Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp đôthị trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố cần thơ (Trang 50 - 53)

Từ cuối thế kỷ XX, nông nghiệp đô thị đã trở thành xu thế trong quá trình phát triển đô thị ở các quốc gia trên thế giới, gần 1/3 lượng rau, quả, thịt, trứng cung ứng cho đô thị là từ nông nghiệp đô thị, 25 - 75% số gia đình ở thành phố phát triển theo mô hình nông nghiệp đô thị. Rất nhiều đô thị nổi tiếng trên thế giới phát triển mạnh về nông nghiệp đô thị. Ở Moskva (Nga) 65% gia đình có mô hình VAC đô thị, ở Dactxalam là 68%, Maputo 37%,...; tại Berlin (Đức), có 8 vạn mảnh vườn trồng rau ở đô thị; hàng vạn cư dân ở New York (Hoa Kỳ) có vườn trồng rau trên sân thượng. Tại nhiều thành phố lớn của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu..., nông nghiệp đô thị, ven đô cung cấp tới 85% nhu cầu về rau xanh, 50% về thịt, trứng của người dân... (Trần Quốc Việt, 2013).

Ở London (Anh) có khoảng 650.000 người đến các nông trại đô thị và vườn cộng đồng mỗi năm. Nếu bỏ qua diện tích đất cho các loại sản phẩm nông nghiệp khác, chỉ tính cho cây ăn trái và rau, người ta ước đoán trung bình năng suất đạt 10,7 tấn/ha và London có thể tự sản xuất khoảng 232.000 tấn trái cây và rau. Nếu lấy theo chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, người dân London có thể tự bảo đảm 18% khẩu phần ăn trái cây và rau của họ. Nông trại đô thị có thể làm giảm việc vận chuyển thực phẩm, nhờ đó, cải thiện chất lượng không khí. Việc sử dụng phân hữu cơ được sản xuất từ rác sinh hoạt cho nông nghiệp đô thị có thể làm giảm 40% chất thải gia đình, có thể làm giảm bệnh cho cây dâu tây và đậu Hà Lan. Hai công ty chuyên bán hạt giống của Anh là Thompson Morgan và Suttons Seeds đều nhận định, trong 5 năm trở lại đây, người dân Anh ngày càng có xu hướng mua nhiều hạt giống để trồng rau quả ở vườn nhà. Nếu như trước đây, chỉ những người lớn tuổi có sở thích làm vườn mới thuê đất trồng rau, quả, thì nay tất cả mọi người, từ sinh viên cho tới những người trẻ tuổi bận rộn, đều muốn có một mảnh đất nhỏ để trồng các loại rau, quả mình yêu thích. Nhiều người dân Anh trồng rau quả tại nhà vì lý do sức khỏe, họ muốn có thực phẩm hữu cơ, không muốn thuốc hóa học hay bất cứ loại rác nào trên rau của họ (theo ông Lenny Moakes, 85 tuổi, người trồng rau ở London). Đối với họ,

đây là phương thuốc giải độc tuyệt vời nhất để sống ở London. Đây là cách giải stress hiệu quả và loại rau họ trồng có vị ngon hơn hẳn loại mua ngoài chợ (Maeve Polkinhorn, một bà mẹ trẻ trồng rau tại một khu đất thuê ở Đông Nam London) (Sở Khoa học và Công nghệ, 2016).

Nước Đức hiện nay vẫn còn hơn 1,4 triệu khu vườn dưới dạng được phân phối với tổng diện tích khoảng 47.000ha. Ngoài ra, còn có hàng triệu khu vườn tư nhân. Các khu vườn sản xuất này có vai trò rất quan trọng trong sản xuất trái cây tươi, rau tươi, có giá trị giải trí và bảo tồn tự nhiên trong các thành phố lớn. Phần lớn những người tham gia các hiệp hội làm vườn là người về hưu. Gần đây, có tình trạng chuyển dịch sở hữu đất vườn từ người Đức sang người nhập cư, chủ yếu các nước Đông Âu và Nga. Hầu hết người nhập cư canh tác rau và trái cây, trong khi người Đức trồng hoa và làm vườn với mục đích giải trí nhiều hơn.

