Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên ở các trường tiểu học tại huyện châu thành, tỉnh sóc trăng​ (Trang 28 - 30)

1.2.1.1. Quản lý

Theo từ điển Tiếng Việt, quản lý là tổ chức, điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định (Lê Dân, Thái Xuân Đệ, 2014).

Theo từ điển Giáo dục học, quản lý là hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” (Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo, 2002).

Quản lý là tổ chức, điều khiển hoạt động một đơn vị, cơ quan để các bộ phận làm việc cùng nhau nhằm đạt mục tiêu chung. Các đối tượng của quản lý gồm: nhân lực, vật lực, tài lực và nguồn lực thông tin. Các chức năng của quản lý gồm: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra - đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

Quản lý chính là sự tác động liên tục, có định hướng, có tổ chức, có ý thức hướng mục đích của chủ thể vào đối tượng nhằm đạt được hiệu quả tối ưu so với yêu cầu đặt ra” (Vũ Hào Quang, 2011).

Những quan điểm đều mang những dấu hiệu chung:

- Hoạt động quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội. - Hoạt động quản lý là những hoạt động có tính hướng đích.

- Hoạt động quản lý là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.

Quản lý là một hoạt động khó khăn, phức tạp nhưng có ý nghĩa rất quan trọng của xã hội loài người. Nhờ có quản lý mà có thể tạo ra sự thống nhất ý chí trong tổ chức (các thành viên của tổ chức, giữa những người bị quản lý với nhau và giữa những người bị quản lý với người quản lý). Từ đó mới có thể đạt được mục tiêu đề ra với hiệu quả cao nhất (Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, 2017).

Từ những phân tích trên, tác giả xin khái quát lại như sau: Quản lý là sự tác động có mục đích, có tổ chức của chủ thể lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.

1.2.1.2. Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên

Quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GV là việc chủ thể quản lý thực hiện các chức năng quản lý như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng NLSP để công tác này đạt mục tiêu và hiệu quả.

Quản lý luôn là một quá trình tác động chủ đích, có mục tiêu xác định. Quá trình quản lý tập trung vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động tại nhà trường mà trọng tâm

là hai hoạt động chính: hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục. [5] Để công tác bồi dưỡng NLSP cho GV có hiệu quả, chủ thể quản lý cần đánh giá đúng thực trạng năng lực đội ngũ GV trong đơn vị để làm cơ sở xây dựng kế hoạch bồi dưỡng.

Từ những phân tích trên, tác giả xin khái quát lại như sau: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên là quá trình tác động có chủ đích, có kế hoạch của Ban giám hiệu nhà trường đến tất cả các khâu của hoạt động bồi dưỡng NLSP giáo viên, đảm bảo hoạt động này diễn ra đúng tiến trình, đúng mục tiêu và mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên ở các trường tiểu học tại huyện châu thành, tỉnh sóc trăng​ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)