Ngành trồng trọt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố cần thơ (Trang 102 - 115)

a. Khái quát chung

TP. Cần Thơ có nhiều điều kiện để phát triển ngành trồng trọt, lĩnh vực trồng trọt luôn giữ vị trí hàng đầu về giá trị sản xuất trong nông nghiệp, đạt khoảng 9.587 tỷ đồng năm 2017, chiếm 82,82% cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Cây hàng năm của Thành phố là cây trồng chính vì thế luôn chiếm tỷ trọng áp đảo (tỷ trọng về giá trị sản xuất luôn chiếm trên 90%, quy mô giá trị sản xuất năm 2017 là 8.653 tỷ so với 933 tỷ của cây lâu năm - Bảng 3.5).

Cây lương thực có hạt là cây có quy mô và giá trị sản xuất cao nhất trong nhóm cây hàng năm với quy mô là 7.551 tỷ đồng năm 2017 và tỷ trọng chiếm khoảng 87%. Trong cây lâu năm, cây ăn quả là cây trồng chính, chiếm gần 95% cây lâu năm và đạt 883 tỷ đồng so với 50 tỷ của cây công nghiệp.

Về tăng trưởng, giá trị sản xuất ngành trồng trọt có xu hướng tăng khá ổn định trong suốt thời kì. Năm 2017 tăng gần 2,5 lần so với năm 2007 (tăng từ 3.960 tỷ đồng lên 9.587 tỷ đồng). Đáng chú ý trong nhóm cây hàng năm là nhóm cây rau, đậu, hoa và cây cảnh tăng nhanh nhất (năm 2017 tăng 5,5 lần so với năm 2007, trong lúc các loại cây khác chỉ tăng xấp xỉ 2,5 lần). Cây ăn quả tăng khá nhanh và đều qua các năm.

Từ những thay đổi nói trên cho thấy, trong trồng trọt, ngành sản xuất lương thực vẫn là ngành then chốt ở TP. Cần Thơ. Nhóm cây trồng có giá trị thứ 2 đó là cây rau, đậu, hoa và cây cảnh, cây ăn quả là loại cây có quy mô giá trị thứ 3. Qua đó phản ánh được thế mạnh và hướng đi về sản xuất các loại cây phù hợp với khả năng và nhu cầu của đô thị: Cây rau, đậu, cây cảnh và cây ăn quả gắn với các thương hiệu như dâu hạ châu, cam xoàn, xoài cát hòa lộc, bưởi năm roi… và gắn với phát triển ngành du lịch sinh thái trong tương lai và nhu cầu của đời sống dân cư đô thị. Nhóm

cây trồng khác giá trị còn thấp, quy mô nhỏ và đang có xu hướng thu hẹp. Đây là hướng chuyển dịch tích cực trong quá trình phát triển NNĐT phù hợp với nền sản xuất hàng hóa và đáp ứng nhu cầu thị trường đô thị.

Bảng 3.5. Giá trị và cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt của TP. Cần Thơ giai đoạn 2007 – 2017 (giá hiện hành)

