Một số hình thức tổ chức lãnh thổ của NNĐT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố cần thơ (Trang 45 - 50)

- Hộ gia đình (nông hộ)

Hộ gia đình là hình thức vốn có của sản xuất nhỏ. Các thành viên trong hộ gia đình có mối quan hệ gắn bó về huyết thống cũng như về kinh tế, cùng chung sống trong một mái nhà, cùng tiến hành sản xuất và có chung một nguồn thu nhập. Các đặc điểm cơ bản của hộ gia đình là: (Nguyễn Minh Tuệ, 2010)

Về vốn, đại bộ phận rất ít, quy mô thu nhập nhỏ, khả năng tích lũy thấp làm hạn chế khả năng đầu tư tái sản xuất. Vật tư được mua phục vụ cho sản xuất từ tiền bán hàng nông phẩm.

Về lao động, chủ yếu dựa vào lao động trong gia đình. Sức lao động của nông hộ không phải hàng hóa, mà là tự phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của gia đình.

Kỹ thuật canh tác và công cụ sản xuất ít biến đổi, mang nặng tính truyền thống. Quy mô sản xuất (đất đai, vốn, lao động) rất nhỏ bé.

- Trang trại

Trang trại có nguồn gốc từ hộ gia đình được phát triển dần dần trong quá trình chuyển dịch của nền kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc sang nền kinh tế hàng hóa. Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cao hơn hộ gia đình, là sự phát triển tất yếu của nền nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa (Nguyễn Minh Tuệ, 2010)

Trang trại là kết quả tất yếu của hộ gia đình gắn với sản xuất hàng hóa, là hình thức tiến bộ của sản xuất nông nghiệp. Hoạt động kinh tế của trang trại chịu sự chi phối của nền kinh tế thị trường và tuân theo quy luật cung cầu, chấp nhận cạnh tranh. Các đặc điểm nổi bật của trang trại bao gồm (Nguyễn Minh Tuệ, 2010):

Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất nông phẩm hàng hóa theo nhu cầu của thị trường.

Tư liệu sản xuất (đất đai) thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập.

Quy mô đất đai tương đối lớn

Cách thức tổ chức sản xuất tiến bộ, đẩy mạnh chuyên môn, tập trung vào những nông sản có lợi thế so sánh và khả năng sinh lợi cao hơn và vào việc thâm canh trên một đơn vị diện tích.

Các trang trại đều có thuê mướn lao động

Chủ trang trại là người có kiến thức, năng lực tổ chức quản lí, kinh nghiệmsản xuất nông nghiệp, đồng thời có hiểu biết nhất định về kinh doanh và thị trường.

Hiện nay, theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại đã xác định một số tiêu chí sau:

Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt: Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:

3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long; 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.

Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.

Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên;

Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.

- HTX nông nghiệp

Hợp tác xã nông nghiệp là một tổ chức kinh tế do nông dân tự nguyện lập ra với nguồn vốn hoạt động do chính họ góp cổ phần và huy động từ các nguồn khác, nhằm duy trì, phát triển kinh tế hộ gia đình và tăng nhanh tỷ suất hàng hóa, đạt hiệu quả kinh tế cao cho các chủ trang trại (Nguyễn Minh Tuệ, 2010).

Hợp tác xã nông nghiệp đòi hỏi tất yếu của nông dân vì trong cơ chế thị trường có nhiều thành phần, có cạnh tranh để tồn tại và phát triển, đòi hỏi các hộ gia đình, các chủ trang trại phải hợp tác với nhau trên các lĩnh vực cần thiết để đấu tranh bảo vệ lợi ích của chính mình. Kinh tế hộ và trang trại càng phát triển thì nhu cầu hợp tác càng cao.

Mục tiêu hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp không chỉ vì lợi nhuận cho các thành viên góp vốn vào hợp tác xã, mà là nhằm phục vụ tốt nhất các dịch vụ để mang lại thu nhập và lợi nhuận cao nhất cho các hộ, các chủ trang trại.

