạt 396 tỷ đồng năm 2007 lên 975 tỷ đồng năm 2012 và 1.005 tỷ đồng năm 2017.

Bảng 3.3. Số lượng gia súc, gia cầm và các sản phẩm chăn nuôi của TP. Cần Thơ, giai đoạn 2007 - 2017

2007 2009 2011 2013 2015 2017 I. Gia súc (con) 1. Đàn trâu 2. Đàn bò 3. Đàn heo 518 6.094 142.935 520 4.437 113.906 529 3.384 126.131 341 3.509 107.893 220 4.853 161.195 160 4.680 131.162

II. Gia cầm (con)

1. Đàn gà 2. Đàn vịt, ngan, ngỗng 273.110 1.575.180 353.609 1.468.200 555.310 1.413.180 518.320 1.278.924 545.737 1.298.267 614.459 1.228.144

2007 2009 2011 2013 2015 2017 III. Sản phẩm 1. Thịt heo hơi (tấn) 2. Thịt gia cầm (tấn) 3. Thịt trâu, bò (tấn) 4. Trứng (1000 quả) 17.124 3.806 119 62.821 13.910 4.032 147 62.155 16.699 5.026 213 58.309 17.194 5.597 227 66.164 17.994 5.622 253 66.801 20.169 5.980 271 72.211

Nguồn:Tổng hợp từ Cục thống kê TP. Cần Thơ 2008, 2011, 2014, 2018

Trong lĩnh vực xuất khẩu, chăn nuôi đã góp phần đáng kể vào các mặt hàng xuất khẩu của nông nghiệp, các mặt hàng chính là: trứng muối, lông vũ, thịt heo đông lạnh…

Về hình thức tổ chức sản xuất, có 2 hình thức chính là nông hộ và trang trại. Ngoài các nông hộ, đến nay Thành phố đã có 73 trang trại chăn nuôi gồm: 46 trang trại chăn nuôi heo, 22 trang trại chăn nuôi trâu bò, 5 trang trại nuôi gia cầm với quy mô lớn. Trong đó, có 18 trang trại chăn nuôi (năm 2017) đạt tiêu chí trang trại theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Nhìn chung ngành chăn nuôi của Thành phố còn khá nhiều hạn chế tuy đã có sự chuyển đổi theo hướng ngày càng phù hợp với điều kiện của nông nghiệp đô thị: quy mô nhỏ, tăng trưởng chậm và tỷ trọng thấp, mang tính chất tự phát và chăn nuôi gia đình là phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu là chưa khai thác các thế mạnh của sản xuất đô thị như thị trường, vốn, chủ trương...

Hiện nay, ngành nông nghiệp Thành phố đã rất chú trọng hướng dẫn nông dân phát triển mô hình chăn nuôi trang trại tập trung, an toàn vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường tạo ra sản phẩm chăn nuôi chất lượng phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Về địa bàn sản xuất: chăn nuôi có sự chuyển dịch từ các quận trung tâm về các huyện theo hướng tập trung, vệ sinh an toàn: mô hình nuôi bò thịt giống cao sản, nuôi heo siêu thịt, mô hình chăn nuôi bán công nghiệp… đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp đã chỉ đạo phát triển chăn nuôi theo hướng nông nghiệp đô thị (những loại có giá trị và thu nhập cao) như nuôi thỏ, gà lôi, các giống đặc sản... tập trung tại vùng ven các quận như: Bình Thủy, Thốt Nốt, Cái Răng và huyện Phong Điền nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại chỗ và tăng thu nhập cho nông hộ.

- Chăn nuôi gia súc

TP. Cần Thơ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi các loại gia súc. Vật nuôi thế mạnh ở TP. Cần Thơ là lợn thịt, bò thịt.

+ Chăn nuôi lợn (lấy thịt)

Chăn nuôi lợn đang giữ vai trò chủ lực trong ngành chăn nuôi gia súc ở TP. Cần Thơ. Thịt lợn không chỉ đáp ứng nguồn thực phẩm hàng ngày cho người dân đô thị mà còn là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị. Hiện nay, Thành phố đang có sự chuyển biến trong tái cơ cấu sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp lớn như Massan, Dabaco, CP…đang thúc đẩy tái cơ cấu theo chuỗi, giảm giá thành sản phẩm, xây dựng vùng an toàn dịch, gắn với hệ thống giết mổ hiện đại phục vụ trong nước và xuất khẩu.