Chương trình nông nghiệp đô thị của Cuba là một thành công ấn tượng. Nông nghiệp đô thị đã được giới thiệu ở Havana, thủ đô của Cuba. Vỏ bọc này được gọi là dự án nông nghiệp đô thị thành công đầu tiên (Koont 2009; Novo và Murphy 2008). Sau sự sụp đổ của Liên Xô, Cuba, nơi phụ thuộc vào thực phẩm nhập khẩu từ Liên Xô, đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực. Giải pháp duy nhất cho cuộc khủng hoảng đó là bắt đầu tự trồng thực phẩm. Tuy nhiên, quy mô của vấn đề quá lớn đến nỗi Fidel Castro quyết định trồng thực phẩm ở khắp mọi nơi, ngay cả trong các thành phố. Với sự hỗ trợ đầy đủ của chính phủ, chính sách nông nghiệp đô thị đầu tiên đã được áp dụng. Nó tích hợp nhiều chương trình khác nhau: tích hợp: tiếp cận đất đai; dịch vụ khuyến nông; nghiên cứu và phát triển công nghệ; cửa hàng cung cấp mới cho nông dân nhỏ; và kế hoạch tiếp thị mới và tổ chức các điểm bán hàng cho các nhà sản xuất đô thị. Mọi người được tiếp cận với đất đai để họ có thể canh tác. Nông nghiệp đô thị bao gồm các khu vườn phổ biến, các đơn vị sản xuất hợp tác cơ bản, các đơn vị sản xuất hợp tác xã nhà nước, trang trại cá nhân và trang trại nhà nước và trang trại thâm canh. Hơn nữa, chính phủ hàng năm đầu tư vào nghiên cứu để cải thiện nông nghiệp. Trong lĩnh vực nông nghiệp đô thị năm 1998 đã làm việc 117.000 người và khoảng 26.500 người làm các công việc liên quan đến nông nghiệp đô thị

Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp đô thị để cung ứng thực phẩm tươi sống tại chỗ cho cư dân đô thị, nhờ đó thủ đô La Habana đã tự túc được đến 90% loại thực phẩm này. Năm 2008 có hơn 20 vạn thị dân Cuba làm việc trong ngành nông nghiệp đô thị sử dụng 140 km2 đất đô thị. Các nông trại, trong đó nhiều nông trại nhỏ như của gia đình nhà Bouza, hiện là nguồn cung cấp phần lớn lượng rau cho Cuba. Các nông trại này cũng cung cấp khoảng 300.000 việc làm trên toàn Cuba với lương khá cao.

Mumbai (Ấn Độ) là một trong các thành phố có mật độ dân cao nhất thế giới, 48.215 người/km2. Trong bối cảnh thiếu đất, hiếm nước, đông người nghèo, Tiến sĩ Doshi đưa ra phương pháp làm vườn hữu cơ quy mô nhỏ trên ban công, thậm chí treo trên tường, trên cơ sở dùng bã mía trộn đất đựng trong túi nhựa hay trong các loại hộp, ống, lốp xe, để hộ dân có rau ăn tại gia và tăng thu nhập. Theo cách thức của ông, hộ gia đình có thể tự túc được 5kg rau quả mỗi ngày trong 300 ngày của năm.

Tại Đài Loan, có khoảng 13.000 ha trồng các loại hoa, cây cảnh, tổng doanh thu ước đạt 500 triệu USD; các sản phẩm từ hoa, cây kiểng có đến 90% là tiêu thụ trong nước. Nhờ tác động của hoạt động kinh doanh, dịch vụ mà ngành hoa kiểng Đài Loan phát triển bền vững và ngày càng đi vào năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Đài Loan rất chú trọng phát triển nông nghiệp sinh thái, tức là nông nghiệp nghỉ ngơi, thư giãn là rất cần thiết, nhưng không nên xây dựng cơ ngơi đồ sộ, cao tầng theo kiểu kiến trúc đô thị. Xây dựng các cơ sở nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn phải tôn trọng thiên nhiên, hài hòa thiên nhiên và kiến trúc phù hợp với đặc điểm văn hóa, thẩm mỹ ở từng vùng, cho dù có thiếu chút ít tiện nghi cũng là bình thường.

Bên cạnh đó, còn có 60% lượng rau tươi, hơn 50% thịt heo và gà, hơn 90% sữa và trứng được sản xuất tại vùng đô thị và ven đô thị ở Thượng Hải (Trung Quốc). Rau ăn lá như cải bẹ xanh, bẹ trắng, xà lách… được sản xuất ở vùng ven đô thị Bangkok (Thái Lan). Trong sản xuất nông nghiệp ở các đô thị lớn, không nên duy trì chăn nuôi quy mô lớn, chăn nuôi càng xa thành phố càng tốt, nên khai thác các lợi thế về địa lý, nguồn nhân lực, thời tiết, khí hậu, đồng cỏ, nguồn nguyên liệu,… để phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố cần thơ (Trang 50 - 53)