Có hai loại hình hợp tác xã nông nghiệp: hợp tác xã đơn ngành và tác xã đa ngành.

Hiện nay, theo thông tư số 09/2017/TT-BNNPTNT ngày 17/04/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông Hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đánh giá HTX theo 06 tiêu chí:

Tiêu chí 1: Doanh thu và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của HTX

Tiêu chí 3: Vốn hoạt động của HTX

Tiêu chí 4: Quy mô thành viên ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng Tiêu chí 5: HTX được khen thưởng trong năm

Tiêu chí 6: Mức độ hài lòng của thành viên đối với HTX.

- Vùng chuyên canh nông nghiệp

Vùng chuyên canh nông nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất tương đối phổ biếnở thế giới cũng như ở Việt Nam. Vùng chuyên canh nông nghiệp được định nghĩa là trên một lãnh thổ xác định có ranh giới ước lệ, các hoạt động nông nghiệp được tổ chức một cách hợp lí, có sự tập trung cao và có quy mô lớn hoặc tương đối lớn nhằm đem lại hiệu quả cao trên cơ sở có kết cấu hạ tầng tốt và gắn vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến có tính tới sức chứa của lãnh thổ (Ngô Doãn Vịnh, 2005)

Tùy từng vùng chuyên canh cụ thể mà sự phân bố cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện KT-XH, trình độ thâm canh, cơ sở vật chất kĩ thuật và hình thành các vùng chuyên môn hóa sản xuất hàng hóa với các sản phẩm chuyên môn hóa khác nhau.

- Khu nông nghiệp công nghệ cao

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là khu công nghệ cao tập trung thực hiện hoạt động ứng dụng thành tựu nghiên cứu và phát triển công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp (Quốc Hội, 2008).

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tập trung thực hiện hoạt động ứng dụng thành tựu nghiên cứu và phát triển công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ: chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao; phòng, trừ dịch bệnh; trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao; tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp; bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và phát triển dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông nghiệp.

Chức năng cơ bản của khu nông nghiệp công nghệ cao: Nghiên cứu ứng dụng; thử nghiệm; trình diễn công nghệ cao; đào tạo nguồn nhân lực; sản xuất sản phẩm

nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó 3 chức năng: sản xuất, thử nghiệm, trình diễn mang tính phổ biến, 2 chức năng còn lại tùy đặc điểm của từng khu.

Tiêu chí dự án NNCNC:

Đã được cấp thẩm quyền quyết định thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Đã được UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương quyết định công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận

Áp dụng các công nghệ được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, tạo sản phẩm có chất lượng tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường

- Vành đai nông nghiệp xung quanh thành phố

Vành đai nông nghiệp được hiểu là các khu vực sản xuất nông nghiệp nằm xung quanh các thành phố, đô thị lớn, hướng vào sản xuất thực phẩm cung cấp cho nhu cầucủa dân cư đô thị (Lê Mỹ Dung, 2017).

Một số đặc điểm của vành đai nông nghiệp

Vành đai nông nghiệp được hình thành xung quanh các thành phố đông dân và các trung tâm công nghiệp lớn thường gắn với thị trường tiêu thụ, hạn chế sự vận chuyển xa và không hợp lí, giảm bớt chi phí vận chuyển và cóhiệu quả cao.

Vành đai nông nghiệp pháttriển chuyên môn hóa nông nghiệp ở trình độ tương đối cao.

Vành đai nông nghiệp thường không ổn định do sức ép của quá trình ĐTH, phát triển và mở rộng các khu công nghiệp và đô thị.

Yếu tố quyết định đến sự phát triển vành đai là nhu cầu của thị trường tiêu thụ cũng như thị hiếu của dân cư đô thị

1.2. Kinh nghiệm và thực tiễn phát triển nông nghiệp đô thị trên thế giới và ở các đô thị trực thuộc trung ương của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố cần thơ (Trang 45 - 50)