Về số lượng đàn lợn: Cũng như các con khác, thời kỳ 2007 - 2017 số lượng đàn lợn có biến động từ 142,9 nghìn con năm 2007 giảm xuống 107,8 nghìn con năm 2013 và tăng 131,3 nghìn con 2017, (Biểu đồ 3.1). Nguyên nhân là do một số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ngừng hoạt động để tập trung phát triển các trang trại, vùng chăn nuôi tập trung nhưng đều có xu hướng giảm quy mô đàn; Ngoài ra, còn do chi phí chăn nuôi ngày càng cao, dịch bệnh bùng phát…khiến người chăn nuôi lợn gặp khó khăn.

Về sản lượng thịt: Nhờ đầu tư phát triển chăn nuôi và chế biến nên sản lượng thịt liên tục tăng qua các năm qua từ 17,1 nghìn tấn năm 2007 lên 20,1 nghìn tấn năm 2017 (xấp xỉ 1,2 lần). Khác với sự tăng giảm khá thất thường của đàn lợn nuôi, sản lượng thịt tăng đều qua các năm, điều này cho thấy vai trò và tác động của thị trường và công nghiệp chế biến. Do nhu cầu thị trường nên các cơ sở, doanh nghiệp của Thành phố có thể mua lợn từ các vùng lân cận về giết mổ để duy trì sự ổn định của sản xuất và đáp ứng nhu cầu của thị trường và tăng thu nhập.

142.935 113.906 126.131 107.893 121.160 131.162 17.124 13.910 16.699 17.194 17.837 20.994 0 5 10 15 20 25 0 20 40 60 80 100 120 140 160 2007 2009 2011 2013 2015 2017 Số lượng (con) Sản lượng (tấn)

Nguồn: Cục thống kê TP. Cần Thơ 2008, 2011, 2014, 2018

Biểu đồ 3.1. Đàn lợn và sản lượng thịt lợn của TP. Cần Thơ giai đoạn 2007-2017

Về phân bố: Hiện nay toàn Thành phố có 9 quận, huyện chăn nuôi lợn. Trong đó, đàn lợn được nuôi nhiều ở các quận, huyện: huyện Vĩnh Thạnh (32,2 nghìn con, chiếm 24,6%); huyện Cờ Đỏ (28,6 nghìn con, chiếm 21,8%); huyện Thới Lai (23,5 nghìn con, chiếm 17,9%); quận Ô Môn (13,6 nghìn con, chiếm 10,4%); quận Thốt Nốt (12,2 nghìn con, chiếm 9,3%). Ít nhất là quận Ninh Kiều (1,7 nghìn con, chiếm 1,3%); quận Cái Răng (3,8 nghìn con, chiếm 2,9%), quận Bình Thủy (7,4 nghìn con, chiếm 5,7%), huyện Phong Điền (7,7 nghìn con, chiếm 5,9%). Trong tương lai, chăn nuôi lợn sẽ không phát triển ở các quận như Ninh Kiều, Cái Răng…để đảm bảo mỹ quan và vệ sinh đô thị, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, dịch bệnh tại các khu đông dân cư sinh sống.

+ Chăn nuôi bò (lấy thịt)

Về đàn bò: Trong những năm gần đây các mô hình chăn nuôi bò thịt ở TP. Cần Thơ đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên cũng giống như đàn lợn, thời kỳ 2007 – 2017 đàn bò có nhiều biến động theo thời gian: năm 2007 Thành phố có gần 6,1 nghìn con nhưng giảm xuống 3,3 nghìn con (2011) rồi sau đó lại tăng lên 4,6

nghìn con (2017), (Biểu đồ 3.2). Nguyên nhân tăng giảm trong giai đoạn nghiên cứu chủ yếu do đô thị hóa với tốc độ khác nhau trong các giai đoạn khác nhau. Giai đoạn 2007-2011 giảm mạnh là do quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh, điều kiện chăn nuôi không thuận lợi. Sau đó đàn bò tăng lên là nhờ nhu cầu của thị trường. Hiện nay, Bò vẫn là một trong những vật nuôi chính trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nông hộ tại Thành phố. Để phát huy thế mạnh về vốn và kĩ thuật của nông nghiệp đô thị, một số trang trại chăn nuôi bò thịt của Thành phố đang sử dụng giống bò ngoại nhập cho tốc độ sinh trưởng nhanh, tỷ lệ thịt cao và chất lượng thịt ngon (tuy nhược điểm của giống bò này là chi phí đầu tư lớn cũng như đòi hỏi kỹ thuật cao).

