Thực tiễn phát triển nông nghiệp đôthị ở các đôthị trực thuộc trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố cần thơ (Trang 53 - 57)

ương của Việt Nam

- Thành phố Hà Nội

Hà Nội, từ lâu người dân đã trồng rau muống trên ao hồ kênh mương, nổi danh với húng Láng, rau Tây Tựu, đào Nhật Tân, cam Canh bưởi Diễn, cá rô Đầm Sét, tôm cá Hồ Tây,… Thủ đô là địa bàn vừa sản xuất, vừa gắn với thị trường tiêu thụ lớn và có nhiều đơn vị nghiên cứu của Trung ương về nông nghiệp nên có lợi thế hơn hẳn các tỉnh, thành khác trong việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất. Điển hình như mô hình áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc bưởi Diễn ở khu Chiến Thắng, thị trấn Xuân Mai (Chương Mỹ), Phương Đình (Đan Phượng) cho giá trị thu nhập đạt trên 150-200 triệu đồng/ha, mô hình trồng cam Canh ở Cao Viên (Thanh Oai) cho thu nhập 250-300 triệu đồng/ha, chăn nuôi bò sữa ở Ba Vì, Gia Lâm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/hộ/năm… Hà Nội còn có các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều nhà máy chế biến thức ăn, các cơ sở sản xuất giống giải quyết đầu ra cho nông sản (Đặng Trung Thành, n.d).

Hiện nay, nhiều hộ gia đình đang kinh doanh chim cảnh, cá cảnh, chó cảnh, cây cảnh rất có hiệu quả. Hà Nội mở rộng càng tạo điều kiện làm phong phú hơn nữa NNĐT. Tuy nhiên, do việc mở rộng thành phố và đô thị hóa, có hàng nghìn hộ nông dân ngoại thành có đất trong diện quy hoạch đang chưa tìm được việc làm thích hợp; vấn đề này cần phải xoá bỏ và NNĐT được xác định là công cụ thích hợp để làm việc này. Hà Nội đang khẩn trương rà soát điều chỉnh, bổ sung và hoàn thành quy hoạch phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn Thủ Đô đến năm 2020; xây dựng thị trường tiêu thụ nông sản ổn định với hệ thống cơ sở thương mại đều khắp ở các vùng; khuyến khích các tổ chức, cá nhân hợp tác trực tiếp với nông dân, hợp tác xã sản xuất các loại nông sản chất lượng cao dần thay thế các sản phẩm nhập khẩu và phục vụ xuất khẩu; đẩy mạnh dồn điền đổi thửa; nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân.

- Thành phố Hải Phòng

Hải Phòng là thành phố cảng, đô thị loại I cấp quốc gia; là trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch. Thành phố liên tục duy trì được tốc độ tăng

trưởng kinh tế cao với cơ cấu kinh tế công nghiệp – dịch vụ chiếm 90% trong GDP. Tuy nhiên, hiện nay Hải Phòng vẫn còn 55,27% dân số ở khu vực nông thôn, diện tích đất nông nghiệp hơn 55 nghìn ha. Do vậy, kinh tế nông thôn vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của Thành phố. Phải phát triển nông nghiệp, nông thôn Hải Phòng theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa như thế nào cho phù hợp, hiệu quả vẫn luôn là nỗi trăn trở của Thành phố.