Chỉ tiêu 2007 2009 2011 2013 2015 2017

A.Giá trị sản xuất (tỷ đồng) 3.960 5.984 8.539 8.561 9.268 9.587

I. Cây hàng năm 3.628 5.479 8.087 7.747 8.331 8.653

-Lương thực có hạt 3.326 5.098 7.628 7.082 7.434 7.551

-Rau, đậu, hoa và cây cảnh 186 265 292 505 584 939

-Cây công nghiệp hàng năm 62 93 131 125 274 262

II. Cây lâu năm 331 504 452 814 937 933

-Cây ăn quả 319 477 426 774 894 883

-Cây công nghiệp lâu năm 12 27 25 40 43 50

B. Cơ cấu giá trị sản xuất (%) 100 100 100 100 100 100

I. Cây hàng năm 91,62 91,56 94,71 90,49 92,04 90,25

-Lương thực có hạt 84 85,21 89,33 82,72 83,23 87,26

-Rau, đậu, hoa và cây cảnh 4,72 4,44 3,42 5,90 6,08 10,85

-Cây công nghiệp hàng năm 1,57 1,56 1,54 1,47 2,38 3,03

II.Cây lâu năm 8,38 8,44 5,29 9,51 7,96 9,73

-Cây ăn quả 8,07 7,98 4,99 9,05 7,55 9,21

-Cây công nghiệp lâu năm 0,31 0,45 0,30 0,47 0,41 0,52

Nguồn: Tổng hợp từ Cục thống kê TP. Cần Thơ 2008, 2011, 2014, 2018

b. Một số cây trồng chính - Cây lương thực có hạt

Cây lương thực có hạt luôn chiếm vị trí quan trọng trong ngành trồng trọt cả về quy mô, diện tích và giá trị kinh tế. Nhóm cây trồng này chiếm khoảng 62% tổng diện tích và khoảng trên 82% giá trị sản xuất của ngành trồng trọt. Tuy nhiên, nhóm cây này có tốc độ tăng trưởng chậm nhất (năm 2017 chỉ tăng khoảng 2,3 lần so với năm 2007, tăng thấp nhất trong các loại cây).

Cây lương thực có hạt của TP. Cần Thơ chủ yếu là lúa và ngô. Trong đó, lúa vẫn là cây lương thực quan trọng nhất. Lúa luôn chiếm ưu thế về diện tích và sản lượng trong cơ cấu cây lương thực có hạt. Năm 2017, lúa chiếm 99,5% diện tích và 99,6% sản lượng lương thực có hạt của Thành phố.

+ Cây lúa

Về diện tích: Thời kỳ 2007-2017 diện tích gieo trồng lúa cả năm tăng, tăng từ 207,8 nghìn ha năm 2007 lên 240,1 nghìn ha năm 2017 (tăng gần 1,2 lần). Trong đó, diện tích gieo trồng lúa đông xuân giảm, giảm từ 92,0 nghìn tấn năm 2007 xuống 85,4 nghìn tấn năm 2017 (xấp xỉ 1,1 lần); Diện tích gieo trồng lúa hè thu giảm, giảm từ 85,3 nghìn tấn năm 2007 xuống 81,0 nghìn tấn năm 2017 (xấp xỉ 1,2 lần); Diện tích gieo trồng lúa mùa tăng, tăng từ 30,4 nghìn tấn 2007 lên 73,6 nghìn tấn năm 2017 (tăng 2,4 lần). Diện tích gieo trồng lúa tăng so năm 2007 là tăng chủ yếu ở vụ lúa mùa, do người dân chuyển đổi cây trồng từ cây mè sang trồng lúa.

Về năng suất và sản lượng: Năng suất lúa nhìn chung ít có biến động và so với các nơi khác là không cao, năm 2017 ước đạt 57,77 tạ/ha; Sản lượng lúa đạt 1.387.150 tấn, so với năm 2007 tăng 255.588 tấn, số lượng tăng thêm là nhờ tăng diện tích gieo trồng; Trong đó năng suất lúa đông xuân đạt 65,15 tạ/ha so vụ lúa đông xuân 2007 giảm 2,88 tạ/ha, sản lượng đạt 556.680 tấn so với vụ lúa đông xuân 2007 giảm 69.58 tấn; Năng suất lúa hè thu đạt 57,09 tạ/ha so với vụ lúa hè thu 2007 tăng 11.01 tạ/ha, sản lượng 462.760 tấn so với vụ lúa hè thu 2007 tăng 69.401 tấn; Năng suất gieo trồng vụ mùa là 49,95 tạ/ha, tăng so với vụ lúa mùa năm 2007 bằng 13.18 tạ/ha, sản lượng đạt 367.710 tấn, tăng so với vụ lúa mùa bằng 255.767 tấn. Năng suất và sản lượng của lúa đông xuân giảm, lúa hè thu và lúa mùa tăng chứng tỏ đang có sự chuyển dịch về mùa vụ nhằm phù hợp với tình trạng biến đổi khí hậu liên quan đến xâm nhập mặn và nước biển dâng.