Về sản lượng thịt: Do nhu cầu thị trường nên sản lượng thịt của Thành phố luôn có xu hướng tăng (kể cả trong các năm số lượng đàn bò nuôi giảm (năm 2011, 2013 – Biểu đồ 3.2). Sản lượng thịt bò xuất chuồng năm 2017 đạt 237 tấn, so với năm 2007 tăng 67 tấn. Nguyên nhân, do nhu cầu sử dụng thịt thương phẩm cao nên một số hộ kinh doanh mua bò ngoài địa bàn về vỗ béo bán lại cho thương lái và các nơi giết mổ trong và ngoài tỉnh nên tổng đàn luôn biến động.

Nguồn: Cục thống kê TP. Cần Thơ 2008, 2011, 2014, 2018

Về phân bố: Đàn bò được nuôi nhiều ở huyện Cờ Đỏ (972 con, chiếm 20,8%); quận Bình Thủy (927 con, chiếm 19,8%); quận Cái Răng (807 con, chiếm 17,2%); huyện Vĩnh Thạnh (686 con, chiếm 14,7%). Ít nhất là quận Ninh Kiều (130 con), quận Thốt Nốt (292 con), quận Ô Môn (253 con), huyện Thới Lai (255 con), huyện Phong Điền (358 con).

- Ngành chăn nuôi gia cầm (lấy thịt và trứng)

Về số lượng: Thời kỳ 2007 - 2017, tổng đàn gia cầm TP. Cần Thơ tăng giảm khá thất thường, năm 2007 đàn gia cầm của Thành phố là 1.848.290 con tăng lên 1.968.490 con năm 2011 sau đó giảm sâu xuống còn 1.797.244 con năm 2013 và lại tăng lên 1.842.603 con năm 2017. Nguyên nhân chủ yếu là do các loại vịt, ngan, ngỗng giảm nhanh vì diện tích mặt nước giảm do quá trình đô thị hóa (Bảng 3.4): đàn gà năm 2017 (614 nghìn con) tăng 341 nghìn con so với năm 2007 (273 nghìn con); đàn vịt, ngan, ngỗng có xu hướng giảm từ 1.575 nghìn con (2007) xuống 1.228 nghìn con (2017).

Ngoài ra còn do các nguyên nhân do diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng, nước lũ về nhiều, mưa giông có thể phát sinh một số loại dịch bệnh, nên bà con nông dân không tái đàn một cách ồ ạt, mà chỉ chăn nuôi cầm chừng chủ yếu để tiêu dùng trong gia đình; Do nước lũ dâng cao nên khó khăn trong việc chăn thả đàn vịt đẻ trứng, nông dân nuôi vịt chạy đồng phải chăn thả ở các tỉnh khác như An giang, Kiên giang cũng làm tăng chi phí nên bà con nông dân chưa yên tâm phát triển đàn gia cầm.

Về sản lượng (thịt và trứng): Thời kỳ 2007-2017 sản lượng thịt gia cầm của TP. Cần Thơ tăng nhanh từ 3.486 tấn năm 2007 lên 5.980 tấn năm 2017 (xấp xỉ 1,7 lần), tập trung ở sản lượng đàn gà và đàn vịt; Sản lượng trứng gia cầm tăng từ 62.821 nghìn quả năm 2007 lên 72.211 nghìn quả năm 2017 (xấp xỉ 1,1 lần).

Nguồn: Cục thống kê TP. Cần Thơ 2008, 2011, 2014, 2018

Biểu đồ 3.3. Đàn gia cầm và sản lượng gia cầm của TP. Cần Thơ giai đoạn 2007-2017

Chăn nuôi gia cầm đang có xu hướng phát triển mạnh ở các huyện ngoại thành như huyện Cờ Đỏ (451,1 nghìn con, chiếm 23,6%); huyện Thới Lai (397,8 nghìn con, chiếm 20,8%); huyện Vĩnh Thạnh (344,7 nghìn con, chiếm 18,0%); huyện Phong Điền (211,5 nghìn con, chiếm 11,1%); quận Ô Môn (198,7 nghìn con, chiếm 10,4%); quận Thốt Nốt (186,3 nghìn con, chiếm 9,7%). Ít nhất là quận Bình Thủy (70,8 nghìn con, chiếm 3,7%), quận Cái Răng (50,7 nghìn con, chiếm 2,7%). Riêng quận Ninh Kiều không phát triển chăn nuôi gia cầm.

