2.2.1. Dân số và lao động
Dân số và lao động vừa là động lực vừa là mục tiêu của phát triển kinh tế - xã hội nhất là kinh tế - xã hội vùng đô thị, vì thế dân số và lao động là nhân tố quan trọng nhất có ảnh hưởng sâu sắc đến phát triển nông nghiệp đô thị. Quy mô dân số đông, chất lượng dân số cao là những đặc điểm nổi trội, đặc thù của dân số đô thị. Các đặc điểm này ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của các ngành kinh tế, nhất là nông nghiệp đô thị thông qua cả 3 yếu tố: cung, cầu và sản xuất.
a. Dân số
Dân số ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp đô thị thông qua các đặc điểm về qui mô, gia tăng, cơ cấu và phân bố dân cư. Quy mô dân số ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp đô thị thông qua thị trường tiêu thụ và lực lượng lao động. Gia tăng và cơ cấu dân số cho thấy tiềm lực thị trường tiêu thụ, nguồn và chất lượng lao động. Phân bố dân cư sẽ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức không gian sản xuất. Nhìn chung dân số ảnh hưởng đến sản xuất một cách trực tiếp nhất. Đối với nông nghiệp đô thị, dân số giữ vai trò quan trọng nhất.
- Quy mô dân số
Năm 2017, dân số Cần Thơ đạt 1.272,8 nghìn người, chiếm khoảng 1,36% dân số cả nước và 7,17% dân số vùng ĐBSCL. Trong đó dân số sống tại thành thị gần 853.945 người, chiếm 67,09% dân số toàn thành phố, dân số sống tại nông thôn là 418.877 người, chiếm 32.91% dân số. Dân số nam là 633.845 người, trong khi đó nữ là 638.977 người. Các quận nội thành thường có quy mô lớn hơn: đông nhất là quận Ninh Kiều với 266.648 người chiếm trên 20% dân số Thành phố, quận ít nhất là quận Cái Răng với 96.782 người chỉ chiếm khoảng 7%. Huyện đông nhất là huyện Cờ Đỏ với 127.207 người, chiếm khoảng gần 10% dân số Thành phố (bảng 2.1). Dân số nội thành cao là do 2 nguyên nhân chính: mở rộng địa giới hành chính các quận và do nhập cư nhờ quá trình CNH, ĐTH thúc đẩy các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển nhanh.
Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số TP. Cần Thơ (2017)
Quận. huyện
Diện tích Dân số Mật độ dân
số (Người/Km2)
SL (Km2) Tỉ lệ (%) SL(Người) Tỉ lệ (%)
1. Quận Ninh Kiều 29,23 2,0% 266.648 21,0% 9.121
2 Quận Ô Môn 131,93 9,2% 140.030 11,0% 1.061
3. Quận Bình Thủy 71,13 4,9% 124.392 9,8% 1.749
4. Quận Cái Răng 66,81 4,6% 96.782 7,6% 1.449
5. Quận Thốt Nốt 121,04 8,4% 171.205 13,5% 1.414
6. Huyện Vĩnh Thạnh 306,81 21,3% 117.855 9,2% 384
7. Huyện Cờ Đỏ 319,81 22,2% 127.207 10,0% 398
8. Huyện Phong Điền 125,26 8,7% 103.171 8,1% 824
9. Huyện Thới Lai 266,93 18,6% 125.532 9,9% 470
Tổng số 1.438,96 100% 1.272.822 100% 885
Nguồn: Xử lý từ Cục thống kê TP. Cần Thơ 2018
-Gia tăng dân số
Gia tăng dân số của TP. Cần Thơ do cả hai nhân tố: gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm từ 1,06% (2007) xuống còn 0,95% (2017), do sự phát triển kinh tế - xã hội nên nhận thức của người dân không ngừng nâng cao. Gia tăng cơ học đóng vai trò quan trọng tạo nên sự thay đổi về quy mô, tốc độ gia tăng dân số và sự phân bố dân cư của Thành phố.