Ngoài ra là do nguyên nhân vụ lúa đông xuân là vụ chính của địa phương, gặp thời tiết biến đổi bất thường, ngay giữa mùa khô có những trận mưa và dông mạnh trái mùa vẫn liên tiếp diễn ra ở thời điểm lúa đang trổ, chín và thu hoạch làm cho nhiều diện tích lúa bị đổ ngã, tỷ lệ thất thoát trong thu hoạch và tỷ lệ hạt lép tăng. Cũng do thời tiết không thuận lợi đã làm rầy nâu phát triển và nở ngay trong dịp tết

và một số bệnh dịch hại khác như bệnh đạo ôn lá, cháy lá, lem lép hạt. Đặc biệt là bệnh muỗi hành xảy ra trong thời điểm này. Mặc dù năng suất vụ lúa hè thu và mùa có tăng, nhưng không bù đắp được vì năng suất lúa đông xuân giảm sâu (Bảng 3.6).

Bảng 3.6. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của TP. Cần Thơ giai đoạn 2007-2017 Loại cây 2007 2009 2011 2013 2015 2017 1 - Diện tích (ha) - Đông xuân - Hè thu - Mùa 207.876 92.095 85.373 30.444 208.790 90.110 86.183 32.497 224.636 88.672 81.564 54.400 236.539 87.985 81.572 66.982 237.950 87.285 78.641 72.024 240.126 85.449 81.059 73.618 2 - Năng suất (tạ/ha) - Đông xuân - Hè thu - Mùa 54,43 68,03 46,08 36,77 54,51 67,30 47,46 37,73 57,41 71,62 52,01 42,35 57,93 72,43 52,69 45,28 59,18 73,92 54,42 46,50 57,77 65,15 57,09 49,95 3 – Sản lượng (tấn) - Đông xuân - Hè thu - Mùa 1.131.562 626.260 393.359 111.943 1.138.058 606.400 409.060 122.598 1.289.713 635.065 424.239 230.409 1.370.354 637.248 429.822 303.284 1.408.110 645.251 427.948 334.911 1.387.150 556.680 462.760 367.710 Nguồn: Tổng hợp từ Cục thống kê TP. Cần Thơ 2008, 2011, 2014, 2018

Về cơ cấu giống lúa: Bộ giống lúa sử dụng trong nông nghiệp rất phong phú. Trong các vụ lúa chính, vụ lúa đông xuân có năng suất cao ổn định, chất lượng lúa tốt, giá thành thấp, lợi nhuận cao; vụ lúa hè thu năng suất khá nhưng thu hoạch vào mùa mưa nên chất lượng lúa thường kém hơn, khó bảo quản tuy sản lượng khá lớn; Vụ lúa mùa do xuống giống khá muộn, trổ trong thời kì mưa dầm, dễ bị lũ chụp, năng suất bấp bênh. Từ năm 2007 đến nay, Thành phố đã tập trung nhiều hơn cho sản xuất lúa hàng hóa, mạng lưới khuyến nông được mở rộng, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp được phổ biến rộng khắp, nhờ đó năng suất và sản lượng lúa tăng đều ổn định hơn những năm trước, phẩm chất gạo được cải thiện dần.

Các giống lúa được gieo trồng chủ yếu bao gồm: Jasmine 85, OM 4218, OM 5451,… Các giống lúa đặc sản chất lượng cao được sử dụng với tỷ lệ ngày càng tăng theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tỷ lệ giống lúa đặc sản, chất lượng cao tăng dần qua các năm và đến nay đạt khoảng 80% diện tích gieo trồng.

Lĩnh vực sản xuất giống lúa: Ngành nông nghiệp chú trọng đẩy mạnh phát triển hệ thống sản xuất giống lúa 3 cấp. Đến nay, trên địa bàn thành phố hiện có 60 cơ sở được cấp mã số sản xuất kinh doanh lúa giống cả năm ước đạt 5.205 ha, với sản lượng khoảng 30.835 tấn.