Hiện nay, vấn đề phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn TP. Hải Phòng bước đầu đạt được những hiệu quả tích cực. Giai đoạn 2010 - 2014, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân đạt 4,2%/ năm. Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản, tỷ trọng thủy sản tăng từ 24,1% (năm 2010) lên 34,9% (năm 2014). Thành phố xây dựng được khu phát triển nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên với quy mô và công nghệ hiện đại nhất miền Bắc. Trong 5 năm qua, Thành phố triển khai hơn 200 nhiệm vụ khoa học công nghệ trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, tập trung vào việc lai tạo giống cây trồng, vật nuôi mới, xây dựng và ứng dụng các quy trình công nghệ mới... Nhiều mô hình hay, cách làm mới cho doanh nghiệp (DN) nông nghiệp, nông dân, ngư dân thực hiện, mang lại hiệu quả kinh tế cao như: 50 mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa và cây rau màu, năng suất cao hơn 8 - 15% so với sản xuất đại trà; 350 ha sản xuất hoa, cây cảnh thu nhập hơn 500 triệu đồng/ha; 766 ha chuyên canh rau thu nhập hơn 200 triệu đồng/ ha; 13.385 ha vùng sản xuất cây trồng tập trung, giá trị sản xuất đạt 150 - 200 triệu đồng/ha/năm... Tại một số vùng nông thôn có tốc độ đô thị hóa nhanh, nông dân sáng tạo hàng loạt mô hình nông nghiệp đô thị hiệu quả cao, đặc sắc. Đó là các làng vườn, nhà vườn kết hợp du lịch sinh thái ở Thủy Nguyên, An Dương; làng trang trại ở Kiến Thụy, An Lão; các mô hình nuôi cá cảnh, cá sấu, dế mèn, nhím ở Thủy Nguyên, Kiến Thụy, An Dương, An Lão và khu du lịch Cát Bà... (Hoàng Thị Ngọc Ánh, 2016).

Tuy nhiên, quá trình phát triển nông nghiệp của TP. Hải Phòng còn đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức. Quá trình đô thị hoá diễn ra quá nhanh, đã ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn. Hàng năm, trên địa bàn Thành phố có hơn 1.000 ha đất nông nghiệp dành cho các dự án và phát triển đô thị. Ngoài ảnh hưởng đến an ninh lương thực trong tương lai, nông dân mất đất canh

tác cùng với thiếu việc làm tại khu vực nông thôn, nông nghiệp làm gia tăng thêm thêm sự chênh lệch giàu nghèo giữa các nhóm xã hội... Trong bối cảnh đó, phát triển nền nông nghiệp đô thị - sinh thái bền vững, xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc thù của Hải Phòng là định hướng quan trọng.

Mục tiêu đến năm 2020, Thành phố phấn đấu tăng trưởng giá trị sản xuất nông - lâm – thủy sản đạt trên 6,0%/năm, giá trị sản xuất canh tác trên 100 triệu đồng /ha/năm; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức sản xuất phù hợp, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; môi trường sinh thái được bảo vệ. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng đang xây dựng đề án “Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Thành phố theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.... Đề án xác định rõ nội dung tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Thành phố thời gian tới; trong đó, xem xét nhiều vấn đề liên quan đến sản xuất nông nghiệp như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nguồn lực trong sản xuất, cơ sở hạ tầng nông thôn, hình thức tổ chức sản xuất, khoa học công nghệ, thị trường, lao động, việc làm trong nông nghiệp, nông thôn… Theo Đề án, Hải Phòng phấn đấu đến năm 2020, cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản là 58,18% - 0,25% - 41,57%... Định hướng đến năm 2030, Thành phố sẽ phát triển ngành nông nghiệp đô thị sinh thái hiện đại, sản xuất xanh, bảo vệ môi trường gắn với du lịch cộng đồng và thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng....

- Thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là một trong những địa phương có những mô hình nông nghiệp đô thị khá độc đáo. Mấy năm gần đây, nhất là khi Chỉ thị 12/2006/CT-UBND của UBND TP. Đà Nẵng về cấm nuôi gia súc, gia cầm ở khu vực nội thị có hiệu lực, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi diễn ra khá sôi động. Thành quả đáng kể nhất là nghề làm sinh vật cảnh, trồng rau mầm, nấm ăn phát triển nhanh, nông dân không chỉ tạo ra sản phẩm có giá trị mà còn có cơ hội làm giàu.

Cơ cấu nông nghiệp của Đà Nẵng đang tiến dần đến sự cân đối. Năm 2011, tỷ trọng trồng trọt, chăn nuôi là 52,7% - 46,9%. Các loại cây có giá trị kinh tế thấp đang giảm dần diện tích. Đà Nẵng hướng vào phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá

trị kinh tế cao để từng bước hình thành nền nông nghiệp đô thị sinh thái. Từ năm 2007 đến năm 2011, diện tích trồng hoa, cây cảnh tăng 45% đạt 102 ha. Diện tích trồng RAT tăng từ 1.575 ha lên 1.900 ha. Nuôi heo rừng lai tăng trên 50% đạt 1.370 con. Đàn nhím tăng 3.5 lần từ 36 con lên 127 con (Vũ Thị Mai Hương, 2014).