Tỷ suất di cư thuần của TP. Cần Thơ thời kì 2004 – 2009 là 3,2‰. Số người nhập cư ngoại tỉnh chủ yếu vào khu vực thành thị (hơn 50 ngàn người) và là nguồn chủ yếu nhất di cư vào đô thị. Ở khu vực nông thôn, quy mô dân số nhập cư nhỏ và có xu hướng giảm, trong lúc khu vực thành thị có sức hấp dẫn ngày càng lớn đối với dân số nhập cư. Từ 2010 – 2017, tỷ suất di cư thuần là âm, và thay đổi từ -2,2‰ (2010) xuống -1,4‰ (2017), điều này cho thấy hiện nay ở Thành phố số người xuất cư lớn hơn số người nhập cư. Nguồn nhập cư chủ yếu là các tỉnh ĐBSCL cung ứng cho các khu công nghiệp như Trà Nóc, Hưng Phú
-Cơ cấu dân số
Cơ cấu dân số có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của TP. Cần Thơ. Năm 2017, Thành phố có 1.272,8 nghìn người, trong đó số lượng nam giới là 633,8 nghìn người (chiếm 49,80%), số lượng nữ giới là 638,9 nghìn người (chiếm 50,20%). Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ chiếm 94,2%. Thành phố có nhiều cộng đồng dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm 96,96%; dân tộc Hoa kiều chiếm 1,19%; dân tộc Khmer chiếm 1,8% và dân tộc khác chiếm 0,05%.
TP. Cần Thơ có cơ cấu dân số trẻ. Số người trong độ tuổi lao động năm 2017 là 737,4 nghìn người (chiếm 57,9% tổng dân số), trong đó lao động tập trung nhiều ở khu vực thành thị là 483,8 nghìn người (chiếm 65,61%), lao động ở khu vực nông thôn là 253,6 nghìn người (chiếm 34,39%). Đây là xu hướng chung của các Thành phố lớn trong quá trình CNH và ĐTH.
Lao động đang hoạt động kinh tế ở TP. Cần Thơ năm 2017 là 737,4 nghìn người, trong đó lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 714,3 nghìn người, chiếm 96,9% (khu vực I là 242,3 nghìn người, khu vực II là 151,5 nghìn người, khu vực III là 320,3 nghìn người). Lao động thất nghiệp là 23,1 nghìn người (chiếm 3,21% năm 2017), lao động không hoạt động kinh tế là 236,4 nghìn người (chiếm 24,3% năm 2017).
-Phân bố dân cư
Mật độ dân số TP. Cần Thơ năm 2017 là 885 người/km², gấp 3,1 lần mật độ dân số trung bình của cả nước (283 người/km2) và gấp 2,0 lần mật độ dân số của vùng ĐBSCL (435 người/km2). Mật độ dân cư phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở quận nội thành. Theo số liệu thống kê dân số trung bình phân theo quận, huyện năm 2017 thì mật độ dân số cao nhất là các quận: Q.Ninh Kiều (9.121 người/km2), Q.Bình Thủy (1.749 người/km2), Q.Cái Răng (1.449 người/km2); thấp nhất là các huyện ngoại thành như Huyện Vĩnh Thạnh (384 người/km2), Huyện Cờ Đỏ (398 người/km2), (Bảng 2.1).
-Mức sống dân cư
So với các tỉnh khác của vùng ĐBSCL, TP. Cần Thơ có mức sống cao hơn, thể hiện cả trong kinh tế, xã hội, văn hóa. Hiện nay, TP. Cần Thơ không ngừng nỗ lực trong việc xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Điều này được thể hiện ở mức thu nhập bình quân đầu người một tháng có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2007 là 780 nghìn đồng/người đến năm 2017 là 3.706,6 nghìn đồng/người, tăng 5,2 lần. Thu nhập bình quân đầu người TP. Cần Thơ cao nhất so với các tỉnh vùng ĐBSCL (Biểu đồ 2.1). Đơn vị: nghìn đồng 3122 2442 2372 2909 3001 3347 2601 2536 2364 2678 2213 2312 3225 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 Long An Tiền Giang Bến Tre Trà Vinh Vĩnh Long Đồng Tháp An Giang Kiên Giang Cần Thơ Hậu Giang Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Nguồn: Tổng cục thống kê 2017
Biểu đồ 2.1. Thu nhập bình quân đầu người/tháng, năm 2016 phân theo tỉnh vùng ĐBSCL (giá hiện hành)
Mức thu nhập bình quân đầu người của TP. Cần Thơ luôn cao hơn của cả nước nhưng so với các Thành phố trực thuộc Trung ương, thì thu nhập bình quân đầu người của TP. Cần Thơ thấp nhất.
