Vùng chuyên môn hóa NN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố cần thơ (Trang 125 - 127)

Theo Đề án “Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh TP. Cần Thơ” ban hành kèm theo Quyết định số 3425/QĐ-UBND ngày 31/10/2013 của UBND TP. Cần Thơ theo từng loại hình trên địa bàn các quận Ninh Kiều, Ô Môn, Bình Thủy, Cái Răng, Thốt Nốt và các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai. TP. Cần Thơ sẽ xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh như sau:

-Vùng chuyên canh nuôi cá tra: xây dựng vùng ương và nuôi cá tra chuyên canh trên địa bàn TP. Cần Thơ bao gồm: vùng ương cá tra giống với tổng diện tích 24 ha ở huyện Cờ Đỏ. Vùng nuôi cá tra thương phẩm với tổng diện tích 120 ha ở quận: Thốt Nốt, Cái Răng và Bình Thủy. TP. Cần Thơ đang phát triển vùng nuôi cá tra phù hợp với điều kiện sinh thái của TP. Cần Thơ, trên cơ sở thúc đẩy nuôi cá tra xuất khẩu, sử dụng hợp lý có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, nâng tỷ trọng ngành thủy sản, đồng thời cải thiện thu nhập của người dân.

-Vùng chuyên canh cây ăn trái kết hợp với du lịch sinh thái: TP. Cần Thơ hướng tới hình thành vùng cây ăn trái đặc sản, từng bước phát triển ngành thương mại dịch vụ du lịch. Đây là một hướng đi đúng nhằm phát triển du lịch sinh thái

trong tương lai. Hiện nay, Thành phố đang xây dựng 50 mô hình liên kết hợp tác sản xuất với tổng diện tích 500 ha ở quận Cái Răng và Bình Thủy, huyện Phong Điền. Vùng chuyên canh cây ăn trái kết hợp xây dựng điểm tham quan – du lịch sinh thái vườn. Trồng cây ăn trái theo tiêu chuẩn VietGap, ứng dụng KHCN để nâng cao năng suất và đạt phẩm chất vệ sinh an toàn thực phẩm. Ứng dụng kĩ thuật nâng cấp chỉnh trang 100 điểm vườn theo kiểu du lịch sinh thái; tập huấn nông dân dịch vụ du lịch lễ tân, ẩm thực, vệ sinh an toàn thực phẩm…khi tiếp khách du lịch.

-Vùng chuyên canh rau an toàn: Việc áp dụng KHKT, công nghệ cao vào thực tiễn sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cho mỗi loại cây trồng. Xây dựng và hình thành các vùng sản xuất chuyên canh rau quả tươi của TP. Cần Thơ theo tiêu chuẩn VietGap phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu của TP. Cần Thơ. Năm 2015, xây dựng được từ 25 vùng sản xuất chuyên canh rau, quả tươi với diện tích 250 ha. Năm 2020 sẽ xây dựng 75 vùng sản xuất chuyên canh rau, quả tươi với diện tích 750 ha tại địa bàn quận Bình Thủy, Cái Răng, Thốt Nốt, Ô Môn và huyện Phong Điền

-Vùng chuyên canh hoa kiểng: tập trung sản xuất theo hướng làng nghề, NNĐT nhằm phục vụ thị trường tiêu thụ địa phương và góp phần tăng thu nhập cho nông dân ven đô thị có quy mô diện tích đất ít. Với quy mô 60 ha được triển khai 30 mô hình ở các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng và huyện Phong Điền. Vùng chuyên canh hoa kiểng, giúp người nông dân có diện tích đất ít thực hiện các mô hình, ứng dụng KTCN cao để trồng các loại hoa kiểng có giá trị cao cung cấp cho thị trường Thành phố và các vùng lân cận. Nhằm tận dụng đất đai chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với đô thị hóa, giúp tăng thu nhập cho gia đình có diện tích ít đất sản xuất. Cung cấp các loại hoa kiểng có giá trị cao, góp phần tạo cảnh quan đẹp cho Thành phố, hình thành “Làng nghề trồng hoa – kiểng ven đô thị”.

-Mô hình vùng nông nghiệp đô thị: Hình thành các mô hình liên kết sản xuất sinh vật cảnh theo mô hình NNĐT phục vụ thị trường tiêu thụ tại địa phương; tạo ngành nghề mới cho nông dân nội thị có diện tích sản xuất nhỏ. Được thực hiện trên địa bàn quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng và huyện Phong Điền với diện tích 60 ha của 30 mô hình liên kết hợp tác sản xuất. Nhằm tăng thu nhập cho gia đình và

tạo cảnh quan môi trường tham quan du lịch, hình thành các “làng nghề nông nghiệp đô thị”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố cần thơ (Trang 125 - 127)