Bảng 3.4. Số lượng và sản lượng gia cầm của TP. Cần Thơ, giai đoạn 2007-2017

Gia cầm 2007 2009 2011 2013 2015 2017 Số lượng (con) - Gà - Vịt, ngan, ngỗng 1.848.290 273.110 1.575.180 1.962.630 535.690 1.426.940 1.968.490 555.310 1.413.180 1.797.244 518.320 1.278.924 1.844.004 545.737 1.298.267 1.842.603 614.459 1.228.144 Sản lượng (tấn) 3.468 4.120 5.026 5.597 5.622 5.980

Tóm lại, ngành chăn nuôi Thành phố trong 10 năm qua đã có những thay đổi theo hướng ngày càng phù hợp với điều kiện của một đô thị loại I: Tăng trưởng ngày càng khá và ổn định, vật nuôi có sự chuyển dịch theo hướng phù hợp với điều kiện của đô thị. Lợi thế về thị trường, khoa học công nghệ, vốn tài chính, vốn xã hội đang được nghiên cứu và khai thác ngày càng có hiệu quả hơn.

3.2.2. Ngành trồng trọt

a. Khái quát chung

TP. Cần Thơ có nhiều điều kiện để phát triển ngành trồng trọt, lĩnh vực trồng trọt luôn giữ vị trí hàng đầu về giá trị sản xuất trong nông nghiệp, đạt khoảng 9.587 tỷ đồng năm 2017, chiếm 82,82% cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Cây hàng năm của Thành phố là cây trồng chính vì thế luôn chiếm tỷ trọng áp đảo (tỷ trọng về giá trị sản xuất luôn chiếm trên 90%, quy mô giá trị sản xuất năm 2017 là 8.653 tỷ so với 933 tỷ của cây lâu năm - Bảng 3.5).

Cây lương thực có hạt là cây có quy mô và giá trị sản xuất cao nhất trong nhóm cây hàng năm với quy mô là 7.551 tỷ đồng năm 2017 và tỷ trọng chiếm khoảng 87%. Trong cây lâu năm, cây ăn quả là cây trồng chính, chiếm gần 95% cây lâu năm và đạt 883 tỷ đồng so với 50 tỷ của cây công nghiệp.

Về tăng trưởng, giá trị sản xuất ngành trồng trọt có xu hướng tăng khá ổn định trong suốt thời kì. Năm 2017 tăng gần 2,5 lần so với năm 2007 (tăng từ 3.960 tỷ đồng lên 9.587 tỷ đồng). Đáng chú ý trong nhóm cây hàng năm là nhóm cây rau, đậu, hoa và cây cảnh tăng nhanh nhất (năm 2017 tăng 5,5 lần so với năm 2007, trong lúc các loại cây khác chỉ tăng xấp xỉ 2,5 lần). Cây ăn quả tăng khá nhanh và đều qua các năm.

Từ những thay đổi nói trên cho thấy, trong trồng trọt, ngành sản xuất lương thực vẫn là ngành then chốt ở TP. Cần Thơ. Nhóm cây trồng có giá trị thứ 2 đó là cây rau, đậu, hoa và cây cảnh, cây ăn quả là loại cây có quy mô giá trị thứ 3. Qua đó phản ánh được thế mạnh và hướng đi về sản xuất các loại cây phù hợp với khả năng và nhu cầu của đô thị: Cây rau, đậu, cây cảnh và cây ăn quả gắn với các thương hiệu như dâu hạ châu, cam xoàn, xoài cát hòa lộc, bưởi năm roi… và gắn với phát triển ngành du lịch sinh thái trong tương lai và nhu cầu của đời sống dân cư đô thị. Nhóm

cây trồng khác giá trị còn thấp, quy mô nhỏ và đang có xu hướng thu hẹp. Đây là hướng chuyển dịch tích cực trong quá trình phát triển NNĐT phù hợp với nền sản xuất hàng hóa và đáp ứng nhu cầu thị trường đô thị.

Bảng 3.5. Giá trị và cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt của TP. Cần Thơ giai đoạn 2007 – 2017 (giá hiện hành)

Chỉ tiêu 2007 2009 2011 2013 2015 2017

A.Giá trị sản xuất (tỷ đồng) 3.960 5.984 8.539 8.561 9.268 9.587

I. Cây hàng năm 3.628 5.479 8.087 7.747 8.331 8.653

-Lương thực có hạt 3.326 5.098 7.628 7.082 7.434 7.551

-Rau, đậu, hoa và cây cảnh 186 265 292 505 584 939

-Cây công nghiệp hàng năm 62 93 131 125 274 262

II. Cây lâu năm 331 504 452 814 937 933

-Cây ăn quả 319 477 426 774 894 883

-Cây công nghiệp lâu năm 12 27 25 40 43 50

B. Cơ cấu giá trị sản xuất (%) 100 100 100 100 100 100

I. Cây hàng năm 91,62 91,56 94,71 90,49 92,04 90,25

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố cần thơ (Trang 94)