Bảng 2.2. Thu nhập bình quân đầu người/tháng của TP. Cần Thơ so với cả nước và một số đô thị trực thuộc Trung ương (giá thực tế)
Đơn vị: Nghìn đồng
Năm Cần Thơ Cả nước Hà Nội Hải Phòng Đà Nẵng Hồ Chí Minh
2008 1.130,8 995,2 1.296,9 1.199,4 1.366,6 2,191,7
2010 1.540,9 1.387,1 2.012,9 1,694.0 1.897,2 2.737,0
2012 2.324,9 1.999,8 2.944,9 2.526,2 2.865,2 3.652,7
2014 2.672,6 2.637,3 4.112,7 3.923,0 3.661,5 4.839,7
2016 3.365,4 3.097,3 4.874,6 4.375,4 4.441,1 5.109,1
Nguồn: Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2016,Tổng cục thống kê 2017
Quy mô dân số lớn, mật độ dân số ngày càng cao và mức sống của người dân ngày càng được nâng cao là động lực thúc đẩy nông nghiệp đô thị TP. Cần Thơ phát triển. Tuy nhiên, dân số đông, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, ô nhiễm môi trường đô thị tăng…cũng sẽ là thách thức lớn đối với phát triển NNĐT ở TP. Cần Thơ.
b. Lao động
- Số lượng lao động: Năm 2017, TP. Cần Thơ có 737.464 người trong độ tuổi lao động (chiếm khoảng 57,9% dân số), số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 714.308 người (chiếm 96,9% tổng số lao động).
Lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở thành thị (chiếm 65,61%), ở nông thôn thấp (chiếm 34,39%). Đây là xu hướng tất yếu trong quá trình CNH và ĐTH ở TP. Cần Thơ - thu hút lao động ở nông thôn di cư vào thành thị để tìm kiếm việc làm ở các khu công nghiệp và ngành dịch vụ.
Lao động nông nghiệp tập trung chủ yếu ở các huyện ngoại thành, cách xa trung tâm thành phố. Năm 2017, số lao động nông thôn cao nhất là huyện Thới Lai (114.326 người) và huyện Cờ Đỏ (113.459 người); số lao động nông thôn thấp hơn là huyện Vĩnh Thạnh (99.224 người), Phong Điền (91.868 người).
Trong cơ cấu lao động đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng lao động nông nghiệp. Tuy nhiên, lao động trong ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ lớn 33,9% (2017).
Nguồn: Xử lý từ Cục thống kê TP. Cần Thơ 2008, 2011, 2014, 2018
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế, giai đoạn 2007-2017
- Về chất lượng lao động:
TP. Cần Thơ có nguồn lao động dồi dào và chất lượng tốt hơn so với các tỉnh trong vùng ĐBSCL. Chất lượng lao động nông nghiệp nói chung cao hơn mức trung bình của ĐBSCL, có kinh nghiệm trong sản xuất hàng hóa, sáng tạo và có khả năng thích ứng nhanh với điều kiện và các đòi hỏi mới trong sản xuất.
+ Về văn hóa, tay nghề: tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ luôn đạt tỉ lệ cao chiếm 94,2% tổng số dân. Tỉ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo chiếm 22,23%, tỉ lệ thất nghiệp của LLLĐ trong độ tuổi chiếm 3,21%.
+ Về trình độ chuyên môn: năm 2017, số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc cao là 39.570 người (chiếm 5,54% tổng số lao động đang làm việc); số lao động có chuyên môn kỹ thuật bậc trung là 24.192 người (chiếm 3.39% tổng số lao động đang làm việc). Thực trạng về chất lượng giáo dục đào tạo nghề của ĐBSCL nói chung và TP. Cần Thơ nói riêng còn nhiều hạn chế, phát triển không đồng bộ trong mọi cấp học, ngành học, các thành phần kinh tế và các vùng dân cư.
+ Năng xuất lao động nông nghiệp nhìn chung không cao, ngoại trừ năng xuất lúa đạt mức trung bình của trình độ thâm canh, các cây trồng vật nuôi khác như cây
không cao. Một trong những nguyên nhân quan trọng là lực lượng cán bộ kĩ thuật nông nghiệp, cán bộ quản lý kinh tế…chưa đi sâu vào nông nghiệp và nông thôn. Vì vậy, chất lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển NNĐT, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và ứng dụng tiến bộ KH-CN trong sản xuất NNĐT ở TP. Cần Thơ.
2.2.2. Thị trường tiêu thụ
Thị trường là một lợi thế để phát triển NNĐT theo hướng sản xuất hàng hóa. Nhu cầu của thị trường của Thành phố, trong nước và quốc tế đã giúp xác định được số lượng, chủng loại và chất lượng của sản phẩm nông nghiệp.