UBND TP. Đà Nẵng vừa phê duyệt 7 địa điểm quy hoạch sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố: Theo đó, các địa điểm được quy hoạch đều thuộc huyện Hòa Vang. Cụ thể, có 2 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trồng rau, hoa, cây dược liệu tại xã Hòa Ninh (40 ha) và tại xã Hòa Phú (50 ha); 2 vùng chăn nuôi khép kín áp dụng công nghệ cao tại xã Hòa Khương (30 ha) và thôn Lộc Mỹ, xã Hòa Bắc (230 ha); 2 vùng sản xuất rau an toàn tại xã Hòa Khương (20 ha) và xã Hòa Phong - Hòa Khương (20 ha); vùng nuôi trồng thủy sản nước lợ, tôm, cua tại xã Hòa Liên (50 ha).

- Thành phố Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh là nơi có tốc độ đô thị hoá nhanh nhất cả nước. Thời kì 1995 – 2010, diện tích đất nông nghiệp ở TP.HCM giảm khoảng 17.000 ha (bình quân giảm 1.307 ha/năm) do tác động của quá trình ĐTH. Tuy nhiên, giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản trên địa bàn thành phố vẫn tăng nhanh từ 2.584 tỉ đồng (năm 2000), lên 3.825 tỉ đồng (năm 2005) và đạt 11.113 tỉ đồng (năm 2011). Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản bình quân 7,4%/năm (giai đoạn 2000 – 2011).

Trong cơ cấu nông, lâm và thủy sản, ngành nông nghiệp luôn chiếm tỉ trọng lớn về giá trị sản xuất nông. Năm 2000, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm 83,2% toàn ngành (trong đó ngành trồng trọt chiếm 47,2%). Đến năm 2011, giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản vẫn tăng nhanh và cơ cấu nội bộ ngành có sự chuyển dịch. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 8.801.492 triệu đồng chiếm 79,2% tổng giá trị. Cùng với gia tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, doanh thu bình quân 1 hecta đất sản xuất cũng tăng nhanh từ 31 triệu đồng/ha (năm 2000) lên 170 triệu đồng/ha (năm 2011), tăng 5,5 lần so với năm 2000. Đặc biệt, một số mô hình sản xuất cho doanh thu trên 1 hecta rất cao như hoa lan, cây kiểng 700 – 1.000 triệu đồng/ha; rau an toàn trên 200 triệu đồng/ha; nuôi cá cảnh hơn 150 ngàn USD/ha; nuôi cá sấu trên

1 tỉ đồng/ha, v.v…cho thấy hiệu quả cao của sản xuất NNĐT (Trần Quốc Việt, 2013).

Nhằm phát triển nông nghiệp đô thị lên một tầm cao mới vào những năm 2020 và xa hơn; trong năm 2009 thành phố đã phê duyệt quy hoạch sản xuất nông nghiệp thành phố đến năm 2020, tầm nhìn 2025 và đang đẩy mạnh nghiên cứu, quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất cho từng loại cây con, vùng sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Hiện nay thành phố đã và đang xây dựng các trung tâm nông nghiệp công nghệ cao như: Khu Nông nghiệp Công nghệ cao (Củ Chi), Trung tâm Công nghệ Sinh học (Quận 12), Trung tâm thủy sản (Cần Giờ), trại thực nghiệm Bò sữa công nghệ cao - hợp tác Israel (Củ Chi),... nhằm tạo ra các giống cây trồng vật nuôi chất lượng cao, đặc sản, phân bón, kỹ thuật để cung cấp cho nhu cầu tại chỗ và thị trường bên ngoài trong tiến trình phát triển nông nghiệp đô thị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố cần thơ (Trang 53 - 57)