Ngành Nông nghiệp thành phố đang tiếp tục thực hiện Quyết định số 68/2013/TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch, hoạt động cơ giới hóa trong sản xuất được đẩy mạnh. Hiện nay, tổng số máy gặt đập liên hợp toàn thành phố hiện có khoảng 789 máy, có khả năng đảm bảo cắt gặt trên 90% diện tích gieo trồng; hệ thống lò sấy lúa có khoảng 1.300 lò, đáp ứng sấy trên 70% sản lượng lúa hè thu và mùa trên địa bàn. Việc cơ giới hóa trong các khâu: làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch... đã góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất, tăng năng suất lao động, khắc phục tình trạng thiếu lao động nông nghiệp lúc thời vụ, đồng thời giảm tổn thất trong và sau thu hoạch.

Xu hướng sản xuất lúa cũng theo quy mô lớn, chuỗi giá trị tiếp tục được nông dân nhân rộng, sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn tiếp tục phát triển. Việc xây dựng các giống lúa đặc sản chất lượng cao bằng các giống lúa thơm tăng lên; ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất và công nghệ sau thu hoạch được đẩy mạnh. Các yếu tố trên đã cùng với giá cả nông sản trong năm 2017 ở mức cao đã giúp cho nông dân trồng lúa của Cần Thơ đạt lợi nhuận trên 30%.

Thực hiện Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 30/09/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc triển khai “Cánh đồng mẫu lớn”. Việc triển khai mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại thành phố Cần Thơ, từ vụ hè thu 2011 đến nay bước đầu đạt được những thành tựu đáng kể: từ 400 ha vụ hè thu 2011 ban đầu tại Ấp Thầy Ký, thị trấn Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ đã nhanh chóng mở rộng diện tích thêm 9 cánh đồng tại các huyện Vĩnh Thạnh, Thới Lai, Cờ Đỏ và quận Thốt

Nốt với tổng diện tích thực hiện 1.832 ha trong vụ đông xuân 2011 - 2012; đến vụ hè thu 2012 thực hiện 15 cánh đồng, với tổng diện tích thực hiện 4.602 ha và vụ thu đông 2012 thực hiện được 09 mô hình cánh đồng lớn với tổng diện tích 2.456 ha, phân bố tại huyện Thới Lai và quận Thốt Nốt. Trong đó, có 63 ha sản xuất theo quy trình VietGAP; 50 ha sản xuất theo quy trình GlobalGAP tại huyện Vĩnh Thạnh. Năm 2017, thực hiện chủ trương nhân rộng mô hình cánh đồng lớn, trên địa bàn TP. Cần Thơ đạt khoảng 56.631 ha diện tích gieo trồng, tăng 14,2% so năm 2011; Sản xuất cánh đồng lớn đã tăng cường thực hiện liên kết và đảm bảo sản xuất bền vững, giúp nâng cao lợi nhuận cho nông dân từ 2 triệu đồng/ha đến 4,5 triệu đồng/ha.

Lúa được trồng ở tất cả 9 quận, huyện của TP. Cần Thơ. Tuy nhiên, lúa được trồng nhiều nhất ở các huyện ngoại thành như huyện Cờ Đỏ (70.487 ha, chiếm 29,4%), huyện Vĩnh Thạnh (69.150 ha, chiếm 28,8%), huyện Thới Lai (56.581 ha, chiếm 23,6%), quận Ô Môn (17.120 ha, chiếm 7,1%), quận Thốt Nốt (15.427 ha, chiếm 6,4%)...

Năm 2017, TP. Cần Thơ đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu “Gạo Cần Thơ”. Đây là cơ hội giúp nông dân và DN gắn kết xây dựng thương hiệu địa phương, góp phần xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.

+ Cây ngô

Diện tích trồng ngô năm 2017 là 1.052 ha, tăng không đáng kể (1,2 lần) so với năm 2007 nhưng trong cả giai đoạn có biến động khá thất thường (từ năm 2007-2013 tăng, sau đó giảm – Bảng 3.7), năng xuất và sản lượng tăng nhẹ và đạt 53,65 tạ/ha năm 2017, sản lượng đạt 5.639 tấn (2017) tăng 1,3 lần so với năm 2007. Ngô chủ yếu cung cấp nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc. Ngô được trồng ở nhiều ở huyện: Phong Điền (390 ha), Thới Lai (260 ha), Cờ Đỏ (164 ha).