- Thị trường nội địa: Việt Nam là nước đông dân với khoảng 95 triệu người, chiếm khoảng 1,27% tổng dân số thế giới (2017). ĐBSCL là vùng kinh tế trọng điểm của nước ta với dân số là 17.738 nghìn người (TP. Cần Thơ là 1.272,8 nghìn người), trong đó TP. Cần Thơ là 1 trong 4 tỉnh (An Giang, Kiên Giang, Cà Mau) của vùng. Phát triển NNĐT ngoài việc đáp ứng nhu cầu về lương thực – thực phẩm của Thành phố, của các tỉnh ĐBSCL mà còn các tỉnh khác của cả nước, trong đó quan trọng nhất là TP. Hồ Chí Minh. Nông sản của Cần Thơ cung cấp cho thị trường TP. Hồ Chí Minh hiện nay là gạo, heo hơi, trái cây, rau quả; cho các tỉnh ĐBSCL là các sản phẩm qua chế biến như bia, nước ngọt. Năm 2017, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ thương mại của TP. Cần Thơ trên 106.041 tỷ đồng (chỉ đứng sau TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội). Nhiều siêu thị lớn của các công ty đa quốc gia đã có mặt tại Cần Thơ như: Big C, NM Mega Market, Lotte Mart…
TP. Cần Thơ cũng là địa phương có ngành công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển mạnh nhất vùng ĐBSCL. Thành phố có nhiều cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm (nước mắm, thủy sản đông lạnh, xay sát gạo, rau quả...) và đồ uống (bia, nước ngọt) nên nhu cầu nguyên liệu nông nghiệp cung cấp cho các cơ sở này cũng rất lớn.
TP. Cần Thơ cũng đón một lượng khách khá lớn trong và ngoài nước mỗi năm. Trên địa bàn Thành phố hiện có 5.940 doanh nghiệp, trong đó có 5.876 doanh nghiệp ngoài nhà nước và 35 doanh nghiệp nhà nước địa phương; có 107 chợ và 18 siêu thị, trung tâm thương mại; với 6.862,05 nghìn lượt khách du lịch trong ngày và 1.879,22
nghìn khách lưu trú qua đêm. Chưa kể một số lượng không nhỏ học sinh, sinh viên, lao động thời vụ di cư về đây để học tập, tìm kiếm việc làm. Vì vậy việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho Thành phố lại càng trở nên cấp bách.
- Thị trường xuất khẩu: Thị trường nước ngoài ngày càng được mở rộng. Các sản phẩm chính dùng cho xuất khẩu là gạo, thủy sản chế biến đông lạnh, rau, quả, củ, thịt gia súc – gia cầm chế biến...Các mặt hàng nông thủy sản chiếm tỷ lệ khoảng 64% giá trị xuất khẩu chung của Thành phố. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu:
Gạo: Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ, Trung Đông; Thủy sản: Nhật, Asean, Cộng đồng Châu Âu, Bắc Mỹ, Hồng Kông, Úc; Các nông sản khác: Trứng muối, nấm rơm...Hồng Kông, Đài Loan....Năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thu ngoại tệ gần 1.769 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa là 1.399 triệu USD, dịch vụ thu ngoại tệ gần 370 triệu USD với 2 mặt hàng chủ lực chiếm tỉ trọng cao trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của thành phố là gạo và thủy sản.
Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ nông sản còn thiếu ổn định, chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm nông sản chưa cao, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nhất là đầu tư vào chế biến nông sản, thủy sản chưa nhiều chưa mạnh.
2.2.3. Vốn đầu tư
Trong quá trình phát triển NNĐT, nguồn vốn đầu tư đóng vai trò rất quan trọng để thay đổi giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp, hiện đại hóa công cụ lao động, hệ thống thủy lợi, áp dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất mới, mở rộng quy mô diện tích cũng như trình độ sản xuất. Năm 2017, TP. Cần Thơ đã huy động được 3.086 tỷ đồng (chiếm 5,62% số vốn đầu tư của TP) vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho nông nghiệp; đặc biệt đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong kế hoạch 116/KH-UBND ngày 9/8/2017 thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp TP. Cần Thơ theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2017 – 2020. Trong đó, có nêu lên các kế hoạch và đề án về thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản, cây trồng vật nuôi; sản xuất rau, cây ăn trái theo tiêu chuẩn VietGAP, cây kiểng theo ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ... được phối hợp với các Sở, ban ngành thực hiện với tổng số vốn lên đến 383.799 triệu đồng. Trong đề án phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh
TP. Cần Thơ giai đoạn 2013 – 2020 với tổng kinh phí thực hiện 833.385,27 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư cho phát triển vùng chuyên canh cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái, vùng chuyên nuôi cá trá, chuyên canh rau, hoa, cây kiểng và đặc biệt là mô hình vùng NNĐT với số vốn bước đầu là 27.278,85 triệu đồng chiếm 3,27% tổng số vốn đầu tư của đề án.
Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư còn dùng để thay đổi giống cây trồng, vật nuôi, vật