Hình thức và phương pháp bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên ở các trường tiểu học tại huyện châu thành, tỉnh sóc trăng​ (Trang 35 - 37)

viên tiểu học

1.3.4.1. Về hình thức bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên tiểu học

* Bồi dưỡng tập trung theo hình thức liên kết: Tổ chức bồi dưỡng theo kế hoạch từng đợt do các cấp quản lý triệu tập GV tham gia lớp học, khoá tập huấn, bồi dưỡng theo kế hoạch định kì hoặc đột xuất tại một cơ sở bồi dưỡng trong huyện, tỉnh hay tại các trường sư phạm,.. ((Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017).

* Bồi dưỡng thường xuyên: Đây là hình thức bồi dưỡng nhằm tạo điều kiện cho GV học tập thường xuyên, liên tục trong suốt năm học. Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện, hướng dẫn GV tải các tài liệu học tập, GV tự nghiên cứu học tập sau đó nộp kết quả đã học để nhà quản lý nhận xét (Hồ Văn Liên, 2006).

* Bồi dưỡng từ xa, bồi dưỡng trực tuyến: Ứng dụng phương tiện công nghệ thông tin hoặc tài liệu học tập để hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GV.

* Bồi dưỡng bằng hình thức tự học của GV: Hoạt động bồi dưỡng GV chỉ có thể đạt hiệu quả tốt nhất khi mỗi người GV có ý thức tự giác học tập, rèn luyện, phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp theo phương châm “học tập thường xuyên, học tập suốt đời” (Viện nghiên cứu Giáo dục, 2013).

Đối với nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học và năng lực giáo dục, có các hình thức bồi dưỡng cụ thể như sau:

Bảng 1.1. Các hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học và năng lực giáo dục

TT NĂNG LỰC DẠY HỌC VÀ NĂNG LỰC GIÁO DỤC HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG 1 Năng lực thiết kế hoạt động

- Xem và nhận xét giáo án dạy học theo tuần, tháng, giáo án dự giờ, thao giảng, thanh tra hoạt động sư phạm, giáo án trong các hội thi,...

dục HS trong sổ chủ nhiệm.

- Tập huấn hướng dẫn soạn giáo án dạy học/ giáo dục. - Trao đổi qua Sinh hoạt chuyên môn, họp tổ chuyên môn, trò chuyện cùng GV,..

2

Bồi dưỡng năng lực tiến hành hoạt động dạy học/ giáo dục

- Dự giờ, thao giảng tại lớp, hội thi; Thanh tra hoạt động sư phạm GV.

-Tổ chức sinh hoạt Sư phạm chuyên đề, qua đó quan sát cách tổ chức lớp học của GV.

- Tập huấn hướng dẫn đổi mới phương pháp, hình thức dạy học/ giáo dục; đổi mới kiểm tra, đánh giá HS; dạy thử nghiệm trong buổi tập huấn.

- Trao đổi qua Sinh hoạt chuyên môn, họp tổ chuyên môn, trò chuyện cùng GV,..

3 Kiểm tra- đánh giá hoạt động

- Tập huấn để GV cập nhật được cách thực hiện các văn bản đánh giá HS mới (Trần Thị Hương, 2017).

- Tập huấn ra đề kiểm tra theo 4 mức

- Kiểm tra cách nhận xét, đánh giá HS trong giờ dạy - Kiểm tra hồ sơ, sổ sách

- Trao đổi qua sinh hoạt chuyên môn, họp tổ chuyên môn, trò chuyện cùng GV,..

1.3.4.2. Về phương pháp bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên tiểu học

Áp dụng quan điểm “lấy người học làm trung tâm” trong quá trình bồi dưỡng, tạo điều kiện cho người học phát huy năng lực bản thân. Thầy không chỉ dạy học, mà còn phải từng bước dạy cho người học biết tự học, tự đọc sách, tìm tòi, tra cứu, phát hiện ra điều mới, và ở bậc đại học hay nghiên cứu thì tập dượt sáng tạo ra tri thức mới, nghĩa là phát huy tích cực nội lực của mình để thông qua tri thức mà phát triển trí tuệ, phát triển tư duy, rèn luyện nhân cách, chứ không phải chỉ tiếp thu tri thức một cách thụ động, dù là tri thức tiên tiến (http://vietsciences.free.fr, 2005).

Khi thực hiện bồi dưỡng cần đa dạng các phương pháp, kết hợp giữa phương pháp truyền thống và hiện đại, trong đó phương pháp tổ chức các hoạt động cho người học thực hành là quan trọng nhất. Từ việc người học thụ động chấp nhận kiến thức từ người dạy chuyển sang người học tự tìm hiểu kiến thức, phân tích, khám phá với sự trợ giúp của người dạy.

Phương pháp bồi dưỡng phải linh hoạt, phù hợp, khuyến khích và tạo điều kiện phát huy phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Tạo điều kiện cho người học học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

Vận dụng những ưu điểm của phương pháp tích cực hoá học tập trong giảng dạy vào hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GV như: dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của người học, dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác, kết hợp đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học (Trần Thị Hương, 2012).

Khai thác tiến bộ khoa học công nghệ, sử dụng hiệu quả phương tiện thông tin trong bồi dưỡng (http://hcmup.edu.vn/tt, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên ở các trường tiểu học tại huyện châu thành, tỉnh sóc trăng​ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)