Bảng 3.7. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của TP. Cần Thơ giai đoạn 2007 – 2017

Cây ngô 2007 2009 2011 2013 2015 2017

Diện tích (ha) 908 1.054 1.079 1.189 1.055 1.052 Năng xuất (tạ/ha) 48,66 48,68 50,90 52,18 52,59 53,65 Sản lượng (tấn) 4.481 5.131 5.492 5.003 5.548 5.639

Nguồn: Tổng hợp từ Cục thống kê TP. Cần Thơ 2008, 2011, 2014, 2018 - Cây rau, đậu và cây cảnh

Là nhóm cây có quy mô và tỷ trọng cao trong ngành trồng trọt sau cây lương thực có hạt. Dù quy mô và tỷ trọng chưa cao nhưng lại có xu hướng tăng nhanh và đều nhất. Giá trị sản xuất năm 2007 chỉ ở mức 186 tỷ đồng, nhưng đến năm 2017 tăng lên 939 tỷ đồng (năm 2017 tăng 5,5 lần so với năm 2007). Và năm 2007 chỉ chiếm 4,72% nhưng đến năm 2017 tỷ trọng tăng lên 10,85% trong cây hàng năm.

+ Về rau, đậu các loại: Trong những năm gần đây diện tích trồng rau màu từng bước phát triển theo vùng tập trung chuyên canh, luân canh phù hợp với từng địa bàn. Số liệu bảng 3.8 cho thấy, thời kỳ 2007 – 2017, diện tích, năng xuất và sản lượng rau, đậu của TP. Cần Thơ đều tăng. Trong đó, tổng diện tích canh tác rau, đậu các loại năm 2017 là 11.053 ha tăng 1.651 ha so với năm 2007; năng suất bình quân năm 2017 là 115,84 tạ/ha; tổng sản lượng rau, đậu các loại năm 2017 là 128.037 tấn tăng 19.91 tấn so với năm 2007. Trong đó, Thành phố đã xây dựng và mở rộng vùng rau an toàn là 18 vùng sản xuất rau với 229 ha có chứng nhận sản xuất an toàn, sản lượng thu hoạch hàng năm là 28.390 tấn.

Bảng 3.8. Diện tích, năng suất và sản lượng rau, đậu của TP. Cần Thơ giai đoạn 2007 - 2017

Rau, đậu các loại 2007 2009 2011 2013 2015 2017

Diện tích (ha) 9.402 7.561 7.644 8.411 8.659 11.053 Năng xuất (tạ/ha) 114,94 114,47 115,42 110,66 113,45 115,84 Sản lượng (tấn) 108.127 86.249 88.225 93.076 98.237 128.037

Trong thời gian qua Cần Thơ đã đầu tư từ các nguồn kinh phí của địa phương thực hiện dự án sản xuất rau an toàn của Thành phố, chương trình hỗ trợ giống cây con, nguồn kinh phí từ chương trình khuyến nông Quốc gia hàng năm. Đã giúp nông dân áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến, tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, nâng cao năng suất. Góp phần giúp nông dân từng bước tiếp nhận và áp dụng các quy trình sản xuất an toàn VietGAP; tổ chức liên kết sản xuất tạo các vùng chuyên canh tạo sản phẩm hàng hóa có tính cạnh tranh đáp ứng nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thị trường.

Đặc biệt, vừa qua Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Cần Thơ đang thực hiện các mô hình sản xuất rau an toàn như: ứng dụng các chất có nguồn gốc vi sinh quản lý dịch hại trên rau, áp dụng quy trình sản xuất RAT theo VietGAP trên các vùng quy hoạch sản xuất RAT và các vùng chuyên canh rau của thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố cần thơ (Trang 